CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG THPT ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.2. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở Việt Nam
Các quốc gia đều nhận thức đúng vai trò, vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới cải cách giáo dục để đáp ứng những đòi hỏi nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Xây dựng trường ĐCQG ở các ngành học, bậc học là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chât lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường, tạo điều kiện tốt để “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài” cho địa phương và cho đất nước
Đổi mới giáo dục ở Việt Nam là phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục của thế giới mà điều căn bản và trước hết là đổi mới việc xây dựng trường THPT ĐCQG.
Xác định được tầm quan trọng trong việc xây dựng trường ĐCQG, trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành một số văn bản pháp quy về xây dựng trường ĐCQG cho từng bậc học, cấp học.
Từ sau khi cả nước đã cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đặc biệt quan tâm tới giáo dục trung học nhằm giữ vững và phát huy những thành tựu đã đạt được.
Đối với bậc trung học Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản pháp quy như:
-“Qui chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia” ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ GD&ĐT
- “Qui chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia, giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010”, ban hành theo Quyết định số 27/2001/QĐ –
BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
- “Qui chế công nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia” ban hành kèm theo Quyết định số 32/2004/QĐ –BGD&ĐT ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
- “Qui chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia” ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GD&ĐT, Bộ GD&ĐT
- Bộ GD&ĐT (2008) “Quy định về phòng học bộ môn”, ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐ – BGD&ĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Bên cạnh các văn bản pháp quy vừa nêu trên, Quốc Hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có những văn bản pháp quy như:
- Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội về việc đổi mới giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 41/2000/QH10 của Quốc hội về phổ cập THCS, THPT.
- Hướng dẫn số 10819/GDTrH ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ GD&ĐT về việc điều chỉnh tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học phổ thông (để hoàn thành công tác phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông phải đạt được một tỉ lệ nhất định về số lượng trường ĐCQG bậc trung học phổ thông, có ít nhất 50% trở lên số trường tiểu học, 40% trở lên số trường THCS, mỗi quận huyện phải có ít nhất 1 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia).
- Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục .
Với sự cố gắng của toàn ngành đã tạo ra sự ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng của giáo dục trung học. Đồng thời với việc ban hành các văn bản pháp qui về giáo dục THPT và thực tế xây dựng trường trung học đạt
chuẩn quốc gia, đã có một số nghiên cứu về việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
Trong bài viết “Xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 – 2010”, Hà Thế Truyền (Học viện QLGD) đã tập trung nêu rõ mục tiêu, kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia và giải pháp thực hiện. Tác giả xác định xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia là một chủ trương đúng đắn nhằm từng bước xây dựng nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng thời đưa hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường vào kỷ cương, nền nếp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Để thực hiện mục tiêu trên, ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong toàn ngành và xã hội về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, các địa phương cần xây dựng đề án cụ thể trình UBND tỉnh, thành phồ để công tác này trở thành chủ trương chính thức của các cấp chính quyền; trên cơ sở đó có quy hoạch đất và huy động các nguồn lực của địa phương đầu tư cho trường học.
Ngoài ra, vấn đề xây dựng trường ĐCQG đã được nghiên cứu trong các tài liệu:
- Đặng Thành Hưng (2005), “Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội
- Luận văn thạc sĩ “Biện pháp xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia ở huyện Từ Liêm của Nguyễn Hữu Hải”, năm 2011
- “Biện pháp QL của hiệu trưởng trong việc xây dựng trường THPT chuẩn QG ở Quảng Ninh”, luận văn thạc sĩ của Đặng Lộc Thọ, năm 2004…
- Luận văn thạc sĩ " Biện pháp xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng của Ngô Thị Kim Thoa" năm 2013
Mỗi Sở GD&ĐT cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, tập trung xây dựng
cho được một số trường chuẩn quốc gia làm mẫu và tạo đà chung, kết hợp với chương trình kiên cố hóa trường lớp để xây dựng trường chuẩn quốc gia, phấn đấu để các trường xây mới đều theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.
Xây dựng nhà trường nói chung, trường THPT nói riêng đạt chuẩn quốc gia ở nước ta là một trong những chủ trương lớn của Đảng. Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện, phát huy năng lực cá nhân, tiếp cận nghề nghiệp.
Nhìn chung, nghiên cứu công tác QL nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng đã được các cấp quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên trên thực tế, còn ít công trình nghiên cứu về quản lý xây dựng trường ĐCQG. Đặc biệt, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về biện pháp xây dựng trường THPT ĐCQG tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, đề xuất các biện pháp xây dựng trường THPT ĐCQG tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.