Đề tài tình yêu - sự thể hiện bản năng giới

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong văn xuôi võ thị xuân hà (Trang 49 - 63)

Kể từ khi có sự lên ngôi và tỏa sáng của những người phụ nữ cầm bút,

“bản sắc nữ” và sự thức tỉnh đời sống riêng tư của nữ giới trong tình yêu và

tính dục là tâm điểm được các nhà văn nữ mạnh dạn phô bày. Nếu như nói

chiến tranh không mang khuôn mặt của đàn bà” thì chốn của họ là nơi im tiếng súng, là chốn neo giữ những bí ẩn của cảm xúc thể xác và tâm hồn.

Trong đó, tình yêu và tính dục là cảm xúc tình cảm bản năng nhất, mãnh liệt nhất của con người. Các cây bút nữ thường phát huy lợi thế trong việc diễn tả hiện thực tâm trạng, đời sống nội tâm của các nhân vật nữ. Với ý thức rõ rệt về sự chuyển đổi cách tiếp cận đời sống, theo đó, tình yêu và tính dục trở thành đề tài xuất hiện nhiều trong văn xuôi, Võ Thị Xuân Hà đã dành nhiều sự quan tâm khai thác đề tài này và khai thác hết sức đa dạng, nhiều chiều.

Bằng sự trải nghiệm của cá nhân và trái tim đồng cảm, mỗi trang viết của nhà văn thể hiện phong phú, sâu sắc những cung bậc tình yêu và đời sống tính dục của người phụ nữ.

Viết về tình yêu, Võ Thị Xuân Hà đã khám phá toàn diện về mọi sắc thái, mọi cung bậc cảm xúc với ý nghĩa đầy đủ của hai chữ tình yêu và niềm kiêu hãnh nữ tính. Trong văn xuôi Võ Thị Xuân Hà, tình yêu không chỉ là những phút giây hạnh phúc, cũng không chỉ có những khổ đau. Nhà văn đã xây dựng nhân vật ở chiều sâu tâm lý, nhằm thể hiện tất cả những tầng bậc xúc cảm tình yêu trong thời đại mới. Vì thế, tình yêu được khám phá ở mọi trạng thái tình cảm của mỗi người một cách chân thật và kì diệu nhất. Ở tiểu thuyết Tường thành, tình yêu được tôn vinh và phát ra ánh sáng cứu rỗi, hóa giải diệu kỳ đối với con người. Nhà văn đã gởi một thông điệp về tình yêu thương và sức mạnh vô biên của nó. “Tình yêu thương rồi sẽ lên ngôi. Tình yêu thương sẽ dựng bức tường thành che chở cho con người khỏi sự tang thương bệnh hoạn nghèo đói bội bạc hèn đớn” [11, tr.362]. Muôn mặt của tình yêu đều được Võ Thị Xuân Hà thể hiện trong cuốn tiểu thuyết đậm chất phóng sự này. Hướng tới tình yêu lý tưởng, Võ Thị Xuân Hà tô đẹp mối tình của nữ phóng viên, nhà báo Cầm Kỳ. Ngay từ giây phút đầu tiên, Cầm Kỳ đã trở thành người tình mong đợi của

Thế Dương. Sự rung động tinh tế và đầy mơ mộng của Cầm Kỳ và Thế Dương khiến người đọc tin tưởng tình yêu luôn hiện hữu giữa cuộc đời. “Kỳ biết không, tôi cảm thấy Kỳ là của tôi từ khi tôi nhấc bàn chân Kỳ đặt gọn một bên ghế. Lúc đó, tôi chỉ sợ Kỳ tỉnh giấc là giấc mơ của tôi sẽ tan biến...Kỳ lật hộp bút lên xem dưới đáy của nó, sẽ thấy hàng chữ tôi khắc tặng từ khi mới đến tòa soạn. Hôm tôi gặp Kỳ ở báo, tim tôi đập như có ai gõ rất mạnh. Tôi phải lao ra nhà xe để phóng vụt đi. Tôi cứ tự bảo đấy là lần gặp tình cờ thứ hai, rồi cô ấy sẽ tan biến” [11, tr. 145]. Tiếng sét ái tình làm Thế Dương yêu Cầm Kỳ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cầm Kỳ cũng đáp lại tình yêu ấy mãnh liệt không kém. Từ cái run lên đến sự cảm nhận sức mạnh của tình yêu qua hai cánh tay như hai cái gọng kìm xiết chặt trái tim trong im lặng, từ cái gục đầu vào vai người con trai đến sự tin cậy hiện hình nơi trí nghĩ, từ cái nắm tay run rẩy đến sức mạnh bùng lên mãnh liệt để ôm chặt vào lòng và ... nụ hôn. Tình yêu cứ thế lung linh, tỏa sáng dưới ngòi bút thăng hoa của nữ nhà văn. Có sự tình cờ với những rung động như sét đánh, có sự cảm nhận nhẹ nhàng từng thay đổi, từng khát khao để yêu và được yêu...Tất cả tạo sinh một tình yêu đúng nghĩa con tim, một tình yêu mà con người hằng mơ ước. Nhưng tình yêu ấy phải trải qua những thử thách của cuộc đời mà đôi khi cuộc hành trình gìn giữ và vun đắp tình yêu lại là những tổn thương không thể tránh khỏi. Mối tình ấy tan vỡ bởi Cầm Kỳ không tìm được sự tuyệt đối của thủy chung trong tình yêu. “Cơn đau che chắn trái tim nhà báo của cô”. “Dương ơi! Trái tim tôi tan vỡ vì bị xúc phạm” [11, tr.275]. Tình yêu đã từng làm cho họ “tràn trề hạnh phúc, niềm hạnh phúc toát ra khiến không gian xung quanh sáng bừng...hai ngôi sao đang sóng đôi trôi trong thiên hà” [11, tr.296]. Tình yêu giờ chỉ còn là sự mặc cảm và sám hối của Dương, là uất ức và cả những tha thứ, chờ đợi trong lòng Cầm Kỳ. Điểm chung của các nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Xuân Hà là luôn khẳng định mình. Họ có thể là những người phụ nữ nhu mì, hoặc là những người phụ

nữ mạnh mẽ quyết đoán, nhưng họ đều gặp nhau ở một điểm là ý thức về giá trị của giới mình trong tương quan với nam giới. Họ sẵn sàng hy sinh vì tình yêu, nhưng nếu đó là một tình yêu không xứng đáng thì họ chấp nhận ra đi. Cầm Kỳ đã ra đi khi cô phát hiện ra sự thật về Dương, rằng Dương đã không chiến thắng được chính mình, đã sa ngã và dối trá. Một lần nữa, nhà văn trăn trở, day dứt: “Hình như tình yêu không còn mấy chỗ trong cái thế giới hỗn tạp biến đổi đến chóng mặt này. Hình như ngày nay đã gọi là tình yêu thì phải đi kèm hai chữ thua thiệt...” [46]. Nhìn sâu vào những khuất lấp của cuộc sống hiện đại, Võ Thị Xuân Hà chú ý mô tả những sự hiện hữu quý giá có ý nghĩa cứu rỗi tâm hồn con người. Nhân vật Phương Nam, người con gái trí mỹ mang chấn thương tâm hồn nặng nề từ khi bắt đầu tuổi trẻ, cô bị lũ dã thú cướp đoạt sự trinh nguyên và đã lao theo lối sống đầy tham vọng với ước muốn trả thù. Nhưng cô tìm thấy ở Họa, một người tù, niềm tin và dành cho anh tình cảm chân thành của một trái tim từng bị chà đạp và chỉ còn sự căm hận.

Đến với Thiếu phụ và bức thư, Võ Thị Xuân Hà đã nhẹ nhàng đưa đến cho người đọc những cảm nhận về tình yêu và sức ảnh hưởng của nó tới hôn nhân và gia đình. Câu chuyện thật sâu sắc và thấm thía khi mỗi ngày chúng ta dường như thờ ơ với việc nuôi dưỡng và vun đắp tình yêu trong bộn bề cuộc sống gia đình. “Nhưng hết năm này qua năm khác cuộc sống của họ cứ trôi qua đều đều như con tàu lăn bánh trên đường ray. Chị phát hiện ra sự tẻ nhạt đều đều ấy. Chị ngồi hàng giờ lục lại đống thư từ…Rồi chị thở dài. Chị thốt lên: Lâu lắm nhà mình chẳng có thư, anh nhỉ? …Chị bóc chậm chầm bức thư.

Chị rút lá thư ra. Ô kìa! Chị sững sờ. “Em thân yêu!...Chồng yêu quý của em”….Lần đầu tiên, chị hiểu sâu sắc một điều: cuộc sống bản thân nó là hạnh phúc” [5, tr.20-21].

Trôi trong sương mù là truyện ngắn với thông điệp về sự hiện hữu của tình yêu bất chấp sự chối bỏ của con người. Hoàng Mai Sương Vân yêu và theo

đuổi đức cha Thuận. Trớ trêu thay người đàn ông ấy toàn tâm toàn ý dâng hiến cuộc đời mình cho điều thiện mà không chút quan tâm đến dung nhan hoàn mỹ, đẹp như một viên ngọc dạ lưu ly của Vân. Nên suốt hai năm trời, Vân vẫn không thể giành được trái tim của vị linh mục, thậm chí cô tự nguyện hiến dâng sự trong trắng của mình cũng hoàn toàn không lay chuyển được linh mục Thuận. Sâu thẳm, đau đớn kiệt cùng, cô tiểu thư cành vàng lá ngọc lao vào kiếp sống nổi loạn, sẵn sàng chung đụng với bất cứ người đàn ông nào. Để rồi, trên đất Mĩ, trong khi linh mục Thuận trở thành cha xứ của một địa hạt thì Hoàng Mai Sương Vân lại là một phạm nhân. Dẫu vậy, trong sâu thẳm trái tim người con gái bất hạnh ấy vẫn luôn có hình bóng người đàn ông mà cô dành trọn yêu thương. Nhưng tình yêu với chiều sâu bí ẩn của nó lại lấp lánh tỏa sáng theo cách riêng của con tim. Đức cha Thuận ngộ ra hạnh phúc là nhờ cô, “hạnh phúc đến thắt lòng mới là hạnh phúc thực sự” [13, tr.153]. Tình yêu không bao giờ mất đi trong trái tim con người. Dù cho năm tháng và cuộc sống phôi pha, tình yêu vẫn vẹn nguyên và không thôi thổn thức. Nhờ có tình yêu, mà con người có thể tìm thấy mình và thấu hiểu ý nghĩa tồn tại của mình trong cuộc đời. Chờ đợi, kiếm tìm, hạnh phúc khổ đau, tự nguyện hiến dâng hay yêu một cách sòng phẳng thì tình yêu vẫn tồn tại như hơi thở của cuộc sống. Viết bằng những trải nghiệm của một người đàn bà khao khát yêu thương, Võ Thị Xuân Hà dành cho bạn đọc những tâm sự, những ẩn ức của những người phụ nữ.

Cảm hứng tình yêu trong văn xuôi Võ Thị Xuân Hà biểu hiện đa dạng, nhiều tầng bậc và đạt đến ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Trong thế giới nghệ thuật của Võ Thị Xuân Hà, sự quẫy đạp tình dục của nhân vật nữ cũng trở thành nỗi ám ảnh người đọc. Theo Sigmund Freud, cha đẻ của thuyết Phân tâm học thì “tính dục là cái cốt lõi của vô thức”. Năng lượng Libido là xung năng tạo nên sự sống ở mỗi người, đã là con người thì phải có ham muốn, thứ ham muốn bình thường rất con người và có nhu cầu

thỏa mãn những ham muốn ấy. Freud xem Libido - bản năng tính dục là động lực chính của nhân cách, do đó phần lớn hành vi con người được thúc đẩy bởi tính dục. Theo ông, năng lượng Libido ở người phụ nữ được biểu hiện một cách công khai hơn ở đàn ông, chính vì vậy mà phụ nữ dễ rơi vào trạng thái ám ảnh về nhục dục như một lẽ tất nhiên. Đời sống tình dục của con người gắn bó mật thiết với vấn đề giới tính. Văn xuôi trước 1986, do sự khống chế của những truyền thống và tư tưởng đạo đức phong kiến mà các nhà văn nói chung, các cây bút nữ nói riêng ít đề cập đến vấn đề giới tính và tình dục. Hầu như các nhà văn phải giấu thật kỹ, tảng lờ hoặc tỏ ra khinh thường tất cả những gì liên quan đến ham muốn thể xác của con người. Sau 1986, với tinh thần dân chủ, các nhà văn chú ý mô tả vấn đề tình dục, coi tình dục lành mạnh cũng là biểu hiện của văn hoá và tính người. Các nhà văn nữ viết về tình dục không giống nhau song nhìn chung họ đều viết với tinh thần cởi mở. Vấn đề tình dục được khai thác cặn kẽ, mạnh bạo, có phần khiêu khích. Nhẹ nhàng, kín đáo trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ (Hậu thiên đường); chất phác nhưng không kém phần bạo liệt trong trang văn Nguyễn Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Sông); hoặc mãnh liệt, táo bạo và đầy bản năng trong truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu (Bóng đè), Y Ban (I am đàn bà, Xuân Từ Chiều, Trò chơi huỷ diệt cảm xúc)...

Trong trang viết của Phạm Thị Hoài, Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, tình dục được miêu tả bằng một thái độ thẳng thắn, không e ngại và đôi khi sa vào quá đà với cái nhìn và cách viết cực đoan, phản cảm. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng các cây bút văn xuôi sau 1986 đã thể hiện rất đa dạng thế giới xúc cảm của những rung động da thịt, những khát khao nguyên thuỷ cần được thỏa mãn. Đặc biệt, các nữ nhà văn đã nhìn nhận vấn đề tình dục với ý thức về sự giải thoát con người khỏi những trói buộc và ẩn ức kiềm

toả, những định kiến đã nhốt kín giam hãm, cầm tù con người trong một khoảng thời gian rất dài. Đây là điểm mới trong cách nhìn nhận về con người của văn học sau 1986 so với các giai đoạn trước. Đồng thời, các nhà văn nữ với những lối viết táo bạo đã mô tả bản năng tính dục như là cách thể hiện tinh thần nữ quyền. Tất nhiên, không nên và không thể đồng nhất giải phóng tính dục với nữ quyền, nhưng nó được xem là một công cụ để các nhà văn nữ tự giải thoát mình ra khỏi sự bất bình đẳng giới. Nhìn chung, tình dục dưới con mắt của giới nữ viết văn được miêu tả đa dạng về sắc thái, phong phú về cảm xúc: thanh cao, thánh thiện, trần tục, bản năng, đam mê. Viết về tình dục không mặc cảm, đôi khi táo bạo, không chỉ là cách họ khẳng định ý thức nữ quyền, mà còn như một phương diện thể hiện những giá trị sống tự nhiên, nhân văn của con người.

Với sự trỗi dậy của đời sống tình dục trong văn chương, nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Xuân Hà quẫy đạp để vượt ra ngoài sự cầm tù của những khuôn khổ chật chội và nói lên những khát vọng bản năng thầm kín của giới mình. Nhân vật Diễm trong Đàn sẻ ri bay ngang rừng là một minh chứng cho thấy bản năng phụ nữ là một “cõi” riêng phức tạp đến lạ kỳ. Ở Diễm có sự tồn tại đan xen, chồng chéo của hiện tại và quá khứ, thực và ảo, ý thức và vô thức. Cô làm vợ Thản nhưng lại sống trong những giấc mơ tính dục với Nẫm, anh trai của Thản, một người lính đã chết mà cô biết đến chỉ qua lời kể chứ chưa hề gặp mặt. Những lúc ở bên Thản, Diễm thường thấy “bóng dáng người anh chồng lấp ló”, “ Tôi đắm đuối với hình ảnh người đàn ông kia đang mân mê cái cuống nhau, như thể anh ta đã thò vào sờ nắm những mạch máu nhỏ li ti chảy trong cơ thể của tôi mà tình yêu của Thản chỉ chạm tới chứ không nắm được

[12, tr.138].

Những người phụ nữ dần vượt qua những mặc cảm e dè, họ yêu và sẵn sàng chấp nhận tất cả để đến với người mình yêu, họ dám sống thật với cảm

xúc, với khát khao mãnh liệt đậm nữ tính, khát khao được hiến dâng, được thụ hưởng men say tình yêu trong sự hòa quyện hai tâm hồn, hai thể xác. Võ Thị Xuân Hà không chỉ khắc họa tình cảm trong sáng với những hơi thở lãng mạn của tình yêu. Là nữ nhà văn của thời đại mới, Võ Thị Xuân Hà cũng gắn tình yêu đi cùng với tình dục. Trong Tường thành, quả là Cầm Kỳ đã yêu hết mình với những lần vòng tay yêu đương xiết chặt, với nụ hôn nồng nàn, hơi thở gần gụi trong những lần hẹn hò nhưng cô đã dừng lại ngay khi niềm kiêu hãnh nữ tính bị xúc phạm. Với Tường thành, Võ Thị Xuân Hà không hề e ngại khi mô tả những hoạt động tính dục của các nhân vật là gái điếm và khách làng chơi, hay cảnh Phương Nam bị làm nhục…Hoặc đọc tiểu thuyết Trong nước giá lạnh, cảnh cô Nhỏ bị ông chủ cưỡng đoạt, cảnh Tư Nam buộc phải ăn nằm với tên ác ôn Ba Trọc hoặc Niệm bị Tăng lấy đi sự trinh trắng lẫn lần đồng tình làm vợ Thể… đều là những trang viết mang bóng dáng của tính dục. Có thể xem việc mô tả chân thực, tự nhiên những hoạt động tính dục trong trang viết của Võ Thị Xuân Hà là một trong những biểu hiện khẳng định tinh thần nữ quyền. Phút giây thăng hoa của thể xác luôn hòa quyện với sự thăng hoa của tình yêu là khoảnh khắc tuyệt diệu và hạnh phúc duy nhất trong đời người phụ nữ, mà để có được, họ đã phải đánh đổi cả cuộc đời và tuổi thanh xuân.

Những ngại ngùng, những e dè trước lễ giáo phong kiến với tầng tầng lớp lớp ý thức hệ tư tưởng chi phối, khóa chặt người phụ nữ vào “tam tòng tứ đức” đã sụp đổ. Giữa đất trời chỉ còn hai con người đang yêu, đang khát khao dâng hiến. Võ Thị Xuân Hà không ngần ngại miêu tả những cảm xúc và cảm giác của một người phụ nữ trong lần đầu tiên trở thành đàn bà. Khoảng khắc sống rất con người ấy hiện lên như biểu tượng của một vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện. Người phụ nữ trở thành hiện thân cho tự do, ở họ khát vọng lớn nhất là được sống giữa thiên nhiên, tự nhiên như đất trời. Võ Thị Xuân Hà đã khám phá những khát vọng thầm kín đầy nữ tính ẩn sâu trong cô bé hoang lạ, đó

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong văn xuôi võ thị xuân hà (Trang 49 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)