KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia tại thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 121 - 143)

Để có những cơ sở khách quan, toàn diện về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp xây dựng trường THPT ĐCQG trên địa bàn thành phố Hội An, chúng tôi trưng cầu ý kiến 40 CBQL, giáo viên, các phòng chức năng của Thành Ủy, UBND thành phố, ban đại diện cha mẹ học sinh. Sau khi thu nhận phiếu hỏi kết quả như sau:

Bng 3.1. Tng hp kết qu kho sát tính cp thiết ca các bin pháp đề xut

TT

Biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia tại thành phố

Hội An, tỉnh Quảng Nam

Mức độ cấp thiết Rất

cấp thiết

Cấp thiết

Phân vân

Không cấp thiết

1

Hình thành kế hoạch xây dựng trường THPT ĐCQG trong kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường

16 40%

23 57,5%

1 2,5%

`0

2

Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường THPT ĐCQG

17 42,5%

21 52,5%

2 5%

0

3

Xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục và đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa

22 55%

16 40%

2 5%

0

4 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

27 67,5%

11 27,5%

3 7,5%

0

5 Đảm bảo quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

22 55%

17 42,5%

1 2,5%

0

6

Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

23 57,5%

14 35%

3 7,5%

0

Bng 3.2. Tng hp kết qu kho sát tính kh thi ca các bin pháp đề xut

TT

Biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia thành phố

Hội An

Mức độ khả thi Rất

khả thi

Khả thi

Phân vân

Không khả thi

1

Hình thành kế hoạch xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia trong kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường

25 62,5%

13 32,5%

2 5%

0

2

Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường THPT ĐCQG

27 67,5%

10 25%

3 7,5%

0

3

Xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục và đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa

13 32,5%

23 57,5%

4 10%

0

4 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

9 22,5%

22 55%

5 12,5%

4 10%

5 Đảm bảo quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

17 42,5%

18 45%

3 7,5%

2 5%

6

Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

15 37,5%

23 57,5%

2

5% 0

Qua khảo sát cho thấy:

Biện pháp thứ nhất: Hình thành kế hoạch xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia trong kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường, mức độ cấp thiết là 97,5% và mức độ khả thi là 95%. Điều này cho thấy kết quả khảo nghiệm thể hiện việc hình thành kế hoạch xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia trong kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường là định hướng cho việc triển khai quá trình xây dựng trường THPT ĐCQG, trong đó cần chú

ý khâu kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, qui định tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Các trường có điều kiện sẽ xây dựng đề án, hình thành các bước thực hiện theo chiến lược phát triển của nhà trường trên cơ sở những kết quả đã đạt được.

Biện pháp thứ hai: Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, mức độ rất cấp thiết và cấp thiết là 95% và mức độ rất khả thi và khả thi là 92,5%. Điều này cho thấy, việc nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia là đúng đắn và có ý nghĩa quan trọng, muốn có hành động tích cực thì trước hết phải có nhận thức đúng đắn.

Hiệu trưởng cần làm cho các cán bộ, giáo viên thấy rằng, nếu nhà trường phấn đấu đạt được các tiêu chuẩn đã qui định thì sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khí thế dạy – học trong trường, học sinh sẽ cố gắng học tập tốt hơn, các bậc phụ huynh sẽ yên tâm phấn khởi vì con em họ được học tập trong một môi trường tốt hơn, trường ra trường, lớp ra lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các biện pháp tiếp theo của việc xây dựng trường THPT ĐCQG trên địa bàn thành phố Hội An.

Biện pháp thứ ba: Xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục và đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa, mức độ khả thi là 90%, tính cấp thiết là 95% điều này cho thấy rằng việc xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục và đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa là cần thiết và những biện pháp đề xuất hoàn toàn khả thi.

Biện pháp thứ tư: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mức độ cấp thiết là 92,5%, song mức độ khả thi chỉ có 87,5%. Các phiếu tham khảo ý kiến tập trung vào tính cấp thiết và khả thi của biện pháp không đồng đều, chênh lệch giữa mức độ khả thi và tính cấp thiết là 5% %. Một bộ phận lớn

12,5% còn đang phân vân và thậm chí cho rằng về mức độ khả thi của biện pháp, vì vậy để biện pháp được thực hiện khả thi, các nhà quản lý giáo dục phải quan tâm hơn nữa trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.

Thực tế hiện nay nhiều học sinh có sức học yếu, không theo kịp chương trình THPT. Hiện tượng bỏ học giữa chừng còn cao( trên 3%). Các trường có tỷ lệ học sinh bỏ học khá cao là THPT Nguyễn Trãi và THPT Trần Hưng Đạo. Còn hai trường THPT Chuyên Lê Thánh Tông và THPT Trần Quý Cáp các chỉ tiêu về chất lượng đều đạt được. Khả năng xây dựng 2 trường trong thành phố Hội An ĐCQG đến năm 2020 rất khả thi.

Biện pháp thứ năm: Đảm bảo quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, mức độ cấp thiết là 97,5% và khả thi là 87,5%. Đảm bảo bảo quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho mỗi nhà trường, tuy nhiên vẫn còn số đối tượng khảo sát (12,5%) còn phân vân về mức độ khả thi của biện pháp. Điều này cho thấy việc đảm bảo quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học còn phụ thuộc vào ngân sách , sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với từng trường.

Biện pháp thứ sáu: Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia, mức độ khả thi là 95%, tính cấp thiết là 92,5%, kết quả này cho thấy việc tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia là cấp thiết.

Với kết quả phân tích trên cho ta thấy:

- Về tính cấp thiết: Cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cấp thiết, trong đó thấp nhất là 92,5% và cao nhất là 97,5%. Tuy nhiên trong biện pháp thứ 4 về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và biện pháp thứ 6 về xã hội hóa giáo dục vẫn có 7,5% người được hỏi còn phân vân về tính cấp thiết của biện pháp vì vậy lãnh đạo nhà trường cần phải chú trọng công tác nâng cao

chất lượng giáo dục hiện nay và vận dụng các biện pháp này vào thực tiễn từng trường, từng địa phương cần linh hoạt và sáng tạo, để các biện pháp đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả.

- Về tính khả thi: Cả 6 giải pháp đề xuất đều được đánh giá là khả thi, thấp nhất là 87,5% , cao nhất là 95%. Tuy nhiên trong biện pháp thứ 4 về nâng cao chất lượng giáo dục vẫn còn 12,5% người được hỏi còn phân vân về tính khả thi của biện pháp, nguyên nhân phân vân về biện pháp này vì ở 2 trường THPT Nguyễn Trãi và THPT Trần Hưng Đạo chất lượng giáo dục còn thấp. Riêng 2 trường THPT chuyên Lê Thánh Tông và THPT Trần Quý Cáp trong nhiều năm qua vẫn giữ vững chất lượng cao.

Vậy với tỉ lệ thấp nhất là 87,5% và cao nhất là 95% số người được hỏi ý kiến nhất trí với các biện pháp nêu trong luận văn, các biện pháp đều khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của chúng, mặc dù số ý kiến đánh giá ở các biện pháp chỉ tương đối đồng đều nhau và mức độ đánh giá của những đối tượng được trưng cầu ý kiến cũng khác nhau. Do vậy, việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý cần được tiến hành đồng bộ và nhất quán. Khi thực hiện một biện pháp này thì phải đặt trong sự chi phối và hướng tới hỗ trợ cho việc thực hiện các biện pháp khác. Nếu độc lập hóa việc thực hiện bất kỳ một biện pháp nào đó thì chẳng những không có tác dụng tăng cường quản lý mà còn tạo khó khăn cho việc đem lại kết quả cho ngay chính biện pháp đó. Việc vận dụng các biện pháp này vào thực tiễn từng trường, từng địa phương cần linh hoạt và sáng tạo, mỗi địa phương có thể bổ sung thêm những biện pháp để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả.Các biện pháp đề xuất được đưa ra sau khi đã khảo sát, điều tra thực tế ở địa phương, nhằm đáp ứng đòi hỏi từ thực tế ở các nhà trường. Nhu cầu cấp thiết hiện nay là đòi hỏi các trường THPT phải phấn đấu vươn lên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường xây dựng

cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Việc xây dựng 2 trường THPT đạt chuẩn quốc gia tại thành phố Hội An là hoàn toàn khả thi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu ở chương 1 và chương 2 về trường THPT ĐCQG. Trong chương 3 này, chúng tôi đề xuất 6 nhóm biện pháp xây dựng trường THPT ĐCQG, nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng trường THPT ĐCQG trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Các nhóm biện pháp này đã bao quát đầy đủ những tiêu chí của từng tiêu chuẩn của trường THPT ĐCQG

Các biện pháp đề xuất đã được lấy ý kiến các chuyên gia về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của từng biện pháp

Kết quả khảo nghiệm đã đưa những cứ liệu để khẳng định các biện pháp do luận văn đề xuất là có tính cấp thiết và có khả năng thực hiện. Nếu các cấp quản lý biết vận dụng một cách linh hoạt các nhóm biện pháp quản lý mà chúng tôi đã đề xuất, thì khả năng triển khai công tác xây dựng các trường THPT ĐCQG của thành phố Hội An trong thời gian tới sẽ đạt kết quả đúng theo kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trước yêu cầu đổi mới giáo dục

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Xây dựng trường chuẩn quốc gia là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Xây dựng trường chuẩn quốc gia nhằm đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện, tạo tiền đề để tiếp cận với trình độ phát triển giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới.

Trường THPT ĐCQG là trường THPT đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chuẩn của trường THPT ĐCQG được nêu rõ trong thông tư Số 47/2012/TT-BGDĐT, ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế công nhận trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia cụ thể là: Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường; Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục; Tiêu chuẩn 4: tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Tiêu chuẩn 5: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Vấn đề quản lý xây dựng trường THPT ĐCQG được dựa trên các nội dung: Quản lý xây dựng kế hoạch hóa; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá.

Đề tài chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xây dựng trường THPT ĐCQG như: công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường; chất lượng giáo dục của đơn vị; phối hợp tốt với các cấp, ngành và với PHHS; cơ sở vật chất nhà trường; sự quan tâm của các cấp lãnh đạo; chất lượng đội ngũ giáo viên.

Về mặt nghiên cứu thực trạng đề tài cho thấy công tác quản lý xây dựng trường THPT ĐCQG trên địa bàn thành phố Hội An vẫn còn một số hạn chế nhất định:

- Nhận thức về tầm quan trọng và nội dung xây dựng trường THPT ĐCQG của một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thật sự đầy đủ.

- Kế hoạch hóa xây dựng trường THPT ĐCQG chưa đạt yêu cầu.

- Công tác xã hội hóa giáo dục còn chậm nhiều khi còn mang tính tự phát trong quá trình thực hiện.

- Chất lượng giáo dục toàn diện toàn diện một số trường chưa đáp ứng chuẩn quốc gia.

- Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đáp ứng được các tiêu chí trường ĐCQG.

- Số lượng giáo viên giỏi cấp trường chưa đạt chỉ tiêu so với chuẩn quốc gia.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất hệ thống 6 biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến, đáp ứng yêu cầu của chính quyền và nhân dân thành phố trong việc đạt chỉ tiêu về phổ cập giáo dục bậc THPT.

1. Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia

2. Hình thành kế hoạch xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia trong kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường.

3. Xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục và đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa.

4. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

5. Đảm bảo quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học 6. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp có ý nghĩa thiết thực và có khả năng ứng dụng trong thực tiễn xây dựng trường THPT ĐCQG.

Kết quả nghiên cứu đề tài thỏa mãn các nhiệm vụ và phù hợp với giả thiết đã được đặt ra.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với UBND tỉnh Quảng Nam

- Tăng cường đầu tư kinh phí để đảm bảo các trường có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, y tế, khu giáo dục thể chất cho các trường…theo quy định

- Chỉ đạo Sở Nội Vụ phối hợp Sở GD-ĐT có kế hoạch tuyển giáo viên, công nhân viên đầy đủ số lượng và đảm bảo chất lượng cho các trường THPT trên địa bàn thành phố Hội An.

- Đưa vào Nghị quyết về xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

2.2. Đối với Sở GD-ĐT Quảng Nam

- Chỉ đạo và giúp đỡ các trường THPT lập đề án xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tình hình thực tế của mỗi nhà trường và từng địa phương.

- Tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện tiến độ xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia của các đơn vị, có biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp các nhà trường phấn đấu và giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia

- Sở GD&ĐT tham mưu với UBND tỉnh để giúp các nhà trường có đủ số giáo viên, nhân viên cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện về thời gian và tài chính để cán bộ, giáo viên được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tổ chức cán bộ quản lý tham gia tham quan học tập.

- Trong kế hoạch tuyển sinh cần đảm bảo số lượng học sinh trong một lớp.

2.3. Đối với UBND thành phố Hội An

- Đưa vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố nghị quyết về kế hoạch xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia, trong đó tạo điều kiện

về quỹ đất để xây dựng khu giáo dục thể chất cho các trường.

- Có nguồn vốn đối ứng để xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đang tiến hành xây dựng trường THPT ĐCQG khi có sự phối hợp đầu tư của tỉnh và của Sở GD-ĐT.

- Tổ chức các hội nghị bàn về công tác giáo dục địa phương, trong đó có thảo luận, kiểm tra tiến độ xây dựng trường chuẩn ở các trường.

2.4. Đối với các trường THPT

- Tích cực tham mưu với các cấp chính quyền, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Xây dựng tốt kế hoạch, tổ chức tố bộ máy nhân sự, tận dụng mọi thời cơ, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong quá trình hoạt động.

- Phát huy tính dân chủ, xây dựng tinh thần đoàn kết, đồng thuận trong tập thể trong tập thể Hội đồng sư phạm, để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ các năm học, từng bước xây dựng trường chuẩn quốc gia theo kế hoạch.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia tại thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 121 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)