Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên ứu đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển du lịch hồ sông đà hòa bình của công ty du lịch hòa bình (Trang 30 - 35)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.3.4 Phân tích số liệu

1.3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân kết hợp với độ lệch chuẩn và phương sai để để tính toán các chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động du lịch qua các năm như số khách đến từng khu du lịch và tất cả các khu du lịch, doanh thu của khu du lịch, chi phí, đầu tư vào các khu du lịch, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ du lịch,…

1.3.4.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp này sử dụng để so sánh, đánh giá kết quả kinh doanh du lịch qua các năm, giữa các khu du lịch trong cùng năm và giữa các loại hình du lịch khác nhau,…

1.3.4.3 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp được đánh giá cao trong lĩnh vực du lịch hiện nay. Do nhu cầu về du lịch rất nhạy cảm với những biến động về an ninh - chính trị trên thế giới. Mặt khác, đây là phương pháp rất có ưu điểm trong việc sử dụng để đánh giá các vấn đề có tính chất ước định, làm sáng tỏ các vấn đề có tính chất kinh tế, kỹ thuật phức tạp, đồng thời trắc nghiệm lại các tính toán và những nhận định làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận có tính khoa học và thực tiễn. Vì vậy chúng tôi đã thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của các nhà nghiên cứu về du lịch tại địa phương, doanh nghiệp về du lịch, các hướng dẫn viên du lịch…

1.3.4.5 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA)

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có sử dụng những ý kiến đóng góp của người dân địa phương gần các điểm du lịch cũng như lấy ý kiến của các du khách. Qua đó góp phần nắm bắt được các thông tin một cách thực tế về thực trạng tình hình, đưa ra được các giải pháp phát triển phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương.

1.3.4.6 Phương pháp phân tích ma trận SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:

Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp (hoặc của ngành), nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Phân tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra cơ hội và những đe doạ đối với doanh nghiệp.

Phân tích môi trường nội bộ để xác định được thế mạnh và điểm yếu của chính doanh nghiệp.

Ma trận SWOT có thể xem xét dưới hình như sau:

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển và các nguồn lực của mình, đơn vị có thể thiết lập và kết hợp, về nguyên tắc có bốn loại kết hợp:

(1) Cơ hội với điểm mạnh (OS): Doanh nghiệp sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.

(2) Đe doạ với điểm mạnh (TS): Doanh nghiệp sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ.

(3) Cơ hội với điểm yếu (OW): Doanh nghiệp tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu.

(4) Đe doạ với điểm yếu (TW): Doanh nghiệp cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh các được các nguy cơ [Phạm Văn Lô, 2008].

Và trong đề tài này, chúng tôi dùng phương pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch

Bên trong

Thuận lợi

Bên ngoài

Cản trở

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU SWOT

CƠ HỘI NGUY CƠ

vùng hồ Sông Đà - Hòa Bình. Trên cơ sở đó có những giải pháp để phát triển du lịch hồ Hoà Bình.

Bên trong

Bên ngoài

Điểm mạnh (S) S1 ………..

S2 ………...

Điểm yếu (W) W1 ……….

W2 ……….

Cơ hội (O) O1 ………..

O2 ………..

Phối hợp (SO) Phối hợp (WO)

Nguy cơ (T) T1 ……….

T2 ………. Phối hợp (ST) Phối hợp (WT)

Tóm lại, Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia, ảnh hưởng đến đời sống xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân địa phương; phát triển du lịch tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khôi phục và phát triển nhiều ngành nghề truyền thống; tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và nhân dân địa phương, đóng góp nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước; làm thay đổi bộ mặt vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn và làm giãn dân cư từ các khu dân cư tập trung, từ các đô thị ra các vùng dung lịch

Phát triển du lịch tạo ra nhiều sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch đa dạng, độc đáo, thỏa mãn nhu cầu cao của con người; là phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tăng cường mở rộng giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền, quốc gia, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán,

đạo đức, lối sống, nâng cao truyền thống dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên ứu đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển du lịch hồ sông đà hòa bình của công ty du lịch hòa bình (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)