Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia tại thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 104 - 108)

3.2. BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG THPT ĐCQG TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN TỈNH QUẢNG NAM

3.2.2. Nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học

a. Mc đích ý nghĩa

“Tinh thần, ý thức sẽ trở thành lực lượng vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng”. Đây là luận điểm nổi tiếng của Chủ nghĩa Mác-Lenin khẳng định vai trò ý thức, tư tưởng trong hoạt động cách mạng.

Nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng. Trong quá trình hoạt động nhận thức giữ vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất

bại của hoạt động, vì vậy muốn thành công một vấn đề nào đó thì phải có nhận thức đúng, phải hiểu sâu sắc ý nghĩa của hành động đó.

Như vậy công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cần được quán triệt về tư tưởng, nhận thức. Đó là việc làm quan trọng và cần thiết đầu tiên.

Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường cần hiểu rõ vấn đề, phải nắm được đường lối, chủ trương của Đảng, của Nhà nước, của ngành và của địa phương về xây dựng trường chuẩn quốc gia. Từ trong tư tưởng, nhận thức của mỗi người phải xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Cán bộ quản lý nhà trường lại cần hiểu biết rõ thực tế nhà trường và địa phương. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu, là điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục,tạo điều kiện tốt nhất để các em được học tập.

b. Ni dung

Muốn làm bất cứ công việc gì, trước hết phải hiểu được mục đích của công việc đó, hiểu biết ý nghĩa của nó. Thực tế cho thấy, khi nói đến trường tiên tiến hay tiên tiến xuất sắc thì nhiều người hiểu rõ, nhưng khi nói đến trường ĐCQG thì có không ít người nhận thức chưa đầy đủ. Vì vậy cần tuyên truyền để mọi người nhận thức thấu đáo về trường THPT ĐCQG, việc xây dựng trường THPT ĐCQG đem lại lợi ích gì cho học sinh, cho cộng đồng

Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh về trách nhiệm của mỗi bản thân trong việc thực hiện tốt nội dung của 5 tiêu chuẩn trong Quy chế công nhận trường THPT đạt chuẩn quốc gia của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành ngày 7/12/2012 “Qui chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia” kèm theo Thông tư số 47/2012/TTBGDĐTcủa Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/1/2013

Sau khi đã nắm được những nội dung, những nhận thức chung về trường THPT trên đây, các cán bộ giáo viên sẽ có cơ sở, có niềm tin để có sự hiểu biết, sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa, nội dung của trường THPT đạt chuẩn quốc gia

Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần làm cho mọi người hiểu rõ, nắm được đầy đủ các qui định một cách chi tiết 5 tiêu chuẩn của trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Nhà trường cần cung cấp đầy đủ các văn bản là các Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường, Quyết định, Quy chế… về tiêu chuẩn công nhận trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Các tài liệu này được gửi tới các thầy giáo cô giáo và học sinh trong nhà trường có thể tóm lược những nội dung quan trọng, cụ thể của từng tiêu chí thật ngắn gọn, từ ngữ đơn giản, dễ nhớ, giúp mọi người hiểu đúng, đầy đủ yêu cầu cần đạt của trường chuẩn quốc gia.

Hình thức tuyên truyền, phổ biến cần được đa dạng hoá nhằm nâng cao hiệu quả, lôi cuốn được nhiều người tham gia. Muốn việc tuyên truyền có hiệu quả chúng ta phải đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền: có thể là trực tiếp bằng lời hay gián tiếp hay bằng văn bản.

Có một số việc làm như sau:

- Hiệu trưởng trực tiếp tuyên truyền, cung cấp thông tin trong các cuộc họp của nhà trường, hội đồng sư phạm, ban đại diện cha mẹ học sinh, các cuộc họp của các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Thông qua các cuộc họp đó mà truyền đạt đến mọi người vai trò, ý nghĩa, tác dụng của trường THPT đạt chuẩn quốc gia, nội dung, yêu cầu của 5 tiêu chuẩn, kế hoạch xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia của nhà trường. Làm thế nào mọi người đều thấy được những lợi ích mà trường đạt chuẩn mang lại, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện , quảng bá hình ảnh ngôi trường và có cơ sở vật chất đảm bảo, trang thiêt bị đầy đủ để dạy học tốt hơn, trường ra trường, lớp ra lớp.

- Công khai đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia của nhà trường và trình các cấp xem xét ủng hộ chủ trương, tạo sự đồng thuận của xã hội.

- Ban chỉ đạo tổ chức hội thảo về chuyên đề xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia

- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh tham quan, học tập các trường THPT đã ĐCQG trên địa bàn tỉnh và một số nơi khác theo từng điều kiện cụ thể.

- Tuyên truyền gián tiếp thông qua các văn bản, chỉ thị, báo cáo, thông báo… chuyển đến các cấp, các ngành, các đoàn thể, các thành viên có liên quan nắm bắt chủ trương xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia của Bộ GD&ĐT, kế hoạch của nhà trường, để nắm bắt và phối hợp.

- Tham mưu với Sở GD-ĐT, Thành Uỷ, UBND thành phố đưa vấn đề xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia vào nghị quyết, chương trình hành động của địa phương và của Tỉnh. Đây là việc làm mang tính quyết định, nó thể hiện việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia là trách nhiệm của cả cộng đồng. Từ đó có cơ hội tranh thủ được sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng địa phương, huy động các nguồn lực của địa phương để xây dựng thành công trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

- Ngoài những hình thức trên đây còn có thể dùng nhiều hình thức khác để tuyên truyền về chủ trương xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia như: tuyên truyền trên wedside của nhà trường, thông qua góc tuyên truyền của nhà trường, tổ chức kỷ niệm thành lập trường, các lễ hội, các cuộc giao lưu, các phong trào thi đua…

Qua tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, về việc cần thiết xây dựng trường THPT ĐCQG, có bộ phận không nhỏ ( 23,3%) đội ngũ giáo viên THPT phân vân và cho rằng việc xây dựng trường THPT ĐCQG là chưa thật sự cần thiết. Điều này càng đặt vai trò của cán bộ quản lý phải chú ý đến

việc nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia, tạo sự đồng thuận nhất trí cao trong mỗi hội đồng sư phạm các trường, tránh tình trạng hô hào nhưng không có người hưởng ứng hoặc đối phó, chiếu lệ.

Điều này dẫn đến sức ỳ và khó để đạt mục tiêu xây dựng trường chuẩn.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia tại thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)