Nhận thức của CBQL, giáo viên và nhân viên về xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia tại thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 86 - 89)

Tông

Trường Nguyễn

Trãi

Trường Trần

Quý Cáp

Trường Trần Hưng Đạo 1. Tham mưu tốt cho địa phương

về giáo dục.

2. Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức và hoạt động đúng Điều lệ

3. Quan hệ chặt chẽ nhà trường – gia đình - xã hội.

4. Huy động tốt các lực lượng xã hội xây dựng cơ sở vật chất

Đạt Đạt

Đạt Đạt

Đạt Đạt

Đạt Đạt

Đạt Đạt

Đạt Đạt

Đạt Đạt

Đạt

Chưa đạt Tng hp chung v tiêu chun 5 Đạt Đạt Đạt Chưa

đạt Qua bảng 2.15, ta nhận thấy các nhà trường cơ bản có làm tốt công tác xã hội hóa học tập, huy động các nguồn lực, tuy nhiên tập trung và các khâu xin cấp phát học bỗng cho học sinh, sửa chữa nhỏ, phối hợp các cơ quan trong việc giáo dục học sinh, hỗ trợ các phong trào.

Riêng công tác huy động xây dựng cơ sở vật chât chưa nhiều. Việc xây dựng cơ sở vật chất chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước.

2.3.2. Nhận thức của CBQL, giáo viên và nhân viên về xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia

Xây dựng hệ thống trường học đạt chuẩn Quốc gia ở mỗi cấp học, bậc

học là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Giáo dục và Đào tạo; là xây dựng điều kiện để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện được quy định tại Chiến lược phát triển giáo dục của Chính phủ.

Chủ trương xây dựng trường được các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn ngành tập trung chỉ đạo khá hiệu quả góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, đã làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên toàn thành phố, đặc biệt đã tác động sâu sắc tới nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh.Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia các cấp học thuộc Phòng GD-ĐT Hội An quản lý thực hiện khá tốt, nhất là ỏ cấp tiểu học.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài từ 2006 từ khi có nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia, song do áp lực tuyển sinh về tuyển sinh, nhu cầu học tập học sinh tăng lên, trong khi đó thực lực lúc đó tại Hội An chỉ có 02 trường THPT là trường THPT Trần Quý Cáp và trường THPT Nguyễn Trãi, với số phòng học khiêm tốn, trong lúc số lượng học sinh nhu cầu cao, nên số lượng học sinh mỗi lớp trung bình trên 50 học sinh/ lớp, không đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu. Hơn nữa, tất cả các trường do diện tích đất không đảm bảo để xây dựng khu giáo dục thể chất. Đến năm 2009-2010, trên địa bàn thành phố, thành lập thêm trường THPT Trần Hưng Đạo, áp lực số lượng học sinh có giảm xuống. Lúc này trường THPT Nguyễn Trãi chưa đủ thực lực, trong khi đó do tình hình khách quan, tỉnh Quảng Nam từ năm học 2011-2012 có kế hoạch nâng trường THPT Trần Quý Cáp lên trường chuyên( Nay đã thay đổi lại kế hoạch, giữ lại trường THPT Trần Quý Cáp, xây dựng mới trường THPT Chuyên Lê Thánh Tông), nên đến nay chưa có trường THPT nào trên thành phố đạt chuẩn quốc gia. Về

việc tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, về việc cần thiết xây dựng trường THPT ĐCQG, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến 30 CBQL và giáo viên, kết quả thu được như sau:

Bng 2.18. Nhn thc ca cán b qun lý, giáo viên, v vic cn thiết xây dng trường THPT ĐCQG trên địa bàn thành ph Hi An,

tnh Qung Nam

Đánh giá mức độ cần thiết Số lượng Tỉ lệ %

Rất cần thiết 6 20 %

Cần thiết 17 56,7 %

Phân Vân (có cũng được, không cũng được) 2 6,6 %

Không cần thiết 5 16,7 %

Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy có 76,7% cán bộ quản lý, giáo viên được khảo sát đã nhận thức tích cực về tầm quan trọng xây dựng trường THPT ĐCQG, kết quả này cho thấy sẽ có kết quả tốt về công tác triển khai thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn 6,6% phân vân cho rằng việc xây dựng trường THPT ĐCQG có cũng được, không cũng không sao, và 16,7% ý kiến cho rằng không cần thiết. Kết quả này cho thấy một tỉ lệ không nhỏ giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về sự cần thiết của việc xây dựng trường THPT ĐCQG, nhất định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác chỉ đạo, triển khai hoạt động xây dựng trường THPT ĐCQG một cách đồng bộ của nhà trường. Với kết quả khảo sát trên đặt ra nhiệm vụ quan trọng với lãnh đạo nhà trường trong việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về sự cần thiết của việc xây dựng trường THPT ĐCQG. Cần tạo sự đồng thuận trong đội ngũ mới có thể thực hiện được công tác này. Lãnh đạo các nhà trường phải tìm hiểu kỹ vì sao một bộ phận giáo viên xem việc xây dựng trường chuẩn là không cần thiết, không phải tất cả đều phản đối việc xây dựng trường nhưng họ sẽ có lý

do của họ. Chúng ta phải phân tích để họ thấy được mặt tích cực trong công tác này.

Một phần của tài liệu Quản lý xây dựng trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia tại thành phố hội an, tỉnh quảng nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)