Ngôn ngữ người kể chuyện

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết cao duy sơn (Trang 83 - 90)

Chương 2: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT CAO DUY SƠN

3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện

Để tạo nên những tác phẩm thành công, các nhà văn phải hóa thân vào những suy nghĩ, tâm hồn của nhân vật. Có như thế người viết mới có thể nắm bắt được những đặc trưng của nhân vật về tâm lý, nhận thức. Và có như thế, tác phẩm mới khách quan hơn, cách nhìn nhận mới sát thực hơn. Đọc tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, người đọc dễ dàng nhận thấy sự hòa quyện đến nhuần nhuyễn của ngôn ngữ trần thuật. Trong một tác phẩm tự sự, lời người trần thuật gồm lời tả, lời kể, lời bình. Trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Cao Duy Sơn, các dạng thức diễn ngôn có lúc đan xen với nhau một cách khéo léo

a. Đan xen li k, li t, li bình mt cách linh hot, to hiu qu ngh thut

Hầu hết những tiểu thuyết của Cao Duy Sơn đều mang đậm hơi thở cuộc sống của con người miền núi- những con người cần cù, chịu thương, chịu khó phải bám vào thiên nhiên khắc nghiệt để sống. Thiên nhiên, cây cỏ,

con người với đời sống sinh hoạt tinh thần phong phú, nếp ăn, nếp nghĩ hiền hòa đã được nhà văn thể hiện qua giọng văn chất phác, bình dị, đầy sức lôi cuốn. Không cầu kì, kiểu cách, với lối viết giản dị như chính tâm tình của con người miền núi, lời ăn tiếng nói hàng ngày của người bản xứ được nhà văn dung nạp trong tác phẩm như một tia khúc xạ của trí tuệ tâm hồn con người.

Trong Đàn trời, trong lời người kể chuyện có sự đan xen lời kể, lời tả, lời bình một cách linh hoạt, tác phẩm có một sự lôi cuốn độc đáo: “Tuy hiền lành nhưng Đông có đôi mắt lạnh, khiến anh luôn lảng tránh khi phải nhìn vào đó. Có ai đang tiến về phía mình? Đang định tránh mặt nhưng không kịp. Một giọng nói quen thuộc cất lên:

- Chào anh Tuệ! Tôi có việc muốn gặp anh…?

Lại nó! Mẹ cái thằng văn thối. Tuệ suýt bật tiếng chửi ra mồm. Anh chỉ muốn nhổ bọt vào cái mặt kia, cái mặt xương xương đeo bộ râu quai nón như vạt cỏ dày cạo rối luôn gây cảm giác cồm cộm trong mắt. Sao lúc nào nó cũng tỏ ra bình thản một cách quá tự tin đến thế?” [39, tr.272]. Một con người nhưng lại cộng hưởng cả ba dòng suy nghĩ, ba dòng suy nghĩ của nhân vật được phát tán ở ba góc độ- vừa kể, vừa tả và vừa bình trong một sự việc.

Những góc độ này giúp cho người đọc dễ xâm nhập vào tâm trạng của nhân vật hơn với những thời khắc khác nhau.

“Toàn thân lão bỗng co rúm. Phải gắng lắm lão mới bám được vào mảng. Lão nghe thấy con bé run run:

- Họ đang làm gì thế?

“Họ” là những bóng người trên bờ. Những cái bóng chạy đi chạy lại xem ra có vẻ bận bịu lắm. Quanh một đống lửa, trong ánh sáng mờ tỏ lão phát hiện những người cùng bị trói với mình trong chợ hai ngày qua. Họ quỳ gối, đầu cúi gằm, điệu bộ tuyệt vọng..” [38, tr.254].

Hay như nói về sự luân chuyển của đất trời, tác giả cũng gắn kết với độ già của tuổi con người: “Thời gian trôi qua mỗi cuộc đời nhanh như một con sông lũ. Sự luân chuyển của đất trời khiến con người không sao kiểm soát nổi chính mình. Người lớn đang bị thời gian gặm nhấm dần tuổi tác, để lại cái bã già nua trên mái tóc, làn da. Tất cả đã chuyển màu và nhăn nhúm lại một cách đáng sợ. Còn lũ trẻ được uống thứ thuốc giả tạo màu nhiệm đó, giống như một sự vô tình, khiến chúng biến chuyển một cách rực rỡ, nhanh đến mức khi ngước tìm lại tuổi thơ chúng đã bỏ đi vĩnh viễn” [38, tr.5]. Hình ảnh của Nùng Chấn cũng được phát họa thành bức chân dung: “Đây là một con nai bị săn đuổi đã hóa thành hổ. Một con hổ dũng mãnh biết phân biệt kẻ tốt người xấu. Anh ấy có chuyện buồn như chiếc lá mùa thu trôi trên con suối cạn. Một đứa con, đúng rồi! Một đứa con trai đã mất tích. Còn tình yêu đã buông khỏi tay anh ấy ra đi mãi mãi, để lại cho anh ấy nỗi cô đơn như ngọn núi đứng một mình không cây cối, không muông thú chim , chỉ có gió, thổi khô xác nỗi buồn, không thể nào mòn đi được” [39, tr.148].

Nói về cặp đôi trai tài, gái sắc nhà văn cũng khéo léo vận dụng hình ảnh của hoa vào: “Diên là bông Kim Anh bị vây quanh những thân gai “mắc càng” sắc nhọn. Thằng Phấn là những cây gai ấy. “Nó là kẻ xấu xí, không đáng đứng cạnh Diên”. Đôi khi Ngấn ngờ sự so sánh đó, nhưng tình yêu đã lấn sát cả mọi hoài nghi trong lòng” [38, tr.61].

Chỉ bằng một đoạn của những dòng suy nghĩ ngắn tác giả đã khéo léo lồng vào lời người kể chuyện những nét nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện trở nên lý thú hơn.

b. T ng và li din đạt mang đậm du n min núi, giàu cht thơ Là một người con sinh ra từ miền núi, gắn bó với mảnh đất Lũng Cô Sầu thân thương, ngôn ngữ miền núi đã ăn sâu vào máu thịt của ông. Cách nói, cách cảm, cách nghĩ của con người miền núi được thể hiện một cách tự

nhiên, sinh động. Trong tác phẩm của mình, nhà văn đã vận dụng lối diễn đạt và lối tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. Đó là cách nói liên tưởng, so sánh rất giàu hình ảnh. Tác giả sử dụng rất nhiều biện pháp so sánh nghệ thuật, cách so sánh mang sắc điệu riêng của người miền núi.

Nhờ sử dụng nhiều so sánh, ngôn ngữ Cao Duy Sơn sinh động và giàu hình ảnh mang đậm dấu ấn miền núi, giàu chất thơ. Khi miêu tả thiên nhiên, Cao Duy Sơn đã tạo dựng được những hình ảnh thơ mộng, trữ tình cho bức tranh miền núi bay bổng và lãng mạn: “Nước sông Dâng trong vắt và mềm mại như lụa. Từng đàn cá mình rộng như lá dong bơi ra từ chân núi, rồi tụ thành đàn đuổi theo chiếc mảng” [39, tr.260]. “Núi dựng thành nối nhau chạy theo hai bên bờ, những bãi lau đang gội sương trắng đục như sữa” [39, tr.261].

Trong lối diễn đạt, những con người miền núi cũng mang hình ảnh của mảnh đất mình đang sinh sống vào: “Rừng núi quê mình có ai đếm được hết.

Đâu chỉ có đất Cô Sầu? Rộng dài hơn chỉ có Pác Gà, Háng Sléng, Páo Lò, xa hơn nữa còn Mèo Vạc, Đồng Văn, cùng lắm lại về căn cứ địa Bắc Sơn quê nhà ta cũng được” [39, tr.204].

Trong tiểu thuyết Người lang thang, Cao Duy Sơn đã khéo léo lồng vào những ngôn ngữ mang đậm chất địa phương trong từng lời hát của nhân vật :

“Bươn chiêng pi mấu Pẻng phẳng tặt sẩu Pủm lẩu tặt quây Thèo may dảy váng Núng náng phúng sàng

Pù nàng pù ninh…” [38, tr.211].

Những lời của làn điệu hát ru nghe thật mượt mà và đầy chất trữ tình.

Việc sử dụng ngôn ngữ Tày giúp cho ngôn ngữ của Cao Duy Sơn trong các tiểu thuyết về miền núi giàu chất thơ hơn.

“Nòon dắc nòn đí Nọong à Sle mé nhàng pay nà àu luôm Àu tú luôm, tu luôm pác đèng Pắt tu lèng, tu lèng tha móoc

Nũn, nũn đắc nũn đớ nọong ơi ằ [37, tr.246].

Trong thế giới nghệ thuật của Cao Duy Sơn, những địa danh, tên núi tên làng hiện lên sinh động. Những cái tên như Phja Đeng, Phja Phủ, Lũng Cô Sầu, Bình Lãng… ghi đậm dấu ấn trong lòng người đọc. Sau này, dẫu đã

“xuống núi”, những ký ức đẹp đẽ về Lũng Cô Sầu nói riêng, Tây Bắc nói chung vẫn đau đáu khôn nguôi trong lòng tác giả. Những miền ký ức ấy kết tinh lại qua những cái tên rất đỗi gần gũi và thân thương. Nó trở thành nguồn sống, một phần quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của nhà văn. Ngay cả những cái tên trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn cũng đầy ấn tượng. Họ in dấu trong tác phẩm của Cao Duy Sơn và kết tinh lại trong lòng người đọc những tình cảm thương mến, xót xa, cảm phục hay căm giận. Đó là Ngấn, Phắn, Lão Tẽn, Lão Lâm, Na Ban, Mảy Nhung, Cô Sắm, Diên… trong Người lang thang; là Diệu, Vương, Thức, Lê, Chủ tịch Ấn… trong Đàn trời; là San, Còi, Lão Thỉ, anh Thình… trong Chòm ba nhà.

Nhà văn sử dụng một loạt từ ngữ của dân tộc Tày. Các từ ngữ này được sử dụng phù hợp, không lạm dụng như một số nhà văn trẻ viết về miền núi hiện nay. Một lớp từ dùng để chỉ chức vụ và vị trí của người Tày được sử dụng như mé, pá, tía, chá dừn, cao trâu, dá hai, na, mú…Những từ ngữ trong sinh hoạt thường ngày của đồng bào dân tộc như phiên phiến, ngổng ngểnh, cổ súy, cuỗm, thóa mạ, ìu mằn, lòong mả, y nưng, khen kha ma tháu, chắc lai

khai toong slản, pác mạ, nầm khau, múc đeng, mộc tàu hý…cũng được nhà văn dùng phù hợp. Với những từ ngữ mang đậm dấu ấn của miền núi, tác phẩm đã dựng lại chân thực và sinh động cuộc sống của con người ở vùng biên ải. Đồng thời, đó là sợi dây liên kết người miền xuôi với miền núi, để họ hòa nhập vào cuộc sống và văn hóa vùng cao.

Nhà văn thường sử dụng lối diễn đạt của người miền núi. Đó là cách nói mộc mạc, giản dị. Lời kể của nhà văn hòa quyện vào lời nhân vật: “Ta trở về ngôi nhà dưới chân núi Tó. Lối nhỏ xưa cỏ mọc rậm rì lấp kín. Ngôi nhà như bị bỏ hoang. Cánh cửa gỗ đã bị ai phá hỏng. Ta chầm chậm bước vào và lòng bỗng nặng buồn, người xưa như vẫn đâu đây.” [41, tr.368]. Những điều suy tư, trăn trở của nhân vật cũng dung dị và gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của họ: “Cái khe nước ra nhập vào dòng suối sẽ mất tên, con suối ra nhập vào dòng sông rồi cũng mất tên, con sông ra nhập vào biển lớn dù rộng dài đến mấy cũng không còn mang theo cái tên cũ nữa, biển khơi mênh mông sẽ nuốt chửng nó, nhấn chìm hoài niệm của nó cùng nỗi tiếc nhớ về dư vị ngọt ngào trong mặn chát của biển khơi bao la” [39, tr.261].

Đặc biệt, ngôn ngữ trong các tiểu thuyết viết về miền núi linh hoạt, sinh động và giàu sắc thái biểu cảm. Ngôn từ Cao Duy Sơn bay bổng, lãng mạn khi viết về cảnh sắc thiên nhiên, phong tục tập quán của đồng bào miền núi: “Tiếng lượn then là sợi “khau thương” khau Tài trói lời nguyện ước trăm năm. Muốn lấy được lời hát của bạn gái mình động lòng nhớ thương, trai Tày phải cầm khăn tay trắng phất qua đầu ba lần, cùng với một tiếng hú cất lên thống thiết làm hiệu. Cho dù có cách nhau tận chân núi, góc rừng hay quãng đường xa, nhận được tín hiệu ngỏ lời hoa của bạn trai, nếu không từ chối, người con gái cũng sẽ giơ khăn tay đáp lại hai lần, nhận lời đối hát. Khi ấy người con trai mới được phép cất tiếng lượn, gọi ra từ gan ruột những lời hay ý đẹp như cánh ong, cánh bướm vờn nụ tầm xuân. Thuận lòng, hợp ý, người

con gái sẽ cất lời lượn mời bạn trai theo mình về bản, đến dưới cầu thang cất tiếng lượn chúc sức khỏe người già, người trẻ. Nếu cha mẹ người con gái ưng thuận, sẽ đặt một ngọn đèn ngoài sàn, mời người con trai lên sàn sân hát bản.

Lúc đó dân làng cũng sẽ kéo đến vừa uống rượu với chủ nhà, vừa giám định tài đối đáp của người con trai, mà đánh giá, bình luận. Hát bản có khi kéo dài hai, ba đêm. Nếu gia đình nhà gái ưng thuận, sẽ mời người con trai một bát rượu đầy tỏ lòng chấp nhận cầu hôn” [38, tr.47]. Hay như “Ngoài của sổ những tia nắng thu mượt như lụa vàng tràn ngập. Trên những ngọn vang lên tiếng kêu của loài chim sâu chích…chích vui tai. Một chiếc lá từ ngoài sân bay xuống đậu trên thềm của, sau khoảnh khắc trở mình chậm chạp, nó bình thản nằm duỗi, phơi ra cái màu chin vàng điểm lấm chấm đen” [39, tr.227].

Đó còn là cách bày tỏ tình cảm của những đôi trai gái yêu nhau rất nên thơ: “Em có tin anh không? Con đường còn, anh còn đến bằng đôi chân không biết mỏi, nếu không có những con đường anh sẽ tìm đến em bằng con tim trong ngực. Em ở đâu tim anh ở đó, chỉ e anh không xứng với em…” [39, tr.154]; “Diên à, tôi không cần biết kẻ nào đã chặt cây ngăn lối, lăn đá cản đường, dù ông trời thả sấm sét làm cháy rừng lở núi cũng không ngăn được đường tôi đến với em. Đêm nay câu lượn tôi chưa đặt được dưới cầu thang, thì ngày mai và mai nữa tôi sẽ còn đến, làm cho được cái việc. Thề với cha trời mẹ đất- tôi nói sao làm vậy… Anh thề nếu đêm mai không gặp được em, anh sẽ vứt đi một ngón tay, và mười lần nữa không gặp được em, anh sẽ vứt đi ảc mười ngón, bằng chính con dao này” [38, tr.60,62].

Có thể thấy, yếu tố quan trọng mang lại bản sắc dân tộc và dấu ấn địa phương trong các tiểu thuyết của Cao Duy Sơn là cách sử dụng nghệ thuật so sánh và ngôn ngữ giàu hình ảnh, lối diễn đạt đặc trưng của đồng bào miền núi. Nhờ vậy, bức tranh xã hội miền núi với nhiều xung đột và hình tượng con người miền núi được nổi bật lên. Ngôn ngữ không chỉ phản ánh được đời

sống tinh thần của đồng bào dân tộc mà còn góp phần bảo tồn và duy trì các nét đẹp văn hóa.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết cao duy sơn (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)