Tính dục – yếu tính dựng chân dung con người

Một phần của tài liệu Yếu tố tính dục trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 22 - 42)

CHƯƠNG 2. TÍNH DỤC VỚI CÁCH XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ

2.1. TÍNH DỤC – CÁCH THỨC QUAN TRỌNG ĐỂ XÂY DỰNG NHÂN VẬT

2.1.1. Tính dục – yếu tính dựng chân dung con người

Tính dục là một trong những vấn đề trung tâm của chủ nghĩa Freud.

Với vai trò to lớn đối với đời sống con người và xã hội, tính dục, theo Freud, là cái cốt lõi của vô thức và không phụ thuộc vào những phương thức biểu hiện của quan niệm nào cả. Phân tâm học tìm hiểu trạng thái tâm lí của vấn đề tính dục, từ đó xem xét những ảnh hưởng của nó đối với tinh thần của con người. Bản năng tính dục là nguồn gốc của mọi công trình sáng tạo vĩ đại nhất. Có hai loại tính dục: tính dục lành mạnh là loại tính dục có ích và tính dục sa đọa khiến con người sa sút về mặt thể chất lẫn tâm hồn, gây nên tâm bệnh.

Dưới góc nhìn phân tâm học và nỗ lực cách tân văn học, Nguyễn Đình Tú đi sâu vào nỗi niềm của con người với những ẩn ức về tình yêu, tình dục.

Với lối viết phóng khoáng nhưng ít rơi vào tự nhiên chủ nghĩa, sex được “nhà văn cấp úy” sử dụng như Murakami đã làm với Rừng Nauy. Nó tô đậm nỗi buồn của một bộ phận giới trẻ bơ vơ về tinh thần, mất phương hướng sống, rơi vào cô đơn, tuyệt vọng.

Trong Nháp, hai nhân vật Đại và Thạch như là hai mặt của một thực thể, là phản biện những cái tôi của cùng con người. Nếu như Đại có khát vọng tìm đến cái đẹp thánh thiện, hoàn mĩ với Thảo để rồi sa vào bi kịch và cuối cùng có sự thức tỉnh thì Thạch với “ám ảnh nhược tiểu giống đực” bị cuốn

vào vòng tình dục đồng giới, đánh mất năng lực tình dục tự nhiên, rơi vào bế tắc.

Luôn giữ trong mình hình ảnh thơ ấu của Thảo, tình yêu của Đại với Duyên như kiểu “lửa gần rơm”, và thực sự đã cháy khi “bây giờ đây Duyên đang cùng người con trai ấy ngồi bên nhau dưới góc cây tai voi, bên thềm hoa dạ thảo (…). Bên thì mở lòng, bên thì tò mò, mong mỏi. Thế là những nụ hôn trao nhau. Thế là những chiếc cúc bật tung” [53, 130]. Có thể nói, sự cuốn hút về tình dục đưa Duyên và Đại gần nhau, nhưng không tiến xa trong tình cảm vì ở Đại luôn canh cánh hình ảnh của Thảo. Sự bất lực của Đại biến mất cũng là niềm vui khôn xiết của Thảo: “Chả lẽ cái ấy sống lại rồi ư? Cả hai đã tốn không biết bao công sức cho nó mà nó cứ mềm nhũn, thảm hại đến phát điên, phát khùng lên, bây giờ lẽ nào nó lại chịu thức dậy giữa bãi biển dạt dào sóng gió này?” [53, 152]. Ở đây, tình dục được nhìn nhận đúng và cởi mở, rất nhân văn trong khao khát giao hòa, thỏa mãn. Bản năng tính dục cũng đưa con người gần nhau với kiểu giao tiếp rất riêng giữa các tâm hồn.

Còn ở Thạch, cái bản năng vốn có đã bị nỗi ám ảnh giống đực nhược tiểu đốt rụi như kiểu tự kỷ ám thị. Sự gắn bó với hai người đàn bà trong cuộc đời đều mất đi trong ám ảnh thua kém giống loài. Đầu tiên là mẹ Thạch, cùng chuyến đi Đức lao động theo “suất” của bố; cùng với thời gian, mẹ dần xa “cả về không gian lẫn tâm tưởng” [53, 26]. Sự thật phũ phàng là mẹ không hề cố che giấu, bà đã biến cái “mục đích kiếm tiền cho cái gia đình nhỏ bé của mình” thành việc “biết thế nào là đàn ông Đức và không bao giờ còn thiết đến đàn ông Việt nữa” [53,26]. Tởm lắm, câu nói của mẹ vây hãm Thạch với sự ám ảnh nhược tiểu bởi cái công cụ sinh sản của người Tây trong bi kịch gia đình. Rồi ám ảnh đó càng rõ rệt khi cô người yêu bé bỏng, sau nhiều giây phút không thỏa mãn, nhiều ánh mắt hụt hẫng dành cho Thạch đã bỏ rơi anh để kết hôn với người đàn ông Tây. Yến thách thức nỗi ám ảnh thua kém đã in sâu

trong ý nghĩ Thạch: "Hãy chứng tỏ điều gì đó hơn Jack đi” [53, 105]. Điều đó, như giọt nước tràn li, đẩy Thạch càng dấn sâu vào tâm lý phản biện tính giao và bị cuốn vào thú bệnh hoạn khi dấn thân vào vòng tình dục đồng giới.

Chính sự thích thú tìm hiểu về dương vật đã đưa Thạch đến với nickname Galacloai trên mạng và từ đó anh rơi vào vòng tròn không lối thoát:

Đêm nay tôi sẽ buông mình rơi tự do vào niềm khoài thú lạ lùng này. Tôi muốn tự mình đi ra khỏi mình một lần. Muốn để cái con quỷ trong tôi bước ra và chế ngự tôi đêm nay. Bao nhiêu đêm thần tiên chế ngự tôi rồi. Bao nhiêu đêm bản thân tôi chế ngự tôi rồi. Đêm nay để quỷ chế ngự xem có khác gì những đêm qua không? Đời người được bao nhiêu đêm! [53, 217].

Ở đây, từ sự ám ảnh, nhà báo trẻ đã buông xuôi, lầm lạc trong tự ti, trong mất mát.

Trong Nháp, bi kịch của Đại và Thạch, nói như Lê Nhật Tăng, chính là sự phản biện sex cũng như là sự phản biện về nhân cách. Kết thúc phản biện với sự hoán đổi vị trí giữa hai nhân vật là chiều sâu triết lý nhân sinh của Nháp. Điều này thể hiện rõ nhất ở tính phủ định cái đẹp tuyệt đối và khước từ tính giao lệch lạc [36]. Đó cũng chính là vẻ đẹp day dứt của văn chương thông qua bi kịch của tâm hồn và là nơi để giới trẻ phản biện củng cố nhân cách sống tích cực.

Trong văn học viết về đề tài tính dục của nước ta hiện nay, Nguyễn Đình Tú là một trong những cây bút tiên phong khi đề cập đến vấn đề ẩn ức tình dục khác thường [56]. Với bản năng tự nhiên nhưng lại phi tự nhiên, vấn đề đồng giới được anh đưa nhiều vào trang viết với nhiều sắc thái khác nhau, lí giải có, đồng cảm có nhưng hơn hết là những giải bày day dứt trước những bi kịch tâm hồn.

Tráng (Kín) cùng mối quan hệ đồng tính với người bạn chung trường lúc du học để lại nhiều nỗi xót xa và hiện diện “như nỗi ám ảnh khủng khiếp về sự bí ẩn của kiếp người” [55, 249] trong ký ức của Quỳnh. Đối với Quỳnh, Tráng trân trọng “như một người yêu mới tỏ tình, nhưng chưa bao giờ anh ta có khoái cảm trai gái và yêu thương Quỳnh như yêu thương một người tình”.

Lúc đầu, trong Quỳnh, cái sắc thái tình cảm đó “thật khó hiểu, không thể gọi tên ra được”; nhưng sau này với “cái chết đột ngột tố cáo Tráng có khuynh hướng tính dục khác thường” đã không những lý giải được mà còn làm gia tăng nỗi ám ảnh trong cô về sự suy giảm lòng tin ở những kiếp người.

Nói lên ẩn ức tình dục của thời đại, nhà văn trẻ quân đội đồng cảm với những gì thuộc về cuộc sống và con người. “Điều ấy xét cho cùng là lỗi ở thượng đế chứ đâu phải lỗi ở Tráng!” [55, 339]. Tất cả đều vận động theo dòng xoay của cuộc sống, của tự nhiên. Vậy nên ta thấy sex trong tác phẩm không còn là mục đích mà là phương tiện chuyển tải ý đồ nghệ thuật của người viết.

Văn học trước đây ít nói đến bản năng tính dục và đặc biệt người phụ nữ càng không hề được nhìn nhận ở bản năng đó. Trong văn học đổi mới, vấn đề này được nhìn nhận cởi mở và gần gũi hơn. Nguyễn Đình Tú, cây bút trẻ đầy bản lĩnh, tài năng, không chỉ làm nên những trường đoạn sex đầy tâm trạng mà còn khơi gợi được yếu tố nữ quyền trong văn học và đời sống.

Duyên, Yến hay Quỳnh đi từ cuộc sống vào trang viết, không chút kìm nén, vùi lấp. Ở họ, những khao khát, thèm muốn thuộc về bản chất, thuộc tính của giới nữ thực sự sống với con người tự nhiên vốn có. Băn khoăn, day dứt hay thỏa mãn, nhân vật nữ của Tú đã sống trong những giây phút dành cho mình.

Khai thác yếu tố bản năng trong tác phẩm với ý nghĩ “bản năng thì không có định hướng, không có sự chung thủy, cũng không có kết cục nào đang chờ đợi ở phía trước cả” [55, 242], nhân vật của Nguyễn Đình Tú hiện

lên chân thật với những cảm xúc rất nhân văn, rất con người. Và từ bản năng con người gọi tên được các giá trị khác trong cuộc sống. Đến với trang viết của anh, người đọc hôm nay phần nào đã có sự phản tỉnh: Bản năng cũng đủ đôi đường; bao hỷ - nộ - ái - ố phải chăng là từ đây!

2.1.1.2. Con người cô đơn

“Cô đơn là bản chất của con người” (S. Freud). Cô đơn cũng có nhiều kiểu loại: cô đơn trong sáng hay cô đơn trong cõi hoang mang cực độ. Ở khía cạnh tính dục, nhân vật của Nguyễn Đình Tú cô đơn trong những vết thương quá khứ và còn cứa sâu ở hiện tại. Có thể dùng cụm từ cảm thức lạc loài trong một phần tiểu thuyết của anh.

Sự phức tạp trong mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục cho thấy, có thứ tình dục không có tình yêu nhưng không thể có tình yêu đích thực nếu không đi cùng ham muốn tình dục. Không có tình yêu, tình dục chỉ nhằm thỏa mãn bản năng và ngược lại nó trở thành giá trị biểu đạt những xúc cảm mãnh liệt và vĩnh cửu của con người. Tình yêu hiện diện trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú rất mờ nhạt nhưng được người đọc cảm nhận với những giao cảm rất riêng. Ở đó, nhân vật méo mó, bị chấn thương - những trí thức trẻ hay những người sớm lăn lộn với đời, tìm đến tình yêu như điểm tựa vững chắc khỏa lấp tâm hồn. Nhưng tình yêu không ngự trị trong trái tim, họ tìm đến tình dục như giải thoát khỏi cảm giác sợ hãi, lo lắng khi cảm nhận được sự tồn tại thực của những cảm xúc mang tính chất tạm thời. Quỳnh lạc mẹ ngày cháy chợ Kẻ Mơ với những chấn động khủng khiếp trong “khuôn mặt đờ đẫn và đôi mắt vô hồn” và mãi hơn bảy tháng sau mới nhớ ra mình là ai:

Kiên đã phải lột trần cô bé ra, giội tới cả chục xô nước lên người mới rửa trôi hết những vết tích hãi hùng của cơn hỏa hoạn. Nhưng nước chỉ rửa sạch vết tích bên ngoài thôi. Còn những chấn thương khủng khiếp bên trong thì phải rất lâu sau mới nguôi ngoai được?! [55, 107].

Cũng từ đây, Quỳnh quăng mình, lầm lạc giữa đời. Quá khứ ngắn ngủi với nhiều đắng cay, xót xa cùng đám bạn không thể nguôi ngoai trước sự xô đẩy của cuộc đời. Chính lúc này, những nhục cảm đơn giản như để nhân vật bớt cô đơn giữa ngổn ngang đời bụi: “Hai cơ thể mới lớn mò mẫm, trưởng thành dần lên trong khoái cảm giao hợp diệu kỳ. Mùi của đơn côi trần thế, mùi của lạc loài thân phận hòa quyện vào nhau, nồng nã trong hơi ấm tối tăm, ẩm ướt” [55, 241].

Gia đình giàu có không đủ hòa hợp hai bố con: một bên là người thiếu nữ mang nhiều thương tích, bên kia là sự lạnh lùng, khoảng cách, đôi khi xa lạ của bố. Cái tổ ấm bụi đời, những lầm lạc không thể chia sẻ, chỉ có thể là niềm riêng. Ở Quỳnh, tuổi xanh phơi phới đẹp đẽ ngập trong vật chất, đủ đầy lắm; nhưng sao chỉ thấy lạc lõng, vô cảm. Mơ hồ, Quỳnh “ít nghĩ đến tình yêu trong khi tuổi của Quỳnh là tuổi của yêu đương, của khát khao hòa hợp và dâng hiến (…). Con tim Quỳnh tổn thương đến mức không còn khả năng rung lên những nhịp đập của ái tình nữa hay sao?” [55, 338].

Quỳnh tìm đến tình dục với ảo tưởng sự hòa hợp về thể xác có thể giúp cô thoát khỏi những bơ vơ về mặt tinh thần. “Quỳnh nhìn những người trai trẻ chỉ bằng thứ mùi của thân xác” [55, 338]. Quỳnh nếm cái vị của thăng hoa, hòa hợp không bằng trái tim mà chỉ dừng lại như đánh giá một sở thích hay thói quen. Đối với anh chàng gia sư, Quỳnh “có cảm giác thèm anh ta như đôi lúc thèm một thỏi sô cô la khi ở nhà một mình thôi”; hay gắn bó với Phong chỉ để thỏa mãn dục vọng hưởng lạc:

Không giống như thỏi sô cô la để mang ra nhấm nháp lúc buồn tình mà anh ta là một thứ ma túy tổng hợp (…). Phong là điếu thuốc lá mà người trót nghiện là Quỳnh rất muốn bỏ, mặc dù bỏ được cả năm rồi, nghĩ đến vẫn thèm và có thể nghiện lại [55, 340].

Tuy nhiên, trải qua những cảm xúc thăng hoa, thỏa mãn trong bản năng, tình dục không tình yêu ở Quỳnh rốt cuộc chỉ khiến con người trượt dài trong cô đơn, bế tắc. Còn lại thân xác chỉ là “thứ mùi của hoảng sợ, khao khát, thèm thuồng, xa vắng” [55, 297].

Còn với Diệu (Phiên bản), ký ức giập bầm, tuổi thơ dữ dội của nhân vật đọng lại sâu đậm sau chuyến vượt biên cùng bố mẹ. May mắn thoát chết giữa cảnh tượng hãi hùng, nhưng cô gái mãi mãi bị thương tổn vì chứng kiến cái chết thảm khốc của người thân cùng nỗi đau tinh thần quá lớn. Ấn tượng những con giao long để lại như bức tường ngăn cách Diệu đến gần Nhân – đến gần với niềm mơ ước của mình cũng như ngăn Diệu trở về với cuộc sống bình thường.

Méo mó trong ám ảnh quá khứ, trong hành trình hoang hoải của nhân sinh với những vết thương tinh thần, luôn hoài niệm xót xa về cái đã qua dù miền ấy thấm đẫm sự hãi hùng, rợn ngợp, Diệu “trở về đây nhưng với một tâm hồn méo mó và một cơ thể thiếu nữ bị tàn phá nặng nề?” [54, 127]. Tự giết chết cảm xúc, Diệu quăng thân vào đời; nhưng nơi Diệu mưu sinh lại chính là chốn chợ búa; ở đó, “em bị người ta hắt hủi, cạnh khóe, chế giễu, chửi rủa” [54, 162]. Bị khước từ, lạc loài giữa cộng đồng, như bản năng sinh tồn, Diệu chường mặt ra với đời. Nhưng cũng từ đây, Diệu quay lưng lại với đời như đời đã từng làm với cô: Diệu dần là Hương ga.

Trước khi dấn thân vào thế giới giang hồ thực sự, lối thoát của cô chính là mối quan hệ với Hưng – bạn tù anh trai Diệu. Đó là những ngày tháng

“Hưng dẫn dắt em đi qua miền cực lạc của trai gái, của cuộc sống bụi đời, của những tháng ngày đứng bãi, của những mộng mơ mê đắm đầu đường xó chợ”

[54, 184]. Mối tình mê muội trước những dục vọng, trước những lời ngọt nhạt của Hưng dù không thực, nhưng đối với Diệu lúc này cô đã thực sự được sống là chính mình với những dục cảm rất con người. Ngất ngây trong đắm

say, cô gái mới lớn với bao mộng mơ trong Diệu như được nhen nhóm lên.

Tuy nhiên, ngọn lửa đó chỉ có thể le lói chứ không bùng cháy để xua tan đi bóng tối trong tâm hồn Diệu. Tất cả chỉ là bản năng; dù là gần nhau đấy nhưng sao không chút ấm áp. Còn lại chỉ là sự cô đơn, mông lung…

Có thể nói, trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, các nhân vật lạc loài cứ xoay cuộc đời mình trong cái vòng tròn mồ côi – như chính thân phận họ.

Con người cố tìm một lối thoát trong chông chênh phương hướng. Ở đó, những người trẻ cứ phải đấu tranh để tồn tại, cố tách ra khỏi vòng lẩn quẩn giữa thù hận và yêu thương, giữa toan tính ích kỷ và tha thứ bao dung, giữa thấp hèn và thanh cao, cả giữa sự sống và cái chết…

Lẩn quẩn với ý nghĩ nhược tiểu giống nòi, nhà báo trẻ đầy triển vọng là Thạch loay hoay kiếm tìm những giải đáp trong ẩn ức tình dục. Cảm giác cô đơn đến tận cùng trong cuộc sống gia đình, trong tình yêu đưa Thạch đến với Galacloai. Thì cũng đúng như cái nickname đó, sự gặp gỡ, làm tình giữa hai nhân vật này như trộn lẫn hai ẩn số vào nhau. Cô đơn ngay cả trong những giây phút làm tình với người vợ tương lai, đối với Galacloai, Thạch là “một ẩn số trong hành trình đơn độc của tôi giữa cõi đời này” [53, 251].

Kiểu làm tình phi tự nhiên giữa hai con người xa lạ là sự trống trải, hoang hoải, là buông xuôi, méo mó trong những khám phá lạc loài:

Trong suốt hành trình nhích lên từng bước tìm tới thiên đường bạn chỉ im lặng. Ngay cả khi những cơn cực khoái rừng rực chảy trong người bạn, bạn vẫn là một khối da thịt câm nín. Bạn là một người cô đơn. Chỉ có những kẻ cô đơn tận cùng mới câm nín như thế trong khi hành lạc. Kẻ đó cũng chính là tôi. Hai chúng ta là hai niềm cô đơn như thế [53, 314].

Cô đơn từ trong bản thể, con người trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú sống khao khát giao hòa nhưng sao chỉ thấy đơn độc. Tất cả như định hình

Một phần của tài liệu Yếu tố tính dục trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 22 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)