Giọng vô âm sắc

Một phần của tài liệu Yếu tố tính dục trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 2. TÍNH DỤC VỚI CÁCH XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ

3.1. TÍNH DỤ – NHÂN TỐ TẠO CÁC SẮC ĐỘ GIỌNG ĐIỆU ĐẶC THÙ

3.1.4. Giọng vô âm sắc

Giọng điệu vô âm sắc là cách trình bày sự kiện từ bên ngoài và mang tính hành vi. Kiểu giọng này phần lớn là trần thuật ở ngôi thứ ba mang tính chất trung tính, thiếu điểm nhìn bên trong. Người kể chuyện với thái độ dửng dưng khi chỉ tái hiện sự việc hay hành động bên ngoài. Nhân vật của Nguyễn Đình Tú là những tâm hồn méo mó trong xã hội rối bời. Điểm nhìn trong tiểu thuyết của anh liên tục chuyển đổi. Đó là những câu chuyện mà nhân vật thay

nhau kể, bộc bạch. Người kể chuyện ngôi thứ ba đứng ngoài kể lại với giọng điệu vô âm sắc. Tất cả nhằm tô đậm thế giới khép kín, phần nào khủng hoảng về tâm trạng, niềm tin.

Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, giọng vô âm sắc do người kể chuyện cố ý bẻ vụn câu văn và kìm nén âm giọng. Các câu văn vô âm sắc thường ngắn gọn, những từ ngữ mang sắc thái biểu cảm bị triệt tiêu. Người kể chuyện thậm chí lược bỏ lời chỉ dẫn khi kể lại các đoạn thoại của nhân vật hay bỏ cả chủ thể phát ngôn: “Tôi hỏi một cách thờ ơ: “Thảo nào?” “Một cô bạn gái của tớ.” “Người yêu à?” “Không…” “Đang tán tỉnh à?” “Không…”

“Bạn bình thường thôi chứ gì?” “Không…” “Cô ấy không muốn nhận à?”

“Không phải” [53, 24]. Trong trường hợp này, đoạn đối thoại của hai nhân vật giản lược đến mức tối đa. Đó là đối thoại rời rạc, mỗi người giao tiếp theo đuổi một ý nghĩ riêng.

Chú trọng đề cập đến nỗi cô đơn, đến các mối quan hệ rời rạc của con người hiện đại, vì vậy, suốt chiều dài câu chuyện, đôi lúc là giọng điệu trống rỗng, vô cảm do người kể chuyện không dừng lại để tả hay bình luận, chẳng hạn: “Tuấn chợ trần truồng, nằm quay đơ dưới chân giường. Em nửa nằm nửa ngồi trên giường, cặp đùi trắng nhờn nhợt. Mùi rượu bốc lên nồng nặc” [54, 278]; “Chẳng còn dấu vết gì cả. Chiếc khăn lau đã được giặt sạch tinh. Lớp da bọc ghế lạnh tanh, sáng bóng như chưa hề có một sự ân ái nào từng diễn ra ở đây [53, 91]. Ở đây, giọng điệu trần thuật vô âm sắc góp phần làm nỗi rõ một hiện thực phân rã, vỡ vụn, phi trật tự, qua đó làm nổi lên trạng thái cô đơn của con người. Câu chữ không màu mè, không quá trau chuốt mà trở nên vô cảm, như một lưỡi dao mổ lạnh lùng lách vào sâu thẳm tâm hồn nhân vật.

Người kể chuyện với thái độ lãnh đạm, dửng dưng khi chỉ tái hiện sự việc hay những hành động bên ngoài. Họ hụt hẫng, không tìm thấy chỗ tựa về

mặt tinh thần trong một cuộc sống phi lí, xơ cứng về tâm hồn. Cảm thức về cái phi lí, sự đổ vỡ đã chi phối giọng điệu tiểu thuyết:

Để nguyên thân thể mát rượi như thế cô nhảy lên giường với tôi.

“Anh mang bao chưa?” “Từ từ đã chứ”. Đôi vú bánh dầy khá căng.

Thân hình lẳn. Cặp đùi hơi ngắn. Khuôn mặt hơi bầu bĩnh và đôi mắt có những ánh nhìn rất trẻ. Đủ hứng thú. Tôi lao vào cô gái. Nhưng cô không hào hứng lắm với giai đoạn khởi đầu. Cô lại hỏi tôi “Bao đâu?”.

Tôi đứng dậy lục túi quần lấy condom đưa cho cô ta. Rất nhanh, cô lấy nó ra khỏi lớp túi bằng giấy bạc (…). Ngay khi tôi dừng lại, lập tức cô gái buông tôi ra, tay cô đưa xuống nắn đầu bao cao su. Chắc chắn đã đáng đồng tiền cho sự nhàu nhò tấm thân của mình rồi, cô nhảy ngay xuống giường, tót vào nhà tắm [53, 200].

Giọng điệu vô âm sắc trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú còn thể hiện những rạn nứt đáng sợ trong đời sống giao tiếp hiện đại: Con người nói với nhau nhưng không hề hiểu nhau. Trong nhiều trường hợp, ngôn ngữ chỉ là cái vỏ rỗng không, phi giao tiếp:

Hôm nay em có một thông tin cho anh?

Em quyết định lấy Jack?

Vâng.

Anh tưởng thủ tục lâu như thế, đủ để em suy nghĩ lại?

Ngay cả khi lấy Jack rồi em vẫn có thể suy nghĩ lại.

Vậy hôm nay là ngày chúng ta chính thức nói lời chia tay.

Đó chỉ là hình thức. Nhưng dù sao thì hôm nay chúng ta đã có một buổi chia tay không đến nỗi nào [53, 105].

Ngôn ngữ trần thuật nhiều lúc thiên về khả năng dung chứa thông tin, khả năng phản ánh hơn là khả năng biểu cảm:

Lớp bụng ấy chà xát lên phần rốn của Quỳnh. Nửa dưới thân thể Quỳnh trở nên nóng ran. Cặp đùi của chàng sinh viên gia sư khá mềm.

Cánh tay anh ta dài ngoằng và nhiều gân xanh. Ngực anh ta mảnh. Mọi sự cọ xát đều không tự tin. Nhưng anh ta khá dẻo dai và không phải không biết cách thỏa mãn Quỳnh. Chỉ có điều anh ta luôn đóng vai là con bò đực để người dắt sợi dây thừng là Quỳnh [55, 209].

Trên đây là những giọng điệu đa âm luôn có sự hòa kết trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Bốn sắc giọng chủ yếu này đã góp phần không nhỏ tạo nên một nét phong cách của anh so với những nhà văn trẻ thành danh với đề tài tính dục trong văn xuôi Việt Nam đương đại.

Một phần của tài liệu Yếu tố tính dục trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)