Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của hồ Sông Đà - Hoà Bình52

Một phần của tài liệu Nghiên ứu đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển du lịch hồ sông đà hòa bình của công ty du lịch hòa bình (Trang 61 - 70)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ - HÒA BÌNH

2.6 Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn hồ Sông Đà - Hoà Bình

2.6.6 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của hồ Sông Đà - Hoà Bình52

Với lợi thế là một vùng đất giàu tiềm năng về du lịch, việc phát triển du lịch sẽ mang lại một nguồn lợi rất lớn, góp phần tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn hồ Sông Đà - Hoà Bình trên thực tế lại chưa xứng đáng với tiềm năng vốn có của nó.

Hoạt động marketing quảng cáo của hồ Sông Đà - Hoà Bình trong thời gian vừa qua hầu như là không có và chưa được chú trọng. Nếu có thì chỉ là những bước ban đầu, nên chất lượng chưa cao, chưa nhiều và chưa có chiến lược quảng cáo xúc tiến phát triển du lịch chuyên nghiệp để chiếm lĩnh thị trường. Việc đầu tư nghiên cứu thị trường du lịch tuy được đặt ra nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số sách báo, ấn phẩm, cẩm nang ngành du lịch tỉnh Hoà Bình và các tác giả khác đã phát hành nhưng mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát các điểm tài nguyên và khá rời rạc. Hầu hết các du khách biết đến Hoà Bình chỉ là có nghe nói đến nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và du lịch nhà sàn ở Mai Châu.

Nhiều du khách trong khu vực và địa phương cũng chưa biết đến sự hấp dẫn của các danh lam thắng cảnh, các nguồn tài nguyên phi vật thể tại hồ Sông Đà - Hòa bình. Trong số 80 phiếu điều tra du khách mà chúng tôi tiến hành thì có tới 56 phiếu (chiếm 70%) trả lời là biết rất ít những thông tin về chương trình hoặc các điểm tài nguyên du lịch trên địa bàn hồ Sông Đà - Hòa Bình. Như vậy, việc thúc đẩy hiệu quả của công tác quảng bá, xúc tiến phát triển thị trường du lịch cần phải được quan tâm đúng mức đặc biệt là công tác đưa thông tin đến du khách bởi du lịch là ngành khó có thể áp dụng phương châm “hữu xạ tự nhiên hương”.

Nhìn chung công tác marketing, xúc tiến du lịch của hồ Sông Đà - Hoà Bình và của tỉnh trong những năm gần đây còn rất chậm so với xu thế du lịch chung của cả nước. Hiện nay, ngành du lịch tỉnh Hoà Bình nói chung và du

lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình nói riêng đã và đang từng bước cố gắng xúc tiến công tác tuyên truyền quảng bá du lịch đồng thời kêu gọi các đơn vị trong và ngoài nước đầu tư vào các điểm du lịch.

2.6.6.2 Số lượng khách du lịch

* Số lượng khách

Số lượng khách du lịch đến khu du lịch nhiều hay ít thể hiện mức độ phát triển của các hoạt động du lịch của khu du lịch đó, cũng như thể hiện khả năng khai thác tiềm năng, số lượng, chất lượng các sản phẩm du lịch để phục vụ du khách.

Hiện tại, có các tour du lịch nhỏ lẻ đến với hồ Sông Đà - Hoà Bình thông qua Công ty cổ phần du lịch Hoà Bình và các tổ chức du lịch khác ngoài tỉnh. Nhưng nhìn chung, hiện trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chất lượng của dịch vụ du lịch lữ hành của hồ Sông Đà - Hoà Bình là chưa đáng kể. Bởi vậy việc thống kê lượng khách và các vấn đề liên quan chưa đầy đủ.

Tuy số lượng khách du lịch đến với hồ Sông Đà - Hoà Bình chỉ chiếm một lượng nhỏ đối với lượng khách đến Hoà Bình nhưng điều đáng mừng là có sự tăng dần qua các năm. Năm 2008 đạt 45.000 người, năm 2009 tổng lượng khách đến với hồ Sông Đà - Hoà Bình đạt 50.000 người, tăng 11,11%

so với năm 2008. Năm 2010 lên tới 60.000 người tăng 20% so với năm 2007.

Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm đạt 15,47%.

Qua Bảng 2.3 ta thấy: Du khách đến với hồ Sông Đà - Hoà Bình chủ yếu là khách nội địa, họ đến đây thường là những đối tượng khách tham quan một phần, khách công vụ kết hợp với tham quan, hay đối tượng là học sinh, sinh viên của các trường đến tham quan du lịch. Và thường đông nhất là vào mùa lễ hội đền Bờ, mùa lễ tết, còn các thời gian khác chỉ lẻ tẻ rải rác. Đây là thị trường chính của du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình, năm 2008 với 43.000 lượt người chiếm 95,56% thị trường khách du lịch, năm 2009 có 47.500 lượt người chiếm 95% trong tổng lượng khách và tăng 10,47% so với năm 2008.

Tới năm 2010 thị trường khách du lịch này lên tới 57.200 lượt người tăng 20,42% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 95,33% trong tổng lượng khách.

Để có được kết quả ngày càng khả quan như vậy là do công tác tổ chức du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình đã ngày càng được quan tâm và chú trọng.

Cùng với khách nội địa, thị trường khách quốc tế đến với hồ Sông Đà - Hoà Bình cũng có xu hướng tăng dần qua các năm xong thị trường khách này lại chiếm tỷ lệ không cao trong tổng lượng khách. Sở dĩ có lý do như vậy là do các cơ sở dịch vụ du lịch của khu vực chưa có gì, chưa đủ sức thu hút đông đối với thị trường khách này (kể tất cả các lĩnh vực). Khách quốc tế đến đây chủ yếu là khách công vụ, tham quan tìm hiểu nền văn hoá Hoà Bình, tìm hiểu mối quan hệ giữa Việt - Mường và tham quan cảnh quan hùng vĩ của công trình thế kỷ lớn nhất Đông Nam Á. Cụ thể năm 2008 số lượng khách quốc tế chỉ có 2.000/45.000 lượt khách chiếm 4,44%. Năm 2009 tăng thêm được 500 người tức đạt 2.500 người và chiếm 5% so với tổng lượng khách.

Đến năm 2010 đạt 2.800 người tăng thêm 200 người và chiếm 4,67% trong tổng lượng khách. Khách quốc tế đến với du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình hầu như vào tất cả các mùa và không chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ.

Tóm lại, du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình đang ngày càng thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong tương lai cần đầu tư phát triển cơ sở du lịch hơn nữa, đồng thời cần tổ chức những điểm du lịch đủ sức thu hút khách, khiến cho khách đã qua Hoà Bình là phải đến với các tuyến du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình. Đặc biệt làm sao thu hút được nhiều thị trường khách du lịch quốc tế bởi đây là nguồn thu ngoại tệ lớn cho du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình nói riêng và tỉnh Hoà Bình, Việt Nam nói chung để từ đó phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước.

Bảng 2.4 : Số lượt khách du lịch đến hồ Sông Đà - Hoà Bình (2008 – 2010)

2008 2009 2010 Tốc độ phát triển (%)

Chỉ tiêu Số lượng (lượt khách)

Cơ cấu (%)

Số lượng (lượt khách)

Cơ cấu (%)

Số lượng (lượt khách)

Cơ cấu

(%) 07/06 08/07 BQ Tổng số khách 45.000 100 50.000 100 60.000 100 111,11 120,00 115,47 1. Khách Quốc

ế

2.000 4,44 2.500 5,00 2.800 4,67 125,00 112,00 118,32 2. Khách nội

địa 43.000 95,56 47.500 95,00 57.200 95,33 110,47 120,42 115,34

Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hoá, Thể Thao và Du Lịch

* Số lượt khách lưu trú

Du khách đến với hồ Sông Đà - Hoà Bình còn chưa nhiều và chỉ đến một vài điểm du lịch đã biết tiếng. Hơn nữa do cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch của du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình còn yếu, kém về chất lượng và thiếu về số lượng, bên cạnh đó các dịch vụ vui chơi giải trí không đủ sức giữ chân du khách ở lại nên thời gian lứu trú của khách cũng ít. Đây là nguyên nhân dẫn đến nguồn thu từ dịch vụ lưu trú rất thấp.

Bảng 2.5: Thời gian lưu trú của khách du lịch đến vùng hồ Sông Đà - Hoà Bình (2008 – 2010)

Tốc độ phát triển (%) Nội dung ĐVT 2008 2009 2010

09/08 10/09 BQ Tổng lượt

khách lưu trú

Lượt

khách 4.545 5.090 5.500 111,99 108,06 110,01 Số ngày

khách Ngày 5.000 5.600 6.600 112,00 117,86 114,89 Ngày lưu trú

bình quân

Ngày/lượt

khách 1,1 1,1 1,2

Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn Hoá, Thể Thao và Du Lịch

Qua bảng số liệu ta thấy số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến với hồ Sông Đà - Hoà Bình là rất ít. Năm 2008 và năm 2009 chỉ có 1,1 ngày/lượt người. Đến năm 2010 do được nâng cấp kịp thời, cùng với sự tăng thêm của dòng khách du lịch nên số ngày tăng lên 1,2 ngày/lượt người. Như vậy trung bình mỗi lượt khách đến du lịch hồ Sông Đà - Hoà Bình lưu trú lại chưa đầy 2 ngày trong khi đó nguồn tài nguyên du lịch của khu vực có khả năng phục vụ được nhiều hơn thế. Qua 3 năm tỷ lệ khách lưu trú lại so với tổng lượng khách đến là rất thấp, cao nhất mới chỉ đạt 10,1%. Theo tổng hợp của phiếu điều tra du khách, các du khách chủ yếu là đi theo đoàn. Khách

quốc tế thì khi đi tham quan xong họ thường trở về Hà Nội để lưu trú, còn khách nội địa thì chủ yếu là các khách đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, học sinh, sinh viên của các trường, và những tỉnh lân cận có khoảng cách với Hoà Bình không xa lắm nên họ thường đi và về luôn trong ngày.

Trong tổng số 80 phiếu điều tra du khách thì có tới 43,75% du khách đánh giá bình thường đối với các dịch vụ lưu trú tại đây. Bởi vậy, về lâu dài cần phải có chiến lược đầu tư và nâng cao cơ sở hạ tầng, cơ sơ dịch vụ lưu trú cùng với phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ du lịch để thu hút khách du lịch cũng như giữ chân du khách lưu lại dài ngày hơn. Bên cạnh đó cũng cần phối hợp giữa các tour du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình với các tour du lịch trong và ngoài tỉnh khác để tạo ra những tour du lịch dài ngày nhằm tăng được thời gian lưu trú của du khách và cũng đưa du khách đến với Hoà Bình nhiều hơn.

2.6.6.3 Doanh thu từ du lịch

Doanh thu du lịch là nguồn thu phản ánh mức độ chi tiêu của du khách, nó bao gồm các khoản khách phải chi trả trong thời gian lưu lại tại điểm du lịch. Bao gồm các khoản chi về lưu trú, vận chuyển, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí, cũng như các dịch vụ khác…

Du lịch là một ngành kinh tế đặc biệt không thể tính chính xác lượng doanh thu, lợi nhuận của lĩnh vực này. Thu nhập du lịch bao gồm doanh thu du lịch thuần (tức là thực thu của các doanh nghiệp hoạt động du lịch) và thu nhập xã hội (tức là những khoản thu từ du lịch ngoài các doanh nghiệp được hưởng bao gồm các khoản thu ngoài xã hội).

Ví dụ như: một đoàn khách đến du lịch tại một khu du lịch nhưng họ không ăn cơm tại khu vực du lịch mà họ lại đến một nhà hàng ở cách xa đó, khoản chi trả này được gọi là thu nhập xã hội; còn các khoản chi trả như mua vé vào khu du lịch và các chi trả cho dịch vụ du lịch trong khu du lịch thì được gọi là doanh thu du lịch thuần. Do đó, để tính được kết quả kinh doanh du lịch ta có công thức sau:

Thu nhập du lịch = Doanh thu du lịch thuần x hệ số

Theo hướng dẫn của Phòng Nghiệp vụ Du lịch thuộc Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch thì hệ số này dao động từ 1,4 – 2,2. Xét trên nhiều khía cạnh chúng tôi đã quyết định lấy hệ số là 2,2 và công thức sẽ là:

Thu nhập du lịch = Doanh thu du lịch thuần x 2,2

Thời gian qua do lịch khu hồ Sông Đà - Hoà Bình chưa phát triển mạnh, hơn nữa lượng khách du lịch còn hạn chế nên doanh thu từ du lịch cũng hạn chế. Tuy có đóng góp nhất định vào ngân sách của tỉnh và một phần vào việc cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu nhờ vào các dịch vụ du lịch.

Trong giai đoạn 2008 – 2010 doanh thu từ du lịch của khu hồ Sông Đà - Hoà Bình được phản ánh ở bảng. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển du lịch cùng với sự quan tâm đặc biệt của tỉnh, 3 năm qua thu nhập từ du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình liên tục tăng, nếu như ở năm 2008 thu nhập du lịch ước đạt 11.100 triệu đồng thì đến năm 2010 vừa qua thu nhập du lịch ước đạt 19.360 triệu đồng, so với cùng kỳ năm 2009 tăng 41,94%. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm đạt 32,07%. So với thu nhập từ du lịch của toàn tỉnh thu nhập du lịch của hồ Sông Đà - Hòa Bình chỉ chiếm có khoảng 8,6% nhưng đây là những tín hiệu vui và cũng phần nào phản ánh được sự nỗ lực đi lên của du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình.

Do lượng khách nội địa đến với du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình nhiều hơn khách quốc tế nên doanh thu nội địa luôn lớn hơn doanh thu quốc tế.

Nhưng trung bình mỗi lượt khách quốc tế phải chi trả cho du lịch lại lớn hơn khách nội địa. Ví dụ như ở năm 2010 thu nhập trên lượt khách quốc tế là 0,43 triệu đồng trong khi thu nhập trên lượt khách nội địa mới chỉ có 0,13 triệu đồng. Qua đây ta thấy nguồn thu ngoại tệ từ du khách quốc tế là rất lớn nhưng đáng buồn là số lượng khách quốc tế đến với du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình

lại không nhiều. Bởi vậy trong thời gian tới cần chú trọng công tác làm sao thu hút được nhiều khách quốc tế hơn nữa.

Trong số các doanh thu thì doanh thu từ hàng hoá - dịch vụ chiếm số lượng lớn nhất. Bởi khi du khách đến đây họ rất ấn tượng với những hàng lưu niệm ví dụ như những miếng vải thổ cẩm do các thiếu nữ dân tộc tự tay dệt nên hay những ẩm thực từ địa phương như cá lòng hồ nướng… Qua 3 năm doanh thu từ hàng hóa – dịch vụ luôn chiếm khoảng hơn 85%, trong khi đó doanh thu từ lưu trú chỉ chiếm một phần nhỏ khoảng 5%. Lý do là vì số lượng khách đến du lịch và lưu trú lại rất ít.

Tuy nhiên, với những kết quả như vậy nhưng thu nhập du lịch của hồ Sông Đà - Hòa Bình vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch vốn có. Bởi khu du lịch hồ Sông Đà - Hòa Bình có rất nhiều điểm du lịch lý thú nhưng du khách đến đây chưa nhiều và lại chỉ đến một vài điểm đã biết tiếng.

Chính vì thế mà nhu cầu mua bán hàng hoá, vật lưu niệm hay những dịch vụ khác tại các điểm du lịch khác ngoài những điểm du lịch đã có tiếng vẫn chưa được các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực sự chú trọng và quan tâm đến.

Qua đây thấy rằng cần phải có sự hỗ trợ đầu tư lớn của tỉnh cũng như của các địa phương quanh hồ và các doanh nghiệp để có thể đứng ra đầu tư và khai thác đúng hướng, nếu được như vậy thì trong tương lai doanh thu du lịch của hồ Sông Đà - Hòa Bình sẽ là một nguồn thu đáng kể.

Đặng Thúy Hà 60 Lun Văn Thc Sĩ

Bảng 2.6: Doanh thu từ du lịch vùng hồ Sông Đà - Hoà Bình (2008 – 2010)

ĐVT: Triệu đồng 2008 2009 2010 Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu Giá trị

(Tr. đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (Tr. đ)

Cơ cấu (%)

Giá trị (Tr. đ)

Cơ cấu

(%) 09/08 10/09 BQ Thu nhập từ du lịch 11.100 100 13.640 100 19.360 100 122,88 141,94 132,07 Doanh thu DL thuần 5.000 45,05 6.200 45,45 8.800 45,45 124,00 141,94 132,67 Doanh thu quốc tế 800 16,00 900 14,52 1.200 13,64 112,50 133,33 122,20

TN/lượt khách quốc tế 0,4 0,36 0,43 90 119,44 103,68

Doanh thu nội địa 4.200 84,00 5.300 84,48 7.600 86,36 126,19 143,40 134,52

TN/lượt khách nội địa 0,1 0,11 0,13 114,23 119,08 116,63

Doanh thu từ DVVC

khách du lịch 500 10,00 530 8,55 600 8,82 106,00 113,21 109,55 Doanh thu từ DV lưu trú 280 5,00 280 4,51 300 3,41 100,00 107,14 103,51 Doanh thu từ HH-DV 4.250 85,00 5.390 86,94 7.900 89.77 126,82 146,57 136,34 Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hoá, Thể Thao và Du Lịch

Một phần của tài liệu Nghiên ứu đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển du lịch hồ sông đà hòa bình của công ty du lịch hòa bình (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)