Các thủ pháp đặc trưng trong xây dựng nhân vật từ góc độ tính dục

Một phần của tài liệu Yếu tố tính dục trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 42 - 51)

CHƯƠNG 2. TÍNH DỤC VỚI CÁCH XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ

2.1. TÍNH DỤC – CÁCH THỨC QUAN TRỌNG ĐỂ XÂY DỰNG NHÂN VẬT

2.1.2. Các thủ pháp đặc trưng trong xây dựng nhân vật từ góc độ tính dục

2.1.2.1. Thủ pháp nghịch dị hóa

Nghịch dị là “một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật dựa vào huyễn tưởng, vào tính trào phúng, vào tính ngụ ngôn, ngụ ý, vào sự kết hợp và tương phản một cách kì quặc cái huyền hoặc và cái thực, cái đẹp và cái xấu, cái bi và cái hài, cái giống thực và cái biếm họa” [1, 215]. Với ý nghĩa đó, Nguyễn Đình Tú đã tạo sự nghịch dị trong tiểu thuyết của mình thông qua cái hài gắn

với dục tính. Đó là tính nhập nhằng khó phân định giữa ý thức và vô thức, giữa tình yêu và bản năng… Tính nước đôi của hành động và cảm xúc phủ định nhiều đức tin, lòng trung thành và những tình cảm cao đẹp. Ở đây, cái hài nằm ở ranh giới cái quan trọng và không quan trọng, là hai mặt trái ngược song hành một cách ngẫu nhiên.

Tình dục trong sáng tác của nhà văn quân đội được viết một cách cởi mở, tự nhiên như vốn dĩ như vậy. Nhưng cái tự nhiên đó trong các nhân vật thay đổi ở các vị trí, nằm giữa ranh giới giá trị và vô giá trị. Chính sự nhập nhằng này tạo nên sự nghịch dị để tự nó toát lên bức chân dung con người hiện đại.

Trong Nháp, trước sự lãnh cảm của Đại, Duyên lo lắng “âm thầm tìm đọc sách báo ngõ hầu tìm ra lời giải cho sự bất lực của bạn tình. Đại thì cho rằng mình có vấn đề về sức khỏe, cần nghỉ ngơi một thời gian rồi làm lại chắc sẽ ổn” [53, 150]. Vấn đề tưởng chừng đơn giản trở thành nỗi bức xúc thường trực, như trải qua thời kì tâm bệnh: “Mấy hôm sau tôi đến đưa Đại đi viện thì cậu ấy đã suy sụp lắm. Trải qua một loạt xét nghiệm người ta bảo Đại không sao cả, chỉ là vấn đề tâm lý” [53, 201]. Các nhân vật loay hoay trong sự kiếm tìm, giải tỏa những ẩn ức tình dục, như mối quan tâm trọng yếu. Đó cũng là sự đồng cảm trong tình bạn giữa Đại và Thạch. Ở Thạch, bi kịch gia đình và tình yêu lứa đôi xuất phát của ám ảnh nhược tiểu đưa anh vào sự tò mò, tìm hiểu, nghiên cứu dương vật. Cũng khát khao đạt đến đỉnh cao của giống nòi, cũng ý thức được sự nhược tiểu và dành sự quan tâm để cải tiến, “vô hình trung cả tôi và Đại trở thành bệnh nhân của Hải”. Như vậy, từ những ẩn ức tình dục của các nhân vật, Nguyễn Đình Tú đã hé lộ phương diện quan trọng của bản năng: một yếu tố có tính nhân văn sâu sắc.

Nhưng không dừng lại ở mức đề cao, những day dứt về tình dục đưa con người hiện đại vào lối sống thả trôi những ham muốn, để bản năng ngự

trị. Họ thử mọi cảm giác để chạm đến tận cùng khoái lạc. Ở đây cái quan trọng bị đè bẹp trước cái vô nghĩa lí. Không có cảm giác yêu thương hay mất đi tình yêu trong nhau, các nhân vật vẫn tìm đến nhau chỉ để thỏa mãn dục vọng. Sự vô độ đó chưa đủ thỏa mãn ẩn ức, họ tìm đến thú mua vui nhưng thêm xót xa, ê chề: “Cái trò ăn bánh trả tiền có bao giờ nhuốm màu lãng mạn đâu? Cục súc lắm, thô thiển lắm, tởm lợm lắm” [53, 200].

Cái hài trong những trang viết của Nguyễn Đình Tú không phải là tiếng cười cũng không phải là sự chế giễu. Nó đưa chúng ta vào bên trong, vào tận gan ruột của chuyện đùa, vào đến chỗ ghê tởm của bao vênh lệch trong cuộc sống. Tính hài hước đã diễn tả được sự phức tạp, nhập nhằng của thực tại. Đời đưa đẩy Quỳnh lạc lối trong xóm liều với đám trẻ bụi; và thời gian đó, tuy ngắn nhưng đủ đầy những vị đắng của cuộc đời. Lăn lóc như bầy thú hoang, và bản năng đưa dắt, họ tìm đến, sưởi ấm nhau trong lạc loài. Không thể gọi là tình yêu, cũng không đơn thuần là bản năng sinh học, sự hòa hợp cùng Kiên với Quỳnh mang nhiều ý nghĩa đậm thiên tính người:

Như con đò thoát bão về nơi bến cũ. Như loài én mù về lại vườn xưa. Như nỗi cô đơn về trong tình bạn. Như niềm sợ hãi gặp chốn bình an. Như tay gặp tay, chân gặp chân, chồi xuân gặp mưa ngọc. Và nước mắt. Nước mắt của mầm cây ứa nhựa, tách hạt nảy mầm. Nước mắt của thoát xác, đớn đau. Nước mắt của nụ cười thảng hoặc. Nước mắt của ấm nóng đêm đông. Nước mắt của bầy thú hoang ngoảnh mặt về quê nhà. Nước mắt của lần đầu làm phò [55, 241].

Chính giây phút này đọng lại trong ký ức Quỳnh mùi của sự sống, mùi mà cô trăn trở trong suốt hành trình sống sau ngày về với gia đình. Quỳnh trân trọng khoảng lặng bản năng từng có với Kiên, nhưng đời đưa cô bé đến

“từng vị khách mà cô ấy phải tiếp. Lần đầu tiên (…). Lần thứ hai (…). Lần thứ ba (…). Sau cái lần thứ ba đó, Lửa Cháy về nhà nôn thốc nôn tháo, phải

nằm bẹp đến mấy ngày” [55, 242]. Rồi cuối cùng, như một kết quả tất yếu, khoảng lặng quan trọng trong Quỳnh lắng sâu xuống để dục vọng thỏa sức trỗi dậy, hả hê trong thác loạn.

Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú đặt con người vào những rối bời, nghịch lí. Nơi đó, các nhân vật phải tự mình vươn lên hay thả trôi theo bản năng.

Đỉnh điểm chính là sự hoài nghi, nổi loạn. Thạch đến quan hệ đồng giới với cảm giác tung hê, đạp đổ trong thù hận, để quỷ ngự trị trong hoan lạc điên rồ.

Quỳnh thì thả mình trong thác loạn, lên đồng như bầy thú hoang, để rồi ra khỏi “căn phòng tận thế với một lồng ngực sủi đầy bọt máu”. Tác phẩm của anh, từ niềm tự hào và nỗi lo sợ, tới những khát khao tình dục và cả những nỗi thất bại ê chề, tất cả dồn vào nhân vật, rồi đọng lại sự phi lý về thân phận con người trong bạn đọc.

Bên cạnh việc khắc họa cái hài giữa ranh giới quan trọng và không quan trọng, tác giả còn sử dụng phép ngẫu nhiên như là cách thức để khắc họa tính cách và số phận nhân vật. Ở Phiên bản, mở đầu cho những ngẫu nhiên trong số phận Diệu là việc bói hoa trúc đào – bói để củng cố niềm tin sẽ vượt thoát giấc mơ đổi đời ở miền đất hứa xa xôi. Nhưng rõ ràng, cái ngẫu nhiên không đem lại may mắn. Sau tai họa, một mình cô sống sót trở về trong đau đớn, ê chề. Từ giây phút đó cho đến ngày từ giã cõi đời, cái ngẫu nhiên cứ bám riết, cứ níu kéo và chi phối nghiệt ngã cuộc đời Diệu. Với cái ngẫu nhiên, Phiên bản là “một phản tỉnh nhận thức bằng cách lột hiện tất cả sự phi lý và trớ trêu của cuộc đời” (Đoàn Ánh Dương).

Đi đến tận cùng cái nghịch dị, Nguyễn Đình Tú tạo ra nỗi bi thảm về thân phận người trong thời hiện đại. Con người chỉ biết dựa vào tình dục để biết mình còn hiện hữu; nhưng chính lúc ấy họ thấy mình đang sống mòn trong giá trị làm người. Ở đó, điều tưởng chừng như thiêng liêng, tốt đẹp, gần gũi nhất giữa con người bỗng trở thành trò hề, vô nghĩa và ghê tởm.

2.1.2.2. Thủ pháp đối lập

Với cách xây dựng những chi tiết trái ngược nhau, tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú toát lên chân – dung – người phong phú trong xã hội hiện đại. Nháp nhắc nhớ người đọc ở sự gặp gỡ và kết thân của hai con người ở môi trường sống khác nhau. Đại từ Phố Núi xa xôi về Hà thành trọ học, còn Thạch – một chàng trai thủ đô đang theo học hai trường đại học. Chính sự đối lập này mà mặc dầu đồng cảm với nhau bởi những ẩn ức, cả Thạch và Đại đều đi trên một hành trình dò tìm nỗi ám ảnh của riêng mình. Ở Đại là cô gái mắt nâu có viên ngọc ước, một vẻ đẹp thánh thiện và thanh khiết mà anh khao khát từ ngày xưa. Còn ở Thạch là những ám ảnh tình dục đã đeo đẳng anh từ lần quan hệ đầu tiên, để từ đó nhận ra những nỗi bất lực khác của đời mình. Đó là sự đối lập trong tương đồng giữa một bên không tìm được cái muốn tìm trong cuộc đời; và một bên không thể thỏa mãn được dục tính cho người đàn bà của mình.

Trong nỗ lực tìm cái đích thực, hình ảnh Thảo gắn liền với viên ngọc ước có khả năng đem lại cho Đại sự khoái thú thần tiên mỗi khi thực hiện hành vi giao ái. Còn nỗi ám ảnh nhược tiểu của Thạch gắn liền sự thỏa mãn dục tính và đạp đổ bất lực trong sa đọa, bế tắc trong quan hệ đồng giới.

Đi sâu vào chân dung con người mới, tác giả còn tạo nên sự đối lập giữa hình thức bên ngoài và nội tâm bên trong. Đại với “đầu tóc bù xù, quần áo nhàu nhĩ, lừ đừ đến rồi lừ đừ đi”, trong mắt bạn bè anh “thỉnh thoảng hơi biêng biêng”; nhưng từ bên trong con người ấy toát lên khát khao đến thiêu cháy vẻ đẹp thánh thiện, tinh khôi. Bên cạnh Đại là tình thân của Thạch, mà sự gắn kết đó đôi lúc khó lí giải. Là một thanh niên trí thức mang nhiều hoài bão và là nhà báo trẻ đầy triển vọng nhưng cũng như Đại, với hố sâu thăm thẳm trong tâm hồn, khác với bề ngoài tĩnh lặng, nội tâm Thạch rối bời trong ý nghĩ nhược tiểu giống nòi. Từ các trường hợp mang tính đại diện này, tác

giả đã xây dựng được những con người chân thực, muôn màu, chạm đến tâm hồn giới trẻ hôm nay. Điều này khó có được ở những ngòi bút hời hợt, cảm tính. Cũng chính bằng thủ pháp đối lập, Nguyễn Đình Tú xây dựng được lối phản biện thông qua hai nhân vật. Đó là sự trái ngược của hai thái cực, một bên đánh đổi hạnh phúc thực để tìm đến ảo ảnh; một bên lại từ ảo tưởng về tình yêu nhưng sụp đổ để đi đến cái thực dụng của bản năng. Mà triết lí nhân sinh lại nằm ở tính phủ định cái đẹp tuyệt đối và khước từ tính giao lệch lạc.

Qua đó, tiểu thuyết lí giải cho những đau khổ ấy, đồng thời là sự cảnh báo để ngăn chặn những điều tồi tệ xảy ra trong tâm hồn của mỗi người.

Khác với Nháp, Phiên bản có nhiều cách kể khác nhau của cùng “cái tôi nhân vật” chạy song song cho đến khi kết thúc tiểu thuyết. Cảm xúc khác nhau, đặc biệt ngôi Thị Em đã khắc họa một cách chân thực quá trình tha hóa của nhân vật. Từ hai bục nhìn với đặc thù kể riêng, trong đối lập, ngôi Em với sự mềm mại, tạo độ tin cậy nơi người đọc; còn ngôi Thị khách quan hơn trong những trường đoạn “lạnh xương sống”. Song song dòng chảy nội tâm của nhân vật hướng về nơi bình yên, nơi lắng đọng tâm hồn với Nhân, là bức chân dung của một Hương ga khét tiếng trong giới giang hồ. Chính điều này tạo nên tính chân thực, hấp dẫn người đọc. Với cốt truyện trong thế giới tội phạm, sự đối lập giữa hai trạng thái, một Diệu, một Hương ga đã đẩy dòng tâm lí bao trùm lên tội ác. Ở đó, ta thấy căn nguyên của những kìm nén và bùng nổ. Cuối cùng, sự đối lập được dung hòa ở cái chết của Hưng trên giường Hương ga, mà theo Ma Văn Kháng đó là “một cuộc tự chối bỏ cái ác từ trong tiềm thức, cái ác tự hủy hoại cái ác”.

Toàn bộ chuyện Kín hiện lên trong hành trình hoàn ức về với một thời Lửa Cháy của Quỳnh. Trên bước đường đó, sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại tạo nên sự hoang hoải, vô nghĩa của cuộc sống không tìm được giá trị đích thực. Trong thời gian lạc mẹ, cô bé Lửa Cháy nhập vào những ngày vùng vẫy,

bươn chải, tụ tập bầy đàn, sẵn sàng đổ máu để sinh tồn với đám bạn Kiên.

Dần dần, gió bụi cuốn cô vào cuộc sống thực, xóa nhòa ước muốn tìm về với gia đình. Ba năm lạc loài đối với Quỳnh đủ tạo bề dày kí ức, ở đó tâm hồn cô đã hóa vào đất, ở đó cuộc sống quá thiếu thốn nhưng được đắp lên cái ấm của tình người. Trở về với gia đình, Quỳnh đủ đầy trong vườn nhà nhiều hoa lam tường, nhưng thiếu bàn tay mẹ. Tất cả vẻ bề ngoài của Quỳnh, của cuộc sống quanh cô đối lập với xóm tàu, với lũ trẻ hoang hoải xưa. Nhưng “hình thức ấy không cứu nổi một nội tâm thao thức bởi sự chết”, bởi “những mạch máu đang sủi trong lồng ngực”. Đối với Quỳnh, thực tại cũng như “lam tường đẹp nhưng con cứ thấy vẻ đẹp của thứ hoa này mệt mỏi chán chường, có phần ủ ê, thiếu sinh khí thế nào ấy[55, 16]. Sự đối lập giữa cái khắc khoải tìm về cội nguồn với thực tại lầm bụi đã có xu hướng đảo ngược. Lạc loài với lũ trẻ bụi nhưng Quỳnh có cảm giác an bình trong bất ổn, trong cuộc chiến mưu sinh, ở đó không có sự day dứt tìm về gia đình. Còn sau này, dù sống với thân phận chính nó, trong giàu sang cô lại “không có được cảm giác bình an”, như lam tường “ngủ gật giữa đám lá xanh”. Và suốt quá trình thực tại, Quỳnh hư hỏng, buông thả trong nỗi nhớ, trong khôn nguôi tìm lại mùi “đơn côi trần thế” xưa.

Đó cũng mở đầu cho khát khao “phải tìm lại một quãng kí ức”, mở ra cả thế giới Kín.

2.1.2.3. Thủ pháp đan xen thực - ảo

Nhân vật Nguyễn Đình Tú sống mộng mị hay trăn trở không chỉ ở hiện tại mà còn ở những điều đã qua. Ám ảnh quá khứ buộc họ tìm về thời gian đã mất để sống dù chỉ là tâm tưởng, mộng mị, ảo giác… Quá khứ và mất mát, những chấn thương tâm hồn đã ăn sâu vào vùng vô thức, tiềm thức, trở thành ám ảnh kì lạ, mà chỉ bắt gặp những tín hiệu quen thuộc lại nhen nhóm không sao lí giải. Vì vậy, dòng ý thức trong tiểu thuyết nhà văn trẻ này là sự đan xen cảm giác theo thời gian tâm lí. Nhưng có một sự đan xen nữa mà Nguyễn

Đình Tú thể hiện rất tài tình, chạm vào thế giới tâm linh của con người chính sự đan xen thực - ảo. Qua đó, tác giả lột hiện thế giới nội tâm rối bời của nhân vật.

Đại trong Nháp với những hành động khác thường bị xem như “một kẻ hoang tưởng, một gã chập mạch” bởi ở Đại luôn thường trực ám ảnh về vẻ đẹp mang hơi hướng lãng mạn xưa. Vẻ đẹp được nhìn qua lăng kính kí ức của Đại nên rất đỗi thiêng liêng mà người đọc nhiều lúc thấy đó là ảo ảnh. Hình ảnh Thảo với đôi mắt màu nâu và viên ngọc như vẻ đẹp tuyệt đối, thần tiên đối với chàng trai phố Núi. Viên ngọc như quả cầu pha lê của tình yêu, có sức hội tụ và đốt cháy tình cảm con người hiện tại vừa thực vừa hư. Hư là lúc nhân vật đang trải nghiệm bằng một đời sống tâm lí ảo; thực lại là lúc đời sống tâm lí được đánh tráo ở một dạng thức khác. Việc viên ngọc đem lại dục tính trong Đại làm nhòe đi, ảo hóa cảm giác hiện tại. Chính trong những giây phút chập chờn giữa thực và hư đó, ám ảnh trong Đại không những mất đi mà còn thêm nỗi chán chường. Không những vậy, ngay trong bản thân truyện Nháp với tiết tấu nhanh của ngôn ngữ, nhiều trường đoạn còn tạo cho người đọc “ảo giác” tác giả đang “nháp”, đang trong quá trình phôi thai chứ chưa hoàn thành tác phẩm. Như vậy, trong tiểu thuyết này, sự đan xen thực - ảo không chỉ diễn ra ở cấp độ nội dung mà còn ở nghệ thuật viết của tác giả. Ở đó, sự đứt gãy, đảo hướng không ngừng giữa mạch chuyện là sự “nhòe lẫn”

giữa các tiếng nói, có khi lời là của nhân vật này nhưng giọng lại thuộc về tư cách phát ngôn khác, như trong đoạn kể về lần quan hệ đầu tiên của Đại với Duyên, người kể xưng tôi đã nhập hẳn vào vai cảm xúc của hai nhân vật vào buổi chiều bên hồ của họ.

Trong giấc mơ, “con người sống trong thế giới phi lý, huyền ảo không có thật, nhưng cũng chính từ đó mà bộc lộ ra cái phần tiềm thức ẩn khuất không dễ gì thấy được trong đời thực”. Trong hành trình tìm lại kí ức, những

mộng mị của Quỳnh thực thực hư hư, thậm chí đánh lừa cả bạn đọc. Độc giả theo hành trình của Quỳnh cũng chìm vào trong giấc chiêm bao ấy, cũng có sự tin cậy từ những dồn nén tạo nên cái ảo. Cũng trong miền quá khứ, trong mộng mị, nhân vật hiện lên với những ẩn ức sâu kín nhất. Sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại là điểm chung trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Quá khứ qua lăng kính của hoài niệm trở nên mờ ảo và nhân vật như đang sống trong ảo ảnh. Tất cả ẩn ức, thổn thức của nhân vật tự bộc bạch một cách tự nhiên. Độc giả nhờ đó cũng thức nhận được rằng con người không đơn giản như ta vốn thấy mà là sự tổng hòa của vô thức và ý thức.

Trong giây phút giao hòa giữa các nhân vật, những cảm giác sex được tác giả lột tả một cách chi tiết, chân thực, nhưng không vì thế mà trở nên trần trụi, thô thiển. Việc khắc họa các tâm trạng sex qua các hình ảnh chuyển đổi cảm giác tạo nên những trang viết rất nhân văn khiến con người hiện lên đầy đủ với ý nghĩa của nó. Hiệu ứng thẩm mĩ này cũng được tạo nên bởi sự đan xen, hòa lẫn giữa cái thực và cái ảo trong cảm giác của các nhân vật, đánh động bao trở trăn, chiêm nghiệm về sự phong phú trong cái nghĩa “hạnh phúc” của con người.

Với Phiên bản, Nguyễn Đình Tú không chọn hiện thực sex để lấn sâu hơn vào sự dữ dội vốn có của câu chuyện mà khắc họa tâm trạng sex để chuyển sự dữ dội sang những chiều kích khác. Ở đây, tác giả làm mờ đi những cảnh huống sex để đạt hiệu quả thẩm mĩ cao hơn. Thay vì miêu tả cuộc hiếp dâm tập thể trên biển, người viết đã ảo hóa bằng một cơn ác mộng khủng khiếp của nhân vật với đàn giao long trườn lên từ dưới biển. Đặc biệt, tình dục đối với các nhân vật đều mang một ẩn ức nào đó; chính những hình ảnh biểu tượng đã lột tả những khoảng lặng. Trở về từ biển khơi với nhiều đau thương, hình ảnh giao long ám ảnh đời sống bản năng của Diệu ghê gớm; mỗi khi không gắn với cảm xúc thực, hình ảnh đó lại trỗi dậy, và từ cảm nhận da

Một phần của tài liệu Yếu tố tính dục trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)