Qu ản lý rủi ro tín dụng tại các ngân h àng th ương mại

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển ninh bình (Trang 38 - 42)

Đối với bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, khi rủi ro xảy ra đều kéo theo nó những ảnh hưởng khó lường và hậu quả của chúng cũng không d àng khễ d ắc phục. Với rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng vậy. Chính vì thế, quản trị rủi ro được coi là hoạt động trọng tâm trong các tổ chức tài chính – ngân hàng bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách có ệu quả hi nguồn vốn huy động. Mặt khác, nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Do đó, quản trị rủi ro là một nhu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM.

1.3.4.1. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng.

Hoạt động sinh lời của các ngân hàng thương mại chủ yếu xuất phát từ hoạt động tín dụng, chính v ậy m ủi ro tín dụng phát sinh thường xuyì v à r ên nhất và gây thiệt hại lớn nhất cho ngân hàng.

Quản lý rủi ro tín dụng tạo điều kiện an toàn cho ngân hàng bảo toàn và phát triển vốn của mình cũng như cho khách hàng đến gửi tại ngân hàng, vì có thu hồi được nợ thì mới đảm bảo thanh toán tiền gửi cho khách hàng.

Góp phần dự báo, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, phát hiện và ngăn chặn những biến cố, các tình huống không có lợi đ đang xảy ra vã, à có thể lan ra phạm vi rộng.

Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngân hàng.

Quản lý rủi ro tín dụng giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến rủi ro, nợ quá hạn qua đó giảm chi phí cho ngân hàng, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng chung cho toàn ngân hàng.

1.3.4.2. Quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Quá trình quản lý rủi ro tín ụng cũng tuân thủ theo các nội dung của quá d trình quản lý rủi ro, tức là gồm ba nội dung đã nêu ở trên, bao gồm: quá trình phân loại và nhận diện rủi ro, quá trình đo lường rủi ro, và quá trình giám sát và dự phòng rủi ro.

a. Phân loại và nhận diện rủi ro.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn rủi ro, và thường có một vài dấu hiệu để nhận biết rủi ro tín dụng, có dấu hiệu thì biểu hiện mờ nhạt, có dấu hiệu biểu hiện rất rõ ràng. Ngân hàng cần có biện pháp để nhận ra những dấu hiệu ban đầu của khoản vay có vấn đề và có hành động cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và xử lý chúng. Nhưng cần phải chú ý vì các dấu hiệu này đôi khi chỉ được nhận ra trong cả một quá trình chứ không hẳn là một thời điểm. Do vậy, cán bộ tín dụng cần phải nhận biết chúng một cách hệ thống. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng có thể chia thành các nhóm sau:

- Nhóm 1: nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ khách hàng.

+ Trong quá trình hạch toán của khách hàng.

+ Các hoạt động cho vay.

+ Phương thức tài chính.

- Nhóm 2: nhóm các dấu hiệu liên quan tới phương pháp quản lý của khách hàng

+ Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị và ban điều hành. Hệ thống quản trị và ban điều hành luôn bất đồng về mục đích, về công tác quản trị, điều hành độc đoán hoặc phân tán

+ Được hoạch định bởi ban giám đốc điều hành ít kinh nghiệm, hay ban quản trị tham gia quá sâu vào vấn đề thường nhật, thiếu quan tâm tới lợi ích của các cổ đông, các chủ nợ

+ Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên, việc lập kế hoạch những người kế cận không đầy đủ

+ Lập kế hoạch, xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động nhất thời, không có khả năng giải quyết đối với những thay đổi.

- Nhóm 3: nhóm các dấu hiệu liên quan tới chính sách ưu tiên trong kinh doanh.

+ Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn, khách hàng bị ấn tượng bởi một khách hàng có tên tuổi mà có thể sau này trở nên lệ thuộc, ban giám đốc cắt giảm lợi nhuận nhằm đạt hợp đồng lớn.

+ Sự cấp bách không thích hợp như do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung sản phẩm dịch vụ ra quá sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra không thực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc.

- Nhóm 4: nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại.

+ Khó khăn trong phát triển sản phẩm, cường độ đổi mới sản phẩm giảm dần, có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa, thay thế.

+ Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất, thị hiếu của người tiêu dùng cập nhật kỹ thuật mới, mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn, thêm đối thủ cạnh tranh.

+ Những thay đổi từ chính sách ủa nhà nước, đặc biệt lc à chính sách thuế, điều kiện thành lập và hoạt động - Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao.

- Nhóm 5: nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính kế toán . + Chuẩn bị không đầy đủ các số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn.

+ Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của các con nợ kéo dài.

+ Khả năng tiền mặt giảm.

+ Các tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp.

+ Thường xuyên không đạt mức kế hoạch về sản xuất và bán hàng.

+ Tăng giá trị quảng cáo thông qua việc đánh giá lại tài sản …

Trên đây là 5 nhóm dấu hiệu giúp cho các nhà quản lý nhận biết khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Từ những dấu hiệu nhận biết này các nhà quản lý phải xây dựng cho mình chiến lược quản trị rủi ro nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

b. Đo lường rủi ro hoạt động tín dụng

Sau khi xác định rủi ro, các ngân hàng phải tiến hành đo lường khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro. Phải xác định rủi ro có thể chấp nhận được v ủi ro không thể chấp nhận được à r

Cùng như phương pháp đo lường rủi ro thông thường, việc đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể thực hiện bằng hai phương pháp: Phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

- Phương pháp đo lường định tính là việc đánh giá, nhận xét về mức độ rủi ro của các rủi ro đã xác định

- Phương pháp đo lường định lượng là việc đánh giá bằng số liệu cụ thể về mức độ rủi ro, tổn thất của từng loại dấu hiệu rủi ro đã được xác định.

c. Giám sát, phòng ngừa, dự phòng và xử lý rủi ro tác nghiệp.

- Quá trình giám sát rủi ro:

+ Theo dõi các hoạt động triển khai công tác quản lý rủi ro ngay tại đơn vị để đảm bảo quá trình quản lý rủi ro phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.

+ Theo dõi, đánh giá ết quả thực hiện các phương án phk òng ngừa, giảm thiểu rủi ro của các đơn vị.

+ Theo dõi những dấu hiệu rủi ro có mức độ rủi ro cao, đề xuất biện pháp kịp thời để tránh sự cố rủi ro xảy ra.

+ Theo dõi sự biến động mức độ rủi ro của từng loại rủi ro.

+ Theo dõi việc lập và gửi đầy đủ các loại báo cáo về rủi ro theo quy định.

- Biện pháp phòng ngừa:

+ Quản lý giám sát các khoản vay.

+ Rà soát và xem xét l ài sại t ản bảo đảm nợ vay của khách hàng.

+ Hoàn thiện hồ sơ pháp lý.

- Biện pháp xử lý:

+ Phát m i tài sạ ản: ngân hàng nên cố gắng thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản của mình. Nếu khách hàng không có thiện chí thì ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản cầm cố thế chấp theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật.

+ Trả nợ thay: yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng vay vốn.

+ Khởi kiện: trong trường hợp cần phải khởi kiện, ngân hàng phải khẩn trương hoàn thiện ngay các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện khách hàng.

+ Bán nợ: bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc một phần doanh ngh ệp. i

+ Các biện pháp khuyến khích trả nợ: miễn giảm một phần lãi suất, tính lại lãi, không tính lãi phạt… áp dụng cho các khách hàng có thiện chí trả nợ gốc.

+ Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro: sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp vào số vốn không thu hồi ại được. l

+ Biện pháp đối với cán bộ ngân hàng, các bộ phận liên quan trong ngân hàng: Ngoài các biện pháp khắc phục và xử lý nêu trên, dựa vào mức độ rủi ro và thiếu sót từ phía cán bộ mà ngân hàng lựa chọn mức độ xử lý để lựa chọn biện pháp xử lý là truy cứu trách nhiệm hay bồi thường vật chất.

- Dự phòng rủi ro: Rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi ngân hàng. Việc trích lập dự phòng rủi ro làm lành mạnh tài chính ngân hàng là yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng. Khi chọn phương pháp dự phòng rủi ro, phải đảm bảo được yêu cầu:

+ Có hiệu quả tài chính bằng cách giảm bớt các chi phí (chi phí quản lý) + Tạo được sự linh hoạt trong xử lý rủi ro ngân hàng

+ Kiểm soát được các tổn thất vì chi phí dự phòng do ngân hàng phải gánh chịu.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển ninh bình (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)