CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH B ÌNH
3.2 M ột số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV Ninh B ình
3.2.1 Gi ải pháp 1: Đẩy mạnh v à hoàn thi ện công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng
3.2.1.2 N ội dung giải pháp đề xuất
Nợ xấu phát sinh do rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân xảy ra nhiều và gây rủi ro nhất là do vi phạm quy định, quy trình tín dụng. Vì vậy, để phát hiện và khắc phục kịp thời số lỗi vi phạm của cán bộ ngay từ ban đầu ta cần phải thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ được đảm bảo được các mục tiêu sau:
- Bảo đảm cho ngân hàng hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nội bộ về quản lý và hoạt động, và các chuẩn mực đạo đức do ngân hàng đặt ra.
- Đảm bảo mức độ tin cậy và tính trung thực của các thông tin tài chính và phi tài chính.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế và hiệu quả.
- Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đề ra.
Để thực hiện được các mục tiêu trên cần phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt đông tín dụng gồm các nội dung sau:
Môi trường kiểm soát.
- Ban lãnh đạo của BIDV Ninh Bình phải nêu được rõ quan điểm của mình về hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Từ đó đưa ra được các định hướng phát triển
tín dụng và hạn chế rủi ro.
- Cơ cấu tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động tín dụng: BIDV Ninh Bình phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các phòng ban có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng. Các phòng ban đó là:
+ Các phòng khách hàng: Phải thường xuyên tiến hành việc kiểm tra, tự kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của ban lãnh đạo BIDV Ninh Bình. Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định, quy trình văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng.
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn.
- Kiểm tra quá trình theo dõi và kiểm tra khách hàng của cán bộ khách hàng.
- Kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ xấu nợ quá hạn, nợ ngoại bảng.
+ Phòng quản lý rủi ro: Để đảm bảo cho các tỷ lệ cho vay an toàn và hạn chế các lỗi rủi ro tác nghiệp, phòng QLRR thường xuyên kiểm tra tình hình tín dụng của các phòng khách hàng. Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra giám sát các tỷ lệ cho vay các sản phẩm đảm bảo tuân thủ theo quy định của BIDV.
- Kiểm tra các tỷ lệ nợ xấu nợ quá hạn.
- Kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, nợ ngoại bảng.
- Kiểm tra thẩm quyền phán quyết của các món vay.
+ Phòng quản trị tín dụng: Định kỳ phòng QTTD sẽ tiến hành kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra tính đầy đủ của các hồ sơ tín dụng.
- Kiểm tra việc tuân thủ quy trình, văn bản chế độ tín dụng.
- Kiểm tra việc nhập thông tin vào hệ thống.
- Về công tác kế hoạch:
+ Tiến hành kiểm tra chọn mẫu theo định kỳ nhất định (01 tháng, 03 tháng) với những khoản cho vay . Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình
kiểm tra một cách chi tiết đảm bảo rầng mỗi khoản tín dụng đều được kiểm tra chi tiết cụ thể về: kế hoạch trả nợ; chất lượng và điều kiện của tài khoản bảo đảm; tính hợp lệ và đầy đủ của hợp đồng tín dụng, đảm bảo rằng ngân hàng có đủ quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản bảo đảm; đánh giá điều kiện tài chính và dự báo về khách hàng vay xem đã thay đổi, tr n cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng của khách ê hàng thay đổi như thế nào; đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách tín dụng của ngân hàng.
+ Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát ện những dấu hiệu không lhi ành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của ngân hàng.
+ Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng của ngân hàng có biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình phát triển.
- Về nhân sự: Đảm bảo đội ngũ tín dụng của BIDV Ninh Bình có trình độ, phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng được nhu cầu của công việc.
- Cần tiến hành luân chuyển cán bộ một cách thường xuyên: Đối với các trưởng phó phòng tối đa là 5 năm, đối với các nhân viên trừ giao dịch viên tối đã là 3 năm, đối với giao dịch viên tối đa là 1 năm.
- Môi trường bên ngoài:
+ Ngân hàng phải phối kết hợp hiệu quả giữa thanh tra NHNN, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và ki m sát nể ội bộ. Công tác này sẽ giúp quy trình tín dụng ngày một hoàn thiện, minh bạch và khi có rủi ro xảy ra có thể quy trách nhiệm cho các cá nhân cụ thể.
+ Mọi bước thực hiện, phương pháp kiểm tra, bằng chứng kiểm toán và kết quả kiểm tra phải đuợc luu trong hồ so kiểm soát nhu là bằng chứng xác minh và đánh giá công việc thực hiện của kiểm soát viên.
Hoạt động kiểm soát:
- Hoạt động kiểm soát nội bộ được gắn với quy trình tín dụng bao gồm 3 phần: Kiểm soát nội bộ trước khi cho vay, kiểm soát nội bộ trong khi cho vay, kiểm soát nội bộ sau khi cho vay.
a. Kiểm soát nội bộ trước khi cho vay:
Công việc
Bộ phận
phụ trách
Rủi ro gặp phải Bộ phẩn Kiểm soát
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng
Phòng khách hàng
Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ dự án, phương án vay vốn, hồ sơ đảm bảo tiền vay của khách hàng chưa đầy đủ
Sau khi cán bộ khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng thì sẽ được lãnh đạo phòng khách hàng tiến hành kiểm tra lại để đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ theo danh mục hồ sơ được BIDV quy định.
Đánh giá phân tích và lập báo cáo đề xuất tín dụng, tài sản bảo đảm
Phòng khách hàng
Cán bộ khách hàng thực hiện đánh giá về khách hàng chưa đầy đủ trên các phương diện:
+ Đánh giá chung về khách hàng
+ Đánh giá phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư.
+ Đánh giá toàn diện rủi ro và các biệm pháp phòng ngừa.
Lãnh đạo phòng khách hàng tiến hành kiểm soát lại báo cáo đề xuất tín dụng của cán bộ khách hàng theo quy định về hướng dẫn đánh giá khách hàng của BIDV. Sau đó ghi ý kiến và ký vào báo cáo đề xuất. Trường hợp cán bộ khách hàng cán bộ khách hàng đánh giá chưa đầy đủ thì lãnh đạo phòng khách hàng yêu cầu cán bộ khách hàng tiến hành bổ sung theo đúng quy định.
Cán bộ khách hàng đánh giá về tài sản chưa đúng theo quy định
Trường hợp tài sản bảo đảm lớn: đối với bất động sản lớn hơn 1.500 trđ, đối với động sản lớn hơn 800 trđ, đối với tài sản khác lớn hơn 500 trđ( trừ
các giấy tờ có giá) thì thành viên trong ban giám đốc phụ trách tín dụng và lãnh đạo phòng sẽ trực tiếp đi định giá cùng và kiểm soát về định giá tài sản của khách hàng.
Với trường hợp tài sản nhỏ: đối với bất động sản nhỏ hơn 1.500 trđ, đối với động sản nhỏ hơn 800 trđ, đối với tài sản khác nhỏ hơn 500 trđ thì lãnh đạo phòng khách hàng sẽ trực tiếp đi định giá cùng và kiểm soát về định giá tài sản của khách hàng.
Việc định giá tài sản phải tuân thủ quy định 3979/QĐ PC của BIDV về - giao dịch bảo đảm trong cho vay Trường hợp phải thông qua thẩm định rủi ro: Theo quy định hiện hành của BIDV Ninh Bình đối tượng phải qua thẩm định rủi ro là những khách hàng có tổng dư nợ trên 2 tỷ đồng, các món vay trung dài hạn, các doanh nghiệp mới hoạt động lần đầu tại BIDV Ninh Bình và các đối tượng hạn chế cho vay theo quy định của BIDV). Khi món vay phải qua thẩm định rủi ro thì hồ sơ tín dụng và báo cáo đề xuất tín dụng được phó giám đốc phụ trách tín dụng phê duyệt và chuyển tiếp cho bộ phận quản lý rủi ro thẩm định rủi ro.
Công việc
Bộ phận phụ trách
Rủi ro gặp phải Bộ phẩn Kiểm soát
Thẩm định rủi ro
Phòng QLRR
Hồ sơ tín dụng chưa đầy đủ.
Trong báo cáo đề xuất tín dụng các
Cán bộ QLRR thực hiện kiểm tra lại tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng, đánh giá một cách khách quan độc lập với thông tin về khách
thông tin do cán bộ khách hàng đánh giá chưa đầy đủ chính xác
hàng, khoản vay, TSBĐ... trong báo cáo đề xuất tín dụng và đưa ra ý kiến độc lập về cấp tín dụng cho khoản vay.
Cán bộ QLRR thực hiện thẩm định rủi ro chưa đúng quy định
Việc thẩm định rủi ro được thể hiện trên báo cáo kết quả thẩm định rủi ro sẽ được trưởng phòng QLRR kiểm soát lại tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp sau đó sẽ ký vào báo cáo kết quả thẩm định rủi ro và trình lên giám đốc chi nhánh.
Phê duyệt tín dụng
Hội đồng tín dụng giám đốc chi nhánh
Phê duyệt không đúng thẩm quyền quy định
Đối với những khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của giám đốc thì phải có chữ ký của phó giám đốc phụ trách tín dụng.
Đối với những khoản vay thuộc thẩm quyền của hội đồng tín dụng chi nhánh thì phải được tất cả các thành viên trong hội đồng tín dụng chi nhánh ký tên vào phê duyệt cấp tín dụng.
Cho vay vượt giới hạn chi nhánh giao.
Trưởng phòng QLRR kiểm tra báo cáo rủi ro của cán bộ QLRR về thẩm quyền phê duyệt của món vay.
Sau khi khoản tín dụng được cấp có thẩm quyền phê duyệt toàn bộ hồ sơ tín dụng và quyết định cấp tín dụng sẽ được chuyển lại cho bộ phận khách hàng để tiến hành ký kết hợp đồng.
Công việc Bộ phận phụ trách
Rủi ro gặp
phải Bộ phẩn Kiểm soát
Soạn thảo, ký kết hợp
Bộ phận
khách hàng
Cán bộ khách hàng soạn
Trưởng phòng khách hàng phải kiểm tra lại hợp đồng tín dụng và ký nháy
đồng, hoàn thiện các điều kiện trước giải ngân
và người đại diện có thẩm quyền của BIDV Ninh Bình
thảo hợp đồng tín dụng không đúng với những điều kiện đã được phê duyệt
từng trang sau đó chuyển cho cán bộ khách hàng đi trình lãnh đạo phụ trách tín dụng của chi nhánh. Lãnh đạo phụ trách tín dụng của chi nhánh kiểm tra lại hợp đồng tín dụng và ký vào hợp đồng.
b. Kiểm soát nội bộ trong khi cho vay.
Công việc Bộ phận phụ trách
Rủi ro gặp
phải Bộ phẩn Kiểm soát
Tiếp nhận lại hồ sơ tín dụng và lập đề xuất giải ngân
Bộ phận
khách hàng
Hồ sơ giải ngân chưa đầy đủ, cho vay trùng lặp chứng từ giải ngân
Cán bộ khách hàng chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân. Sau đó cán bộ khách hàng thực hiện đánh dấu lên các chứng từ giải ngân bằng hình thức đóng dấu đối chiếu bản gốc, ghi rõ số tiền đã vay bằng chứng từ giải ngân đó và ký tên.
Sau khi cán bộ khách hàng kiểm tra hồ sơ giải ngân tiến hành trình lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát lại hồ sơ giải ngân đó và ký tên vào phê duyệt giải ngân.
Trình phê duyệt giải ngân
Bộ phận
QTTD
Chưa có sự kiểm soát lại trước khi phê duyệt
Cán bộ QTTD chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp của hồ sơ giải ngân. Trường hợp hồ sơ giải ngân thiếu hoặc chưa đủ điều kiện giải ngân cán bộ QTTD sẽ trao đổi với cán bộ khách hàng để hoàn thiện hồ sơ.
Phê duyệt Bộ phận Giải ngân Cán bộ QTTD trình lãnh đạo chi
giải ngân QTTD chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt
nhánh phụ trách tín dụng phê duyệt giải ngân. Lãnh đạo chi nhánh phụ trách tín dụng kiểm soát lại hồ sơ nếu đồng ý sẽ ký vào phê duyệt giải ngân.
Thực hiện giải ngân và lưu trữ hồ sơ
Bộ phận
QTTD
Sai sót khi nhập dữ liệu vào hệ thống
Sau khi cán bộ QTTD nhập dữ liệu vào hệ thống thì trưởng phòng QTTD sẽ kiểm soát lại dữ liệu và phê duyệt trên máy.
Bộ phận
DVKH
Giải ngân không đúng số tiền
Cán bộ DVKH sẽ tiến hành kiểm soát phê duyệt giải ngân của khách hàng và tiến hành giải ngân cho khách hàng. Lãnh đạo phòng DVKH sẽ kiểm soát lại chứng từ giải ngân và nhập máy của cán bộ DVKH.
c. Kiểm soát sau khi cho vay.
Công việc Bộ phận phụ trách
Rủi ro gặp
phải Bộ phẩn Kiểm soát
Giám sát quá trình sử dụng vốn
Bộ phận
khách hàng
Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích cam kết trong hợp đồng vay vốn
Cán bộ khách hàng chịu trách nhiệm kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
Định kỳ hàng năm tiến hành rà soát đánh giá lại hiệu quả của các dự án đầu tư, hiệu quả việc cáp tín dụng cho khách hàng.
Mỗi lần đi kiểm tra cán bộ khách hàng lập biên bản kiểm tra và trình lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát lại.
Giá trị tài sản Định kỳ 12 tháng 1 lần cán bộ khách
bảo đảm giảm hàng và lãnh đạo phòng khách hàng kiểm tra lại tài sản bảo đảm của khách hàng. Nếu tài sản bị giảm giá trị thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản. Đặc biệt đối với tài sản thế chấp là hàng tồn kho, lô hàng thì phai kiểm tra ít nhất 1 tháng 1 lần.
Cán bộ khách hàng không theo dõi nợ vay chặt chẽ
Định kỳ 1 tháng 1 lần lãnh đạo phòng khách hàng kiểm tra bảng theo dõi nợ vay mà cán bộ khách hàng lập cho từng khách hàng.
Theo dõi thu nợ gốc lãi phí
Bộ phận
khách hàng,
Bộ phận
QTTD, Bộ phận quản lý rủi ro
Khách hàng trả nợ gốc và lãi không đúng hạn
Định kỳ bộ phận QTTD rà soát các khách hàng không trả nợ gốc lãi theo đúng quy định và thông báo cho bộ phận khách hàng để tiến hàng đôn đốc khách hàng
Bộ phận QTTD phối hợp với bộ phận QLRR để tiến hàng đánh giá diễn biến trạng thái các khoản vay để thông bao cho bộ phận khách hàng.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ không đúng quy định
Có thể do nhiều nguyên nhân khiến dòng tiền của khách hàng không về kịp để trả nợ ngân hàng. Do đó cán bộ khách hàng có thể xem xét dựa trên đơn đề nghị, các giấy tờ tài liệu liên quan của khách hàng để gia hạn nợ cho khách hàng. Sau khi xem xét cán bộ khách hàng trình lên lãnh đạo phòng khách hàng và lãnh đạo chi
nhánh phụ trách tín dụng để kiểm soát lại.
Khách hàng phát sinh nợ quá hạn
Cán bộ khách hàng tiến hàng các thông báo chuyển nợ quá hạn, biên bản làm việc với khách hàng, thông báo cho bên có tài sản về nợ quá hạn của khách hàng. Lãnh đạo phòng khách hàng sẽ kiểm soát lại các thông báo trên và ký vào thông báo.