Những xung đột đời sống

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết cao duy sơn (Trang 30 - 44)

Chương 2: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT CAO DUY SƠN

2.1. Bức tranh hiện thực miền núi đa dạng

2.1.1. Những xung đột đời sống

Triết học Mác đã chỉ ra rằng xung đột giữa các mặt đối lập là quy luật và nguồn gốc của mọi sự phát triển. Nó tồn tại khách quan trong thế giới tự nhiên, đời sống xã hội loài người và tư duy của con người. Cứ mỗi xung đột xảy ra, đấu tranh và luôn đi đến kết cục, sẽ tạo nên mỗi giai đoạn phát triển của thế giới tự nhiên, xã hội. Chính vì thế, có vô số những mâu thuẫn diễn ra trong thế giới thật, nhưng không phải mâu thuẫn nào cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Văn học chỉ chọn lọc những xung đột mang ý nghĩa tư tưởng, tình cảm và có thể chuyển tải được tư tưởng, tình cảm của nhà văn mà thôi. Nếu như văn học là một phương tiện nói về cuộc sống thì xung đột là yếu tố rất cơ bản ở hầu hết các thể loại văn học. Bởi vì “Tác phẩm văn học

thông qua việc phản ánh hiện thực, nêu lên một vấn đề đời sống trước mắt công chúng, không thể không trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến những mâu thuẫn trong cuộc sống. Những mâu thuẫn này mặc dù có những dạng thái, mức độ và tính chất khác nhau, nhưng đều tồn tại trong hiện thực. Nhưng chỉ đến mỗi giai đoạn phát triển nhất định, thì những mâu thuẫn mới trở thành những xung đột đối lập và bộc lộ rõ bản chất của hiện thực”. [30,tr.42]

Trong phạm vi tiểu thuyết với đặc trưng về thể loại như dung lượng, thời gian, không gian, nhân vật… thì sự lựa chọn những xung đột càng đòi hỏi phải có mức độ khái quát cao, mang tính điển hình tiêu biểu đồng thời cũng rất tỉ mỉ, chân thực.

Trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, nội dung chính thường là những xung đột trong đời sống xã hội miền núi. Những xung đột có thể xảy ra giữa người miền núi với môi trường sống của họ, giữa người với người ngay trong một gia đình, giữa người với người khác thế hệ, hoặc xảy ra ngay trong bản thân nhân vật.

Văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng bao giờ cũng phản ánh hiện thực cuộc sống qua những xung đột trong xã hội và xung đột trong tư tưởng, tình cảm con người. Phương Lựu chia xung đột nghệ thuật trong tác phẩm văn học thành ba loại chính: xung đột lịch sử- dân tộc, xung đột thế sự, xung đột đời tư. Gulaiep, tác giả của giáo trình Lí luận văn học lại phân chia thành xung đột cục bộ và xung đột phổ biến. Kết hợp hai quan niệm trên chúng tôi chia xung đột trong tiểu thuyết về đề tài miền núi thành hai loại: xung đột lịch sử- xã hội; xung đột đời tư, thế sự. Các tiểu thuyết về miền núi của Cao Duy Sơn đều phác họa những mối xung đột dai dẳng và phức tạp đó.

a. Xung đột lch s - dân tc

Xung đột lịch sử dân tộc là những xung đột xảy ra trong thời kỳ chiến tranh. Kiểu xung đột này xuất hiện trong Người lang thang, Đàn trời, Chòm

ba nhà. Cuốn tiểu thuyết đã tập trung tái hiện lại những biến động và thăng trầm của một thời kỳ lịch sử Tây Bắc. Người lang thang phản ánh một chặng đường đấu tranh cách mạng của đồng bào miền núi để giành độc lập và xây dựng cuộc sống mới. Từ hiện thực đó, bản lĩnh và sức sống bất diệt của mảnh đất Tây Bắc và con người nơi đây được thăng hoa. Có thể thấy các tiểu thuyết viết về miền núi của Cao Duy Sơn đã làm sống lại bức tranh đời sống hiện thực mang tính chất sử thi. Đó là con đường của các dân tộc miền núi phía Bắc làm cuộc đổi đời mỗi cộng đồng dân tộc từng bước tiến tới ấm no, hạnh phúc và văn minh .

Từ sau cách mạng tháng Tám, Tây Bắc đang phải đối mặt với nhiều mối xung đột lớn, liên quan tới sự sống còn của dân tộc. Trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1947, Tây Bắc trải qua nhiều cơn lốc, cơn chấn động lịch sử dữ dội khi phải đấu tranh chống lại nhiều kẻ thù rất mạnh như Pháp, Nhật. Từ năm 1954 đến 1975, Tây Bắc lại đương đầu với cuộc kháng chiến chống Mỹ quyết liệt. Trung tâm của sự xung đột là một thị trấn giàu có, hòn ngọc, hòn kim cương của miền biên cương xa xôi. Tây Bắc trở thành miếng mồi ngon để nhiều thế lực tranh giành, xâu xé nhau. Nhiều thế lực hội tụ nơi đây và biến đây thành một tụ điểm ăn chơi trác táng và sa đọa. Nhiều sòng bạc, tiệm hút, tửu điếm, cao lâu như sôi réo, quay cuồng tràn ngập cả đường phố đang rộn rực nhịp sống cuồng phóng với một cảm hứng mê sảng và bệnh tật. Giá trị đạo đức của con người suy thoái, những mặt đen tối đang trâng tráo phơi bày và âm thầm bộc lộ qua mùi thơm ngai ngái của nàng tiên nâu. Tây Bắc đang chìm ngập trong khói thuốc phiện. Nơi nơi, nhà nhà đều thuốc phiện. Bên trong cuộc sống sa đọa đó vẫn đang ngấm ngầm những âm mưu và thủ đoạn riêng.

Đọc Người lang thang chúng ta sẽ thấy rõ một cuộc sống trụy lạc như thế. “Từ thời Tây dân Cô Sầu đã nổi tiếng với các trò ăn uống chơi bời. Ở cái

thị trấn giáp biên heo hút này, dân hầu hết sống bằng nghề buôn bán và làm quà bánh. Việc ruộng rẫy đã có kẻ khác lo, có tiền là có ngô, có thóc. Mỗi năm một vụ, dân các xã kéo nhau từng tốp ngồi chầu chực giữa phố chợ, chờ các chủ đất ra chọn mặt phát canh. Mùa về chủ đất chỉ việc đếm từng gánh ngô đổ tràn bồ. Việc cày cấy, giống má ra sao họ chẳng bận tâm, định sẵn số lượng rồi, cứ thế mà làm. Việc buôn bán và làm hàng quà bánh đã chiếm gần hết thời gian của họ. Thì giờ rỗi còn dành cho cờ bạc hút sách chứ! Để tâm đến việc đó ai chơi bời gỡ gạc cho”.

Từ thị trấn biên cương, Cao Duy Sơn đã dẫn dắt người đọc đi vào những trung tâm quan trọng nhất của các dân tộc miền núi biên giới phía Bắc.

Xung đột giữa cách mạng và thổ ty xảy ra gay gắt khi thổ ty, lực lượng chủ chốt của miền núi Tây Bắc luôn tìm cách chống phá cách mạng để duy trì địa vị thống trị của chúng ở đây. Căn cứ của thổ ty Sèn Sì như một gã khổng lồ hung tợn đứng lừng lững giữa nền sặc sỡ của hoa thuốc phiện. Nửa đêm về sáng mới là lúc nhộn nhịp nhất. Tất cả đều đổ về khu nhà Sèn Sì. Ngôi nhà hình bán nguyệt như một “lâu đài”, vang lên tiếng “hồ lì” tiếng xóc đĩa thu hút toàn bộ tinh lực dân tình. Sèn Sì chẳng vai vế chức dịch gì nhưng các quan phủ, quan tây “nể lắm”. Có tiền của, Sèn Sì bỏ ra xây hẳn một ngôi nhà hình bán nguyệt. Ngôi nhà được nới rộng chiếm một nửa phố Châu. Tầng dưới là dãy bàn sòng, tiệm hút. Hai mươi đầu tiêm, mỗi đầu tiêm một phòng ngủ gấm “sạch sẽ”. Tầng trên là nhà thổ. Gái làng chơi đủ mặt: Tàu, Hà Nội, Hải Phòng. Tất cả trong tay lão hơn trăm “nhân mạng”. Trong “lâu đài” lúc nào cũng đầy ngập tiếng “cười nói”. Sèn Sì như “ông vua” giữa vương quốc

“đặc biệt”, một vương quốc tràn trề tiền của và khoái lạc.

Từ những kẻ buôn bán trúng mánh, đến hạng người làm ăn thua lỗ, hay chán tình đời tình người tất tật đều đến nơi này tìm thú vui thể xác, vận may trong canh bạc. Tận cùng của cuộc chơi ăn tiền, kẻ thắng sung sướng đến tột

độ, kẻ thua cũng tìm thấy trong nỗi nuối tiếc xót xa một sự khoái cảm đến mê mẩn ngẩn ngơ.

Việc làm ăn của lão càng trở nên thuận lợi hơn, tiền càng nhiều thì uy danh càng nổi. Cứ vài ngày một bận Sèn Sì đích thân cưỡi ngựa lên mời các quan ta, quan tây xuống dự tiệc và vui thú với những khoái lạc mê hồn. Chính vì thế, việc làm ăn của lão không lo bị kẻ khác quấy rầy “đã có các quan xòe tay che chắn” [38,tr.187].

Chiến tranh cách mạng tiếp tục tiếp diễn khi xung đột giữa cách mạng và tàn dư của bọn cướp giật vẫn còn tồn tại. Hai thế lực Nông Ích Ky và Pìn Sì luôn tranh giành lẫn nhau. Thú vui của Pìn Sì đi ăn cướp là chỉ để “phựt”

và “máu chảy” ra thôi, không thích tiền của, không thèm ăn thèm uống như lũ tay chân đói khát. Chiến thắng mà bọn Pìn Sì chiếm đoạt được là “hơn một trăm thuộc hạ”, cả trăm con ngựa dưới trướng Nông Ích Ky đã về tay hắn.

Quan trọng hơn là thằng thủ lĩnh Nông Ích Ky đã bị hắn hạ “gan nó ta đã nướng trên lửa, ta đã ăn hết cả buồng”. Hắn tự cho mình là “thủ lĩnh” trong bọn ăn cướp.

Sèn Sì liên kết với các quan lại trong vùng, tập hợp được nhiều lực lượng để chống phá cách mạng. Con dâu của Nùng Chấn là Mảy Nhung đã bị đám thuộc hạ của Sèn Sì bắt, nhưng Nùng Chấn không biết cách nào để cứu lấy con dâu, rơi vào nhà Sèn Sì khác nào rơi vào “ổ quỷ”. Mạng sống con người trong tay cha con nó chỉ tính bằng một nhát dao hay viên đạn chì.

Kẻ nào cản trở việc làm ăn hay chuyện vặt trong nhà nó đều không tránh được trả thù; lợn, gà, trâu, bò không chết thì cũng cháy nhà. Cháy nhà không xong thì mạng người phải thế vào. Có kêu lên quan thì các quan đều

“làm ngơ”. Cha con Sèn Sì cho mình có quyền làm bất cứ điều gì.

Giữa thị trấn biên cương này, Nùng Chấn làm nghề “bắt mạch, bốc thuốc, bấm huyệt, bao con bệnh qua tay ông đều hoảng sợ bỏ chạy, trả sự

sống cho con người tưởng như huyền thoại”. Ông chưa từng hại ai, ngoài những việc tâm phúc đó.

Con trai ông- Nùng Sinh kể từ khi bị bọn tay chân của Sèn Sì hại, anh cũng trở thành một tên cướp nhưng “không cướp và giết người lương thiện”.

Ngọn lửa căm thù được hun đúc và bùng phát lên khi biết được vợ của anh là Mảy Nhung đã bị bọn đàn em Sèn Sì cướp mất. Anh đã trở thành thủ lĩnh của đám cướp, nhưng là một thủ lĩnh hết sức “nghiêm khắc”, họ sẵn sàng “cưu mang” tất cả những ai hoạn nạn. “Anh ấy đã đoạt hơn một trăm lục lâm từ tay một kẻ không có tim và đã vớt họ ra khỏi vũng tội lỗi như vớt những con chó ngập dưới hố phân và tắm rửa cho chúng bằng bàn tay của mình. Nói đến cướp thì không thể không đi cướp? Nhưng họ chỉ cướp của bọn lấy sức của người nghèo làm giàu cho mình” [38, tr.148].

Xung đột giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị đã chuyển thành xung đột giữa Việt Minh với thế lực thổ ty ở miền núi và kết thúc xung đột là sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối. “Đám lục lâm này không đông lắm, nhưng chỉ sau hai năm họ nổi lên, đám lục lâm của Pìn Sì đã bị đánh tan tác, hơn một trăm thuộc hạ dưới quyền Pìn Sì đã chạy sang với họ gần hết. Còn Pìn Sì, cái thằng con lão thì trở về ẩn nấp dưới cái bóng của lão” [38, tr.231]

Trong Đàn trời, xung đột lịch sử - dân tộc xuất hiện giữa hai lực lượng chính diện và phản diện được xác định bằng tiêu chí ý thức hệ. Chủ tịch tỉnh - Đinh Xuân Ấn, Giám đốc sở giao thông - Đàm Dòong, Giám đốc đài truyền hình tỉnh - Tuệ…đại diện cho lực lượng phản diện. Tất cả đều hướng vào mục đích lợi ích, lợi nhuận và ăn chia. Mối quan hệ ràng buộc họ với nhau hoàn toàn là quan hệ lợi ích. Người thì cần tay chân, kẻ thì cần được o bế. Và thế cuộc tất yếu hình thành kiểu quan hệ ràng buộc lợi ích. Đinh Xuân Ấn là một tên chủ tịch bị “suy thoái về phẩm chất đạo đức”. Gần như là người có vị trí tối cao trong tỉnh, bằng quyền lực chính trị có được, chủ tịch Ấn đã tiếp tay

cho thế lực làm ăn phi pháp và thậm chí có những biểu hiện của một “ông trùm” trong hệ thống làm ăn đó. Quyền lực, tiền bạc và thế lực hội tụ trong tay, Đinh Xuân Ấn không công khai nhưng ngấm ngầm tiếp tay cho một hệ thống công ty làm ăn phi pháp: “Sự việc bắt đầu từ tuyến giao thông Bó Liệng huyện Bình Nguyên. Qua nghiên cứu mình biết con đường này dự kiến được đầu tư mười bốn tỷ nhưng đó mới chỉ là chủ trương trên bàn họp chưa có quyết định của tỉnh, chưa có đồ án thiết kế, chưa hề được ghi vốn, nhưng đã được ba doanh nghiệp thi công. Ai đó đã bật đèn xanh cho việc làm trái nguyên tắc này? Giám đốc sở giao thông chưa đủ quyền hạn để làm được việc đó! Có nghĩa chỉ cần chủ trương của tỉnh sớm muộn con đường sẽ được thi công, vậy cứ chia nhau mà làm trước, thủ tục tiến hành sau. Như thế được gọi là gì nhỉ? À, gọi là xí phần…” [39, tr.60]

Tất cả luôn tính toán xác định vị trí của mình, luôn cân đong, đo đếm lợi ích. Cấp dưới dè chừng cho vừa ý cấp trên và cấp trên như Lương Nhân- kẻ cầm trịch trong đầu mối làm ăn cũng có lúc phải dè chừng với cấp dưới, đặc biệt là Hóong già kẻ gần như thân cận nhất với hắn. “…hy vọng trên đời sẽ không còn một thằng mang tên Hóong già nữa rồi. Hy vọng là thế, nhưng nếu trời vẫn cho nó một cửa sống, thì đó sẽ là họa lớn, nó còn những tài liệu giấy tờ quan trọng trong tay liên quan tới các công trình khác.” [39, tr.514].

Ngay với Thang và Thín là hai tên được tổ chức của Lương Nhân sử dụng hòng triệt tiêu Thức, khi xong chuyện chúng cũng tìm mọi cách xử lý để tránh sự thăm dò, rà soát đầu mối từ cơ quan pháp luật.

Đọc Chòm ba nhà, ta thấy tàn dư của bọn phản động là thổ phỉ vẫn còn tồn tại. Tên Chư từng là một tên thổ phỉ gây nhiều tội ác quay đầu theo Việt Minh. Tội lớn nhất của nó là lệnh đốt cháy cả thị trấn. Cái thị trấn cổ kính đẹp như bức tranh thân thiết bao đời với người Cô Sầu chẳng mấy chốc biến thành tro bụi chỉ vì mấy chữ “tiêu thổ kháng chiến”. Hắn chỉ là một kẻ “võ biền”,

ngu ngốc, độc địa đội lốt cách mạng để làm chuyện xấu. Nhân danh là “bí thư tỉnh” hắn luôn làm khó người dân.

Tiểu thuyết về đề tài miền núi của Cao Duy Sơn còn tập trung miêu tả quá trình giác ngộ và đi đến cách mạng của đồng bào miền núi. Trên mảnh đất đang bị giày xéo đó, ngọn lửa cách mạng vẫn bùng cháy mạnh mẽ. Những con người lương thiện luôn hướng về Đảng, về cách mạng, giữa nhiều thử thách vẫn luôn sống tốt.

Mỗi người một cảnh ngộ nhưng họ đến với cách mạng bằng tấm lòng chung thủy, son sắt. Tao Cương là đại diện cho đồng bào dân tộc miền núi có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Tao Cương là người “nhà trời”, anh biết trước mọi chuyện rồi sẽ xảy ra với mình. Với bản Pác Măn, anh là vị thủ lĩnh tinh thần đáng kính. Tao Cương thương em gái của mình, không muốn em mình phải chịu những bất hạnh và đau khổ khi lấy lên Chư “thổ phỉ”. Tao Cương đã ngăn cản em gái mình đến với hắn: “Thà lấy một kẻ tàn tật, ăn mày làm chồng còn hơn phải lấy hắn” [41, tr.259]. Từ đó, hắn đã “giấu thâm thù” trong cái miệng giả cười. Quyền lệnh trong tay, hắn ra lệnh bắt anh và các học trò làm nhục trước mặt mọi người. Rồi đẩy anh vào tù.

a. Xung đột đời tư -thế s

Bên cạnh những xung đột lịch sử thì ngay trong bản thân mỗi con người, mỗi gia đình đều đang tiềm ẩn những xung đột bên trong. Xung đột đời tư chuyển hóa thành những xung đột nội tâm sâu sắc, quyết liệt trong mỗi con người và tạo nên chiều sâu cho tác phẩm.

Tiểu thuyết Cao Duy Sơn không chú trọng vào việc phản ánh con người mang gương mặt xã hội cộng đồng mà đi sâu vào thế giới nội tâm, khát vọng hạnh phúc của con người cá nhân. Phản ánh con người đời thường mang số phận riêng. Do đó, vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình, tình dục, thiện, ác;

những trạng thái cảm xúc như đau khổ, yêu thương, đam mê, khát vọng…

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết cao duy sơn (Trang 30 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)