Khái quát tình hình phát triển giáo dục tại Thành phố Hội An

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia tại thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 61 - 71)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG THPT ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TẠI THÀNH PHỐ HỘI

2.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ HỘI AN

2.2.5. Khái quát tình hình phát triển giáo dục tại Thành phố Hội An

Quy mô phát triển trường lớp trên địa bàn thành phố được tăng cường mở rộng ở các ngành học, bậc học, cơ sở vật chất, mạng lưới trường lớp tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp, đảm bảo yêu cầu, đến nay toàn thành phố có 21/41 trường đạt chuẩn quốc gia, gồm 9/13 trường mẫu giáo; 10/14 trường tiểu học; 3/10 trường THCS. Đội ngũ giáo viên các bậc học, cấp học tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nhiệp THCS đều đạt trên 99%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hằng năm đạt trên 99,4%. Tỷ lệ trúng tuyển vào các trường Cao đẳng, Đại học ngày càng tăng.

Ngành Giáo dục tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, đội ngũ CBQL, GV được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạt chuẩn nghề nghiệp, đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng, một số cán bộ quản lý, GV đã được nâng cao trình độ trên chuẩn. Công tác GD&ĐT đạt được mục tiêu đổi mới toàn diện, tiếp tục giữ vững vị trí là một trong những địa phương có chất lượng cao của tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục, việc chăm lo đời sống nhà giáo ngày càng được cải thiện; thành phố quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp CSVC, trang thiết bị trường lớp, đạt vượt chỉ

tiêu đề ra; hoàn thành quy hoạch chi tiết mạng lưới trường lớp đến năm 2020 làm cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục.

a. V phát trin mng lưới trường, lp, hc sinh toàn thành ph

Mạng lưới trường lớp ở thành phố Hội An tương đối ổn định, đảm bảo học sinh trong độ tuổi ra lớp. Trong các cấp học tiểu học và THCS số lượng học sinh khi sang khối lớp mới không thay đổi đáng kể vì là học sinh trong địa phương thành phố. Tuy nhiên lên bậc THPT số lượng học sinh có thay đổi đáng kể, một mặt do phân luồng học sinh sau THCS, mặt khác do học sinh các địa phương khác đến học tại thành phố Hội An, nhất là trường THPT Chuyên Lê Thánh Tông lấy học sinh từ các huyện, thành phố phía bắc tỉnh Quảng Nam. Cụ thể được thể hiện ở các bảng sau:

Bng 2.1. S liu thng kê v giáo dc Hi An trong nhng năm gn đây

Mục ĐVT Năm học

2012-2013

Năm học 2013-2014

1- Trường học Trường 41 41

Mẫu giáo “ 13 13

Phổ thông “ 28 28

* Tiểu học “ 14 14

* Trung học cơ sở “ 10 10

* Trung học phổ thông “ 4 4

2- Lớp Lớp 633 664

Mẫu giáo “ 196 219

Phổ thông “ 437 445

* Tiểu học “ 217 225

* Trung học cơ sở “ 127 131

* Trung học phổ thông “ 93 89

3-Phòng học Phòng 610 615

Mẫu giáo “ 196 219

Phổ thông “ 414 396

* Tiểu học “ 251 233

* Trung học cơ sở “ 101 106

* Trung học phổ thông “ 62 57

4- Học sinh Học sinh 20.465 21.285

Mẫu giáo “ 4.869 5.546

Phổ thông “ 15.596 15.739

* Tiểu học “ 6.899 7.213

* Trung học cơ sở “ 4.644 4.827

* Trung học phổ thông “ 4.053 3.699

( Nguồn từ chi cục thống kê thành phố Hội An năm 2013) Bng 2.2. S liu v hc sinh theo các cp hc

ĐVT: Học sinh

STT Chỉ tiêu Năm học

2012-2013

Năm học 2013-2014

Tổng số học sinh 15.596 15.739

A Học sinh tiểu học 6.899 7.213

1 - Lớp 1 1.457 1.592

2 - Lớp 2 1.386 1.452

3 - Lớp 3 1.380 1.387

4 - Lớp 4 1.417 1.371

5 - Lớp 5 1.259 1.411

B Học sinh THCS 4.644 4.827

1 - Lớp 6 1.181 1.279

2 - Lớp 7 1.297 1.162

3 - Lớp 8 1.173 1.269

4 - Lớp 9 993 1.117

C Học sinh THPT 4.053 3.699

1 - Lớp 10 1.306 1.193

2 - Lớp 11 1.367 1.191

3 - Lớp 12 1.380 1.315

( Nguồn từ chi cục thống kê thành phố Hội An năm 2013) b. Hot động xây dng các trườngTrung hc ph thông

Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục:

Trên cơ sở Khung chương trình giáo dục phổ thông được ban hành theo QĐ số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ, các trường chỉ đạo các tổ chuyên môn chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục thông qua việc đối chiếu, rà soát nội dung giữa các môn học để điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học.

Căn cứ Công văn số 5842/BGDĐT-GDTrH, ngày 01/9/2011 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT;

Công văn số 2489 /SGDĐT- GDTrH, ngày 09/9/2011 của Sở GD-ĐT Quảng Nam, các trường thực hiện:

-Tiếp tục chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên tổ chức thảo luận, thống nhất nội dung và bàn giải pháp dạy học cụ thể để thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học.

- Tiếp tục chỉ đạo tổ bộ môn căn cứ khung chương trình, phân phối chương trình và điều chỉnh nội dung dạy học của môn học, bàn bạc thống nhất phân phối chương trình cụ thể phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với thời lượng dạy học, điều kiện thực tế và đối tượng học sinh của trường mình. Phân phối chương trình phải được sự phê duyệt của Hiệu trưởng và được tổ chức thực hiện bắt buộc cho chương trình môn học đó.

- Giao quyền chủ động và hướng dẫn các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình chi tiết theo khung thời gian 37 tuần thực học, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và kiểm tra định kì.

Tổ chức dạy học ngoại ngữ

- Các đơn vị xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên để triển khai thí điểm Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” , thực hiện Quyết định 1400/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020tại tỉnh Quảng Nam;

Nâng cao chất lượng giáo dục nghề phổ thông tại các trường, vận dụng hiệu quả các tài liệu đã được tập huấn của Tổ chức VVOB như “Tư vấn hướng nghiệp”, “Quản lý công tác hướng nghiệp học sinh phổ thông” và “Tài liệu bổ sung hoạt động giáo dục hướng nghiệp” vào công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp; chú trọng việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống.

Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

- Thực hiện Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT về hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra ban hành của Bộ; các tổ bộ môn cần tăng cường tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kĩ thuật, kĩ năng ra đề, soạn đáp án

và hướng dẫn chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

- Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành trong các môn học; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; tăng cường liên hệ thực tế, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học.

- Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông

- Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không;

kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kì, cuối năm học.

- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên các bộ môn cần coi trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát các hoạt động và kết quả hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng các hoạt động về kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.

- Tiếp tục tăng cường xây dựng "Nguồn học liệu mở" (thư viện) câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ, sở GDĐT, phòng GDĐT và các trường học.

-Kết quả đánh giá năm học 2013-2014 của 4 trường THPT trong thành phố như sau:

Về Hạnh kiểm:

Tổng số học sinh

Tốt Khá TB Yếu

SL TL SL TL SL TL SL TL

3681 2544 69.1% 853 23,2% 243 6,6% 41 1,1%

Về học lực:

Tổng số HS

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL %

3681 356 9,7 1373 37,3 1272 34,5 626 17,0 54 1,5

c. Công tác phát trin đội ngũ nhà giáo và cán b qun lý giáo dc . Tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kết hợp với thực hiện Quy định đạo đức nhà giáo theo QĐ số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/04/2008 và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

- Động viên các nhà giáo tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học và tự giác chấp hành tốt qui định về đạo đức nhà giáo ban hành theo QĐ số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/04/2008.

Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ quản lý và giáo viên. Tổ chức thực hiện tốt học tập chính trị hè cho cán bộ quản lý và giáo viên. Tổ chức thực hiện thông tư liên tịch 35/TTLT-BGD&ĐT-BNV về biên chế để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên, nhân viên cho các môn học, viên chức phụ trách thư viện, thiết bị dạy học.

Triển khai nhân rộng và áp dụng hiệu quả các chuyên đề đã được Tổ

chức VVOB hỗ trợ tập huấn trong thời gian qua vào công tác quản lý và giảng dạy; đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý.

Mỗi tổ chuyên môn bằng các hình thức phù hợp cần tăng cường các hình thức bồi dưỡng, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ hoạt động dạy học thông qua tổ bộ môn, qua mạng internet. Đối với các trường xây dựng trường chuẩn quốc gia cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của trường, của tổ chuyên môn theo qui định tại Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.

Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng theo Thông tư 29, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo Thông tư 30 của Bộ. ; tiếp tục rà soát đánh giá năng lực giáo viên ngoại ngữ (môn tiếng Anh), tổ chức bồi dưỡng theo các chuẩn quy định của Bộ GDĐT đáp ứng việc triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.

Tổ chức Thi giáo viên giỏi theo Thông tư số 21 /2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ. Hai năm qua, nhiều đơn vị đã tổ chức thi giáo viên giỏi cấp cơ sở đúng theo các qui định của Bộ, tạo nguồn để giáo viên tham gia dự thi cấp tỉnh vào năm 2015.

Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn theo hướng sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn tổ để chia sẻ các kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Tổ trưởng chuyên môn trường trung học chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và tổ chức các hoạt động chuyên môn .Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp, quan tâm bồi dưỡng,bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên kiến thức, kỹ năng về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; tăng cường tổ chức hội thảo từ cấp trường, cụm trường, triển khai thực hiện quy định mới về đánh giá giờ dạy của giáo viên trung học.

Sinh hoạt cụm chuyên môn THPT được tổ chức 1 lần/1 năm/ 1 môn theo hướng nâng cao chất lượng sinh hoạt cụm.

Bồi dưỡng giáo viên năng lực nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học; tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.

Tăng cường quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục

Các trường THPT đã chủ động rà soát đội ngũ, tham mưu Sở bố trí sắp xếp nhân sự, đội ngũ để đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên, nhân viên.

- Các trường THPT có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà trường, các trường cử cán bộ, giáo viên, nhân viên đi học gồm ; trong đó, Thạc sĩ: 17 người; quản lý nhà nước: 03 người;

- Chú trọng thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận, dự nguồn. Hầu hết cán bộ quản lý trường học được bổ nhiệm đều hội đủ các điều kiện về trình độ đào tạo và năng lực công tác, đảm bảo cho việc lãnh đạo, chỉ đạo ở các trường học.

- Cử CBGV các cấp học tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn của ngành.

Bng 2.3. Tng hp s lượng đội ngũ giáo viên các cp hc thành ph Hi An Giáo viên Năm 2012-2013 Năm 2013-2014

Mẫu giáo 305 376

Phổ thông 849 847

* Tiểu học 322 334

* Trung học cơ sở 346 336

* Trung học phổ thông 181 177

Tổng cộng 1.154 1.223

(Nguồn: chi cục thống kê thành phố Hội An năm 2013)

Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, các trường đã thực hiện tốt công tác quy hoạch số lượng CB-GV đảm bảo thực hiện giảng dạy đúng và đủ số tiết dạy theo quy định. Thực hiện triệt để công tác luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý, công tác bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý được thực hiện đúng quy trình. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo từng giai đoạn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Bng 2.4. Tng hp s lượng đội ngũ cán b qun lý giáo dc 4 trường THPT trong thành ph Hi An.

BGH Nữ Đảng Viên

Trình độ chuyên môn

Trình độ lý luận

chính trị Tuổi đời Trên

ĐH

Đại Học

Cao cấp

Trung cấp

Cấp

Dưới 40

Trên 50

10 1 10 6 4 0 7 3 4 6

Trình độ chuyên môn

CBQL đã đạt trình độ trên đại học với tỷ lệ cao 60%, . Điều này có thể nói đội ngũ CBQL đã có nhiều cố gắng phấn đấu nâng cao trình độ, nhất là các cán bộ trẻ.

Trình độ chính trị

Tất cả CBQL ở các trường THPT đều là đảng viên. Với tỷ lệ 70%

CBQL đã được bồi dưỡng về lý luận chính trị chủ yếu là trung cấp chính trị, còn 30% CBQL chưa có bằng cấp về trình độ lý luận chính trị. Tuy nhiên, họ đã cố gắng lãnh đạo tập thể thực hiện tốt các nhiệm vụ, đúng đường lối mục tiêu của Đảng, Nhà nước và của ngành học, bậc học.

Về tuổi đời

Qua kết quả nghiên cứu bảng 2.3, có thể thấy rằng hơn nửa CBQL ở các trường THPT trên 50 tuổi, còn lại dưới 40 tuổi. Tất cả các hiệu trưởng đều

trên 50 tuổi. Điều này cho thấy đội ngũ đa phần có nhiều kinh nghiệm. Sự kết hợp với những người có kinh nghiệm với lớp trẻ năng động tạo điều kiện thực hiện các hoạt động trong nhà trường được phong phú, hỗ trợ cho nhau, công việc dễ chu toàn hơn. Điều này phù hợp với các trường THPT.

d. Xây dng CSVC, thiết b giáo dc ca các trường THPT

- Các trường THPT trên địa bàn thành phố Hội An cơ bản đã được đầu tư xây dựng đầy đủ các khối phòng chức năng như khu hiệu bộ, phòng học đảm bảo dạy 2 buổi/ngày, phòng bộ môn, phòng thư viện, phòng công nghệ thông tin. Nhiều trường học 2 buổi /ngày đều thừa một số phòng học dùng để dạy phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi.

- 100% trường học có đủ nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh, hầu hết nhà vệ sinh đạt yêu cầu, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Tỉnh Quảng Nam đã đưa vào dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2 của trường THPT Chuyên Lê Thánh Tông ( trên 100 tỷ), sửa sang khu hiệu bộ trường THPT Nguyễn Trãi ( 1,8 tỷ), xây dựng dãy phòng học 18 phòng trường THPT Trần Quý Cáp ( 12 tỷ) và mở rộng diện tích khu vực trường THPT Trần Hưng Đạo đề xây dựng khu thể chất.

- Trang thiết bị dạy học được các trường mua sắm theo danh mục tối thiểu, đảm bảo hoạt động dạy học tại các trường và được bổ sung thường xuyên.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia tại thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)