CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG THPT ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
Khái niệm “quản lý” là khái niệm rất chung, tổng quát. Nó dùng cho cả quá trình quản lý xã hội, quản lý giới vô sinh cũng như quản lý giới sinh vật. Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý.
Sự quản lý sẽ hình thành khi có những con người tập hợp nhau thành tổ chức hay nhóm. Tổ chức hay nhóm có cấu trúc nhất định gồm những con người cùng hoạt động vì một mục tiêu nào đó.
Để đạt được mục tiêu của tổ chức phải có người đứng đầu điều khiển, tổ chức các hoạt động, tác động đến từng cá nhân trong tổ chức hay nhóm làm
cho các hoạt động của mỗi cá nhân đạt hiệu quả, mục tiêu của tổ chức. Người đứng đầu tổ chức hay nhóm gọi là người quản lý hoặc thủ lĩnh. Người quản lý tổ chức có trách nhiệm phân bổ nguồn lực, dẫn dắt sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để hành động theo kế hoạch và đạt đến mục đích.
Sự tổ chức, tác động điều khiển của người quản lý thường được định nghĩa:
Quản lý là quá trình chủ thể tác động đến khách thể nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị bằng cách vận dụng các hoạt động như kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra [13].
Theo Đặng Quốc Bảo: Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là việc thực hiện hai quá trình liên hệ chặc chẽ với nhau quản và lý. Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, gìn giữ, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”, quá trình “lý” gồm việc sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ vào phát triển [1].
Theo Trần Kiểm: Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [26].
Từ những quan niệm đó, quản lý có chung những dấu hiệu sau;
- Hoạt động quản lý được tiến hành trong một nhóm hay một tổ chức - Hoạt động quản lý là những tác động có tính hướng đích
- Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp của các cá nhân tổ chức hay nhóm nhằm thực hiện đạt được mục tiêu của tổ chức
Quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển cao thì vai trò của quản lý càng lớn và nội dung quản lý càng phức tạp.
Người ta có thể tiếp cận khái niệm quản lý theo nhiều cách khác nhau, theo nhiều góc độ khác nhau. Theo góc độ tổ chức đó là: cai quản, chỉ huy,
lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra. Theo góc độ điều khiển từ quản lý là: lái, điều khiển, điều chỉnh.
Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (hay là đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con người trong các quá trình sản xuất - xã hội để đạt được mục đích đã định. [15]
Theo góc độ kinh tế: Quản lý là tính toán sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra.
Theo góc độ chung nhất: Quản lý là vạch ra mục tiêu cho một bộ máy, lựa chọn phương tiện, điều kiện tác động đến bộ máy để đạt tới mục tiêu.
Theo Henry Fayol (1841-1925) đã nghiên cứu kĩ bản chất và tính chất công việc của người quản lý và đi đến kết luận rằng: Quản lý đó là dự tính (dự toán và lập kế hoạch), tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra.
Từ rất nhiều định nghĩa dưới các góc độ khác nhau, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát là: Quản lý một đơn vị (cơ sở sản xuất, cơ quan, trường học, địa phương…) với tư cách là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp tích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. [15]
Tất cả các quan điểm trên có thể hiểu: Quản lý là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thỏa mãn nhu cầu chung và đạt được các mục tiêu đã xác định.
Đề tài tiếp cận khái niệm quản lý là: Quản lý là quá trình chủ thể tác động đến khách thể nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị bằng cách vận dụng các hoạt động như kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. [14]
Sơ đồ mô hình quản lý b. Quản lý giáo dục
Khoa học quản lý giáo dục đã hình thành và phát triển khá sớm, trở thành yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Về mặt lịch sử, khoa học quản lý giáo dục ra đời sau khoa học quản lý kinh tế, vì vậy nó sử dụng được những thành tựu khoa học quản lý. Theo vấn đề chiến lược phát triển giáo dục thời kỳ CNH-HĐH, trên thế giới còn tồn tại hai xu hướng phát triển về khoa học quản lý giáo dục:
- Xu hướng thứ nhất là thực hiện quá trình quản lý giáo dục trên cơ sở của quản lý kinh tế, coi quản lý cơ sở giáo dục như một loại xí nghiệp đặc biệt.
- Xu hướng thứ hai là quá trình quản lý giáo dục bắt nguồn từ lý luận quản lý xã hội. Xã hội chia làm ba lĩnh vực; Chính trị - xã hội, văn hóa - tư tưởng, và kinh tế, trong đó quản lý giáo dục nằm trong lĩnh vực quản lý văn hóa - tư tưởng.
Quản lý giáo dục theo nghĩa rộng là quản lý hoạt động giáo dục trong xã hội. Quá trình đó bao gồm các hoạt động có tính giáo dục của bộ máy Nhà nước của các tổ chức xã hội, của hệ thống giáo dục quốc dân, của gia đình.
Công cụ
Chủ thể
quản lý Khách thể
quản lý
Phương pháp
Mục tiêu
Quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp bao gồm: “quản lý hệ thống giáo dục”
là quản lý các hoạt động giáo dục đào tạo diễn ra trong các đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh, quốc gia) và “quản lý nhà trường” là những hoạt động có mục đích, có hệ thống, có khoa học, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là quá trình dạy học và giáo dục diễn ra ở các cơ sở giáo dục.
Quy luật của tiến bộ xã hội là thế hệ sau phải lĩnh hội cả những kinh nghiệm xã hội của thế hệ đi trước và tích lũy truyền lại, đồng thời phải làm phong phú thêm những kinh nghiệm đó. Thực hiện quy luật này là chức năng của giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. Quản lý giáo dục có hai chức năng: ổn định duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của kinh tế xã hội và đổi mới, phát triển quá trình đào tạo đón đầu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Như vậy, quản lý giáo dục là hoạt động điều hành của các nhà trường để giáo dục, vừa là sức mạnh, vừa là mục tiêu của nền kinh tế [2]. Với chức năng trên quản lý giáo dục có vị trí cao nhất trong việc tạo điều kiện xã hội hóa cá nhân, hình thành và phát triển nhân cách, nhằm giúp con người đảm nhận và gánh vác được những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Trần Kiểm cho rằng: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em.[24]
Theo một số học giả nước ngoài thì “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức, phương pháp, cán bộ giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính, ...) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” (M.M. Zade).
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu quản lý giáo dục là sự
tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục của từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đều phải thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý là: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá, thông tin.
Các chức năng này có mối liên hệ ràng buộc, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tạo sự kết nối từ chu trình này sang chu trình sau theo hướng phát triển, trong đó yếu tố thông tin là trung tâm, là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động của công tác quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, là cơ sở cho việc ra quyết định quản lý. Các chức năng quản lý không phảỉ là cái "nhất thành bất biến", trái lại nó luôn biến đổi cho phù hợp.
c. Quản lý nhà trường
Trong quản lý giáo dục phải hướng đến quản lý nhà trường. Quản lý nhà trường là một trong những nội dung quan trọng nhất của hệ thống quản lý giáo dục nói chung. Quản lý nhà trường là quản lý cơ sở của giáo dục.
Quản lý nhà trường còn là vấn đề tác động có tổ chức sư phạm, có tính hướng đích đến toàn bộ các mặt của quá trình giáo dục, nên phải kết hợp hài hòa các khoa học: Giáo dục học, Xã hội học, Tâm lý học, Khoa học quản lý…
Theo Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh. [21]
Tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: Trường học là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra quá trình đào tạo – giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố thầy trò”, trường học là một bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở [1]
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: Quản lý nhà trường là những tác động tự
giác của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục [25]
Tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng: Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng GD&ĐT trong nhà trường [33]
Như vậy quản lý nhà trường có nhiệm vụ làm cho các thành tố trên vận hành, liên kết chặt chẽ với nhau, nhằm đưa hoạt động quản lý đạt mục tiêu đề ra.