MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển ninh bình (Trang 110 - 114)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH B ÌNH

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1 Đối với Chính phủ và các Bộ ngành.

C n có nhiầ ều biện pháp hơn nữa trong việc tìm kiếm thị trường ổn định cho việc tiêu thụ các sản phẩm, giảm bớt rủi ro trong kinh doanh để tăng thêm niềm tin cho các nhà đầu tư, triển khai tốt và hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật kinh doanh cũng như các ngành luật có liên quan từ đó mở ra hướng đi mới thuận tiện hơn cho các Nhà đầu tư từ đó có nhiều dự án hiệu quả được triển khai, giải quyết tốt các tranh chấp vướng mắc về thế chấp tài sản cầm cố, đất đai, nhà cửa về khung giá về các điều kiện khác có liên quan để tạo điều kiện thuận tiện minh bạch cho Ngân hàng và Người đi vay.

Đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành chức năng tiến hành quy hoạch vùng sản suất, đồng bộ với việc chuyển giao quyền sử dụng đất cho người dân.

Điều chỉnh và ban hành khung giá đất mới sao cho hợp lý với đất đai và các cơ sở hạ tầng quan trọng... để các doanh nghiệp thuận tiện hơn nữa trong việc tiến hành thi công các dư án đầu tư nhanh chóng dễ dàng.

Thực hiện tốt việc dự báo các thông tin liên quan đến kinh tế, giá cả, sự biến động của các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế.

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các quan hệ tài sản dựa trên quyền sở hữu, một hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường kinh doanh, bảo vệ hệ thống pháp luật về quyền chủ nợ phù hợp với điều ện thực tại có vai tr ki ò hết sức quan trọng trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong xã hội, góp phần tạo dựng niềm tin vào các nhà đầu tư và vào thị trường tài chính. Góp phần tăng cao kỉ luật hợp đồng tạo tiền đề pháp lý ổn định các quan hệ kinh tế, giảm chi phí cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng góp phần an toàn và lành mạnh hóa

trong ngành ngân hàng. Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện hóa hệ thống pháp luật theo cơ chế thị trường và thực hiện cam kết quốc tế ại các hiệp t định WTO, AFTA, hiệp định thương mại Việt – M ùng vỹ c ới tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong thời gian tới làm cho một số điều luật trong hệ thống pháp luật kinh doanh và hệ thống pháp luật Ngân hàng không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Các bất cập của hệ thống pháp luật này phát sinh trong quá trình thi hành các luật bảo vệ cho chủ nợ, mất tính khả thi và chưa nhiều chỗ gây tranh cãi khi có tranh chấp xảy ra làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các bên.

3.3.2 Đối với ngân h g nhà nước.àn

Phát huy hơn nữa vai trò và thế mạnh trong điều hành kinh tế vĩ mô, điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ hợp lý góp phần vào sự ổn định và phát triển nền kinh tế. Vai trò quản lý của Ngân hàng nhà nước là yếu tố hết sức quan trọng để quyết định đến định hướng và phát triển đất nước. Do đó mà biện pháp quản lý phải phù hợp hơn, đi sát với thực tế và quy luật kinh tế khách quan, mang tính chất là đòn bảy kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh đồng thời đảm bảo sự an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước cần trú trọng hơn nữa trong việc điều hòa mức lạm phát, thất nghiệp và chính sách quản lý ngoại hối. Hiện nay ở Việt Nam tình trạng lạm phát rất cao, hầu hết các mặt hàng đểu tăng giá v ất khó kiểm soát cho các cơ qà r uan quản lý thị trường như: xăng dầu, điện, than, phân bón....gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng như sự ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng phát triển kinh tế. Ngân hàng nhà nước cần xem lại các chính sách điều chỉnh sao cho phù hợp, duy trì một mức lạm phát vừa phải, trong tầm kiểm soát và không ảnh hưởng lớn đến tiến trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước.

Ngân hàng nhà nước cần rà soát các văn bản cũ, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế, nghiên cứu trình Quốc hội các thông tư hướng dẫn bổ sung để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu lực các văn bản pháp luật về điều chỉnh cho vay của các ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn và lành mạnh trong kinh doanh tín dụng.

Ngân hàng nhà nước nên có những kiến nghị với Chính phủ, quy định rõ những

trách nhiệm về trách nhiệm và xử phạt hành chính, kinh tế của Khách hàng trong quan hệ với Ngân hàng.

Ban hành các cơ chế xử lý rủi ro cho các Ngân hàng hoạt động trong khu vực bất động sản, các tài sản thế chấp đối với các kh ản vay mo à Khách hàng không trả được nợ khiến Ngân hàng phải tịch biên, phát m ài sại t ản thế chấp để bù đắp rủi ro với khoản vay.

3.3.3 Đối với Hội sở BIDV.

Cơ cầu lại mô hình tổ chức theo hướng tinh giảm nhưng vẫn có những an toàn và hiệu quả hơn. Tập trung trong công tác quản lý, giám sát việc thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro cho bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách. Các bộ phận thực hiện nghiệp vụ phải báo cáo thường xuyên về các phòng, ban để có sự phối hợp chặt chẽ.

Đặc biệt quan tâm đến quản lý đào tạo trình độ kĩ năng đạo đức phòng ngừa RRTD cho các Cán bộ của mình, con Người luôn là khâu có ý nghĩa quan trọng nhất đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh. Và cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng ự lớn mạnh uy tín cho BIDV. s

Việc đào tạo về ứng dụng Công nghệ hiện đại, phương pháp phân loại nợ, ứng dụng các mô hình hiện đại trong tính toán trích lập DPRR là rất cần thiết. bên cạnh đó đảm bảo được đạo đức nghề nghiệp, sử dụng cán bộ phù hợp với công tác chuyên môn cần được coi trọng.

Cuối cùng Ngân hàng cần sớm tiến hành cổ phần hóa, sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ về tiềm lực và các điều kiện cần thiết. Thực hiện cổ phần hóa sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng, đặc biệt là công tác huy động vốn, nguồn vốn huy động được từ các cổ đông sẽ làm tăng thêm vốn điều lệ, giảm nhiều sự phụ thuộc vào nguồn vốn Ngân sách nhà nước. Từ đó nâng cao hơn nữa sự cạnh tranh của Ngân hàng. Đồng thời cũng là tiền đề quan trọng trong việc thực hiện niêm yết giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, tăng khả năng thu hút vốn từ các Nhà đầu tư trong và ngoài nước tạo bước tiến cho việc hội nhập với hệ thống NHTM hiện đại trên thế giới.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

**********

Trên cơ sở lý luận chương 1 và tình hình thực tế tại chương2, trong chương 3 nêu nên những biện pháp khắc phục những tồn tại mà quá trình kinh doanh tín dụng tại bidv Ninh Bình gặp phải. Đồng thời Chuyên đề cũng xin có những ý kiến đóng góp với các cơ quan ban ngành có liên quan, NHNN, Hội sở chính BIDV trong việc thiết lập nên một chính sách, quy trình tín dụng chặt chẽ hơn giúp giảm thiểu hơn nữa tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi trong kinh doanh tín dụng của các NHTM nói chung và ngân hàng BIDV nói riêng.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển ninh bình (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)