Những khó khăn đối với phát triển du lịch ở hồ Sông Đà -Hoà Bình

Một phần của tài liệu Nghiên ứu đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển du lịch hồ sông đà hòa bình của công ty du lịch hòa bình (Trang 83 - 90)

Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỒ SÔNG ĐÀ – HÒA BÌNH

3.2.2 Những khó khăn đối với phát triển du lịch ở hồ Sông Đà -Hoà Bình

3.2.2.1 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

* Về cơ sở hạ tầng:

Khai thác tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế - xã hội với một tỉnh dồi dào tài nguyên, giàu tiềm năng du lịch như Hoà Bình là một việc rất cần và nên làm. Tuy nhiên, khi du lịch phát triển thì đòi hỏi cơ sở hạ tầng cũng phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nó.

Hiện nay, vấn đề đặt ra cho ngành du lịch tỉnh Hoà Bình nói chung và phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình nói riêng về cơ sở hạ tầng đang là một điều đáng lo ngại, bởi với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện tại nhất là hệ thống giao thông đang ngày càng xuống cấp do tình trạng sử dụng nhiều cộng với địa hình phức tạp đòi hỏi phải tu bổ, nâng cấp thường xuyên. Trong khi đó với tốc độ đầu tư chậm, nguồn vốn dành cho lĩnh vực này không đủ đáp ứng, thiếu vốn thì phát triển cơ sở hạ tầng để đáp ứng được nhu cầu lại là vấn đề nan giải khó giải quyết.

Mặc dù trong những năm gần đây tỉnh đã tập trung nhiều cho giao thông, nhưng nói chung hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn chất lượng còn rất kém, ngày càng xuống cấp, đi lại khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa.

Nhất là đối với điểm du lịch Đền Chúa Thác Bờ, để đi được đến điểm du lịch này không có đường nào khác ngoài đường thuỷ (tức phải đi bằng thuyền lên). Đi vào mùa khô thì không sao nhưng vào mùa mưa nước trên hồ rút xuống (do Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở cửa xả), lại đục gây ảnh hưởng đến mỹ quan và tạo nên một độ dốc khoảng gần 28m. Điều này đã gây ảnh

hưởng rất nhiều đến việc đi lại và du lịch (bởi khi nước hạ xuống sẽ tạo ra cảm giác như vùng đất chết). Mặt khác, hầu hết các khu du lịch thường ở xa đường quốc lộ, đường lớn, mà giao thông nội bộ trong các khu du lịch đường lại nhỏ hẹp, nhất là một số điểm du lịch có rừng rậm, núi cao đường đi men theo sườn núi nhỏ và dễ bị sụt lún, trơn trượt vào mùa mưa.

Nhìn chung, hệ thống giao thông hiện tại trong khu vực vùng hồ Sông Đà - Hòa Bình chưa được xây dựng đồng bộ, năng lực vận chuyển thấp. Cần làm mới và nâng cấp hầu hết các tuyến chính trong khu vực. Tuy nhiên, đầu tư xây dựng nhưng không phải cứ ồ ạt san lấp mặt bằng một cách tuỳ tiện, không có tính toán quy hoạch cụ thể mà phải xây dựng sao cho không làm mất đi tính chất tự nhiên, không phá vỡ môi trường sinh thái và không làm kinh động đến động thực vật ở đó. Đây là một khó khăn rất lớn đặt ra cho ngành du lịch tỉnh mà cụ thể là đối với quá trình đầu tư phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình phải giải quyết.

Du khách đến tham quan du lịch nhiều, đó là một động lực để phát triển du lịch xong kèm theo đó cũng là một mối đe doạ lớn về vấn đề rác thải. Hiện nay, công tác vệ sinh xử lý rác thải tại các khu du lịch trong vùng chủ yếu là thải tự nhiên, chưa có hệ thống xử lý đồng bộ. Với tiêu chí là ngành du lịch thân thiện với môi trường vì thế vấn đề đặt ra cho du lịch vùng hồ Sông Đà - Hòa Bình nói riêng là phải giải quyết triệt để bài toán rác thải này. Cần có bãi chôn rác tập trung, xa khu dân cư đồng thời có những biện pháp xử lý rác hợp lý, khoa học mà it tốn kém nhất để tránh làm hại cho môi trường xung quanh.

Để đầu tư làm được những bải rác tập trung như thế này đòi hỏi ngành du lịch Hoà Bình phải có vốn, có địa điểm và có cả phương tiện, lao động để thu gom vận chuyển rác tới đó.

* Về Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:

Hiện nay, trên địa bàn vùng hồ Sông Đà - Hòa Bình cơ sở dịch vụ lưu trú phục vụ cho du lịch đã có và đang ngày càng phát triển cả về chất lượng và số lượng.

Đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ cần lượng vốn lớn trong khi các chủ đầu tư kinh doanh tại các điểm, khu du lịch lại thường có vốn nhỏ, do đó để đầu tư được ở quy mô lớn là điều dường như không thể.

Một số địa điểm du lịch về văn hóa, thăm quan và tìm hiểu về cuộc sống của những dân tộc ít người thì cơ sở lưu trú tại đây chủ yếu là nhà sàn dân tộc. Nhà sàn vừa có nét độc đáo lại vừa mang bản sắc của địa phương nên thu hút được rất nhiều khách du lịch. Nguyên liệu để làm nhà sàn là gỗ, tre, nứa, lá mây… hầu hết là những sản vật từ cây cối ở rừng. Nếu mua lại của nhà dân thì chủ yếu là khá sơ sài đơn giản và hầu như đã xuống cấp, cần tu sửa. Nhưng nếu làm mới thì lại cần nguyên liệu từ rừng, mà khai thác tại chỗ thì vô tình là người phá rừng, còn mua từ nơi khác về thì lại khá tốn kém.

Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cần một nguồn vốn khá lớn, cần có người quản lý giỏi và cần có chiến lược kinh doanh, quy hoạch, phát triển đúng đắn để phù hợp với nhu cầu thực tiễn ngày càng cao.

Tuy nhiên, mặt trái của việc phát triển này lại có những ảnh hưởng đến môi trường sinh thái như: ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, gây tiếng ồn, phá vỡ môi trường tự nhiên… Điều hoà được hai mặt này không đơn thuần chỉ có các nhà doanh nghiệp mà đòi hỏi sự hợp tác của các nhà quản lý, cơ quan chức năng địa phương, cán bộ công nhân viên, người dân địa phương và các du khách. Phải có quy hoạch rõ ràng và được sự đồng ý chấp thuận của các bên tham gia làm dịch vụ cho ngành du lịch, mà đặc biệt là du lịch vùng hồ Hòa Bình.

3.2.2.2 Nguồn vốn đầu tư

Để phát triển du lịch thì nguồn vốn đầu tư là một yêu cầu cần thiết.

Ngành du lịch tỉnh Hoà Bình đã có mục tiêu đưa du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia xong đến nay công tác này vẫn chưa có bước đột phá. Mặc dù dự án rất khả thi xong chưa tìm kiếm được nhà đầu tư tâm huyết. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quy hoạch

tổng thể thì đã lập xong đi vào chi tiết từng hạng mục thì chưa thực hiện được đồng bộ.

Ví dụ điển hình đó là điểm du lịch đền Chúa Thác Bờ, đây là một trong những khu du lịch trọng điểm của du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình. Đã có dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch song đến nay dự án vẫn chưa thực sự đi vào hoạt động bởi lẽ các nhà đầu tư còn e ngại về địa hình nơi đây.

Hiện nay, trên toàn tỉnh chỉ có duy nhất một đơn vị lữ hành là Công ty cổ phần Du lịch Hoà Bình. Mặc dù là công ty duy nhất có chức năng xây dựng chương trình du lịch quốc tế tại Hoà Bình, song khả năng chuyên nghiệp hoá hoạt động của Công ty còn hạn chế về nhiều mặt. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 40 dự án đầu tư du lịch với quy mô khá lớn (trong đó có các dự án về du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình), nhưng nhìn chung, hiệu quả thấp và chưa đi vào hoạt động. Một số dự án bị ngừng trệ do nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính, một số dự án cơ sở hạ tầng du lịch đầu tư chưa phát huy hiệu quả, nhiều dự án triển khai chậm tiến độ,... Hệ quả tất yếu là sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, thiếu sức hút, vai trò của doanh nghiệp còn mờ nhạt.

3.2.2.3 Con người

Con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc khai thác tiềm năng và phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình. Bởi con người vừa chịu trách nhiệm khai thác, vừa chịu trách nhiệm quản lý, quy hoạch, đặt ra những chiến lược kinh doanh đồng thời cũng là người phục vụ du khách. Du khách có đông hay không và có trở lại hay không một phần lớn cũng do thái độ phục vụ của những người làm ở đó quyết định.

Du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình là cụm du lịch mới và vẫn đang trong quá trình quy hoach. Trong thời gian thực tế đi vào hoạt động vừa qua cho thấy: lao động phục vụ cho du lịch có tăng song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt là đối với khách quốc tế có yêu cầu cao về khả năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ. Con số lao động đáp ứng được nhu cầu này là

rất ít, đây là trở ngại lớn cho việc truyền tải thông tin, hướng dẫn cho du khách nước ngoài hiểu được cảnh đẹp và phong tục tập quán của người dân. Trong tổng phiếu điều tra du khách có tới 71,25% số phiếu đánh giá bình thường đối với mức độ đáp ứng của hướng dẫn viên du lịch, trong đó có cả khách quốc tế đánh giá. Như vậy do ngôn ngữ bất đồng, trình độ ngoại ngữ của lao động kém vì vậy khách quốc tế chỉ có thể nhìn bằng mắt chứ không hiểu hết giá trị của nó bằng đầu. Mà khách quốc tế lại là thị trường chịu chi trả nhiều nhất cho các dịch vụ. Nhưng với thực trạng đó thì họ cũng không chịu chi trả tối đa, từ đó du lịch cũng không thu được lợi nhuận đáng ra được hưởng.

Phát triển du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho địa phương, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đó là điều có lợi to lớn thấy được, nhưng bên cạnh đó lại có một số vấn đề đặt ra là:

- Tệ nạn gia tăng: các dịch vụ phát triển, du khách đến mang theo nhiều quan điểm khác nhau và mục đích khác nhau. Để phục vụ du khách các dịch vụ như karaoke, dịch vụ ăn uống đặc sản… dẫn đến việc tiêu cực đó là điều tất yếu. Các tệ nạn săn bắt động thực vật trái phép, các tệ nạn như ma tuý, cờ bạc, mại dâm, đánh đề… gia tăng làm cho an ninh trật tự khó đảm bảo.

- Thương mại hoá làm mất đi bản sắc văn hoá địa phương: Một trong những điểm nhấn của du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình là du khách sẽ được tham quan và tìm hiểu phong tục tập quán của những bản người dân tộc, đặc biệt không chỉ tham quan du khách có thể nghỉ lại các nhà sàn của người dân nơi đây. Tuy nhiên hình thức du lịch này lại làm cho ở một số địa điểm du lịch nảy sinh lên hiện tượng chèo kéo khách giữa các nhà trong bản, gây mâu thuẫn… từ đó làm mất đi tính đoàn kết, cộng đồng của dân tộc. Những sự việc này đã được chấn chỉnh nhưng đó vẫn là một nguy cơ và có thể gây ảnh hưởng xấu đối với bản sắc văn hoá của dân tộc. Mặt khác, nhà sàn là đặc trưng của người dân tộc thiểu số nhưng khi thương mại hoá thì các nhà sàn này được mua, di chuyển về thành phố làm mất đi ý nghĩa thực của nó là:

tránh thú dữ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông… bản sắc văn hoá

của người địa phương từ đó sẽ ít nhiều bị thay đổi. Đây cũng là một trở ngại đối với du lịch, vì người ta có thể thấy nhà sàn ngay nơi phố xá đông đúc, thưởng thức các tiết mục văn nghệ, vui chơi giải trí ngay tại thành phố mà không cần tốn công tốn sức đến tận các điểm du lịch sinh thái để thưởng thức.

- Văn hoá xáo trộn, giao thoa nhiều nền văn hoá: Du lịch phát triển thì du khách cũng tăng, họ đưa đến nơi đây nhiều nền văn hoá khác nhau làm cho sự giao thoa xảy ra. Người dân địa phương được giao lưu, hiểu biết và tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, tuy nhiên trong đó sẽ có cả tích cực và tiêu cực.

Khi đó văn hoá bản địa sẽ bị xáo trộn.

Hoà Bình là một tỉnh có trên 60% dân số là người Mường. Khu vực hồ Sông Đà - Hòa Bình là khu vực tập trung khá đông đảo dân tộc Mường.

Người Mường có đặc trưng là “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui”. Tức là nấu cơm bằng cách đồ trong chõ; nước sinh hoạt được lấy từ sông suối về bằng các ống bương, nứa; ở nhà sàn và ăn thịt lợn thui. Nhưng khi nền văn hoá này được giao thoa bởi nhiều nền văn hoá khác thì ta lại thấy một thực tế là cơm được nấu bằng nối cơm điện, nước giếng khoan và nước đóng chai, nhà xây kiên cố và có cả lợn quay trên than chứ không đơn giản là thui bằng rơm rạ nữa. Mặt khác, bây giờ đến Hoà Bình rất ít khi thấy đồng bào nơi đây mặc lễ phục (đối với những người dân tộc). Có chăng chỉ là các cụ già vẫn giữ được nét văn hoá truyền thống này, còn lại chỉ vào các ngày lễ hội thì ta mới có thể được chiêm ngưỡng các trang phục độc đáo của mỗi dân tộc nơi đây mà thôi.

Ở một số bản dân tộc thiểu số thì ý thức người dân chưa cao, nghiệp vụ phục vụ du lịch và nhận thức về du lịch còn kém, hạn chế. Nhưng làm thế nào để người dân hiểu được và đào tạo được họ thì lại là một khó khăn đối với ngành du lịch. Bản chất của họ là sống theo bản, theo làng, và họ có những quy định riêng, cách sống riêng, tiếng nói của Già Làng, Trưởng Bản, Thầy Mo rất có trọng lượng. Do đó khi không vận động được các tầng lớp này thì để truyền thụ được kiến thức trực tiếp cho người dân là việc rất khó khăn thậm chí có nơi còn không thể.

Vấn đề khó khăn về con người đặt ra cho du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình một gánh nặng cần giải quyết cấp bách. Tuy nhiên, việc đào tạo không thể một sớm một chiều mà phải lâu dài, phải biết kết hợp giữa giáo dục đi đôi với việc làm thực tiễn đào tạo, tuyên truyền từng bước một tới tận người dân. Phối hợp đào tạo chính quy, và cả không chính quy, đào tạo chú trọng đến chất lượng, không tràn lan, vô bổ. Để được như vậy trước hết phải có nhà quản lý giỏi, nhà hoạch định tài ba và chiến lược khai thác tài nguyên đúng đắn. Khó khăn này ngành du lịch Hoà Bình có vượt được hay không tất cả sẽ có câu trả lời ở phía trước tuy nhiên kết quả đó phụ thuộc vào việc làm của ngay hôm nay.

3.2.2.4 Vị trí địa lý

Không thể chuyển vị trí của một tỉnh miền núi về nơi đồng bằng, thuận tiện mà chỉ có thể dựa trên vị trí có sẵn để tự tạo cho mình những cơ hội phát triển và hạn chế đẩy lùi các khó khăn mà thôi.

Hoà Bình là một tỉnh miền núi được thiên nhiên ưu đãi ban cho nhiều điểm tài nguyên du lịch. Trước khi đến được với hồ Sông Đà - Hòa Bình thì du khách phải đến được tỉnh Hoà Bình. Mà tỉnh lại có vị trí địa lý nằm trái tour, trái tuyến với các địa điểm du lịch khác trên cả nước, đặc biệt là tam giác du lịch miền Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Du khách từ Hà Nội đến Hải Phòng và Quảng Ninh, muốn đến được Hoà Bình thì không có cách nào khác là phải quay trở lại Hà Nội rồi mới đến được Hoà Bình.

Đối với khu du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình, đây là một tiềm năng du lịch hứa hẹn nhiều kết quả khả quan đối với ngành du lịch của tỉnh, tuy nhiên khu vực này lại có địa hình khá phức tạp. Đối với vùng lòng hồ, ngoại trừ hồ Hoa ra thì mặt nước hồ đến mùa mưa rất đục, nhất là mực nước hồ chênh lệch rất lớn giữa hai mùa mưa và khô. Điều này đã góp phần gây trở ngại cho du lịch cũng như sức thu hút đối với các nhà đầu tư. Đối với vùng ven hồ, để đến được một số điểm du lịch ví dụ như rừng nguyên sinh Pu Canh thì phải đi qua rất nhiều đoạn đường dốc cao và khó đi, vào mùa đông thậm chí ngay cả mùa hè cũng có sương mù, làm cho tầm nhìn của người điều khiển phương tiện

Một phần của tài liệu Nghiên ứu đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển du lịch hồ sông đà hòa bình của công ty du lịch hòa bình (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)