Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ - HÒA BÌNH
2.3 Hiện trạng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
Hệ thống giao thông hiện trong khu vực hồ Sông Đà - Hoà Bình là một hệ thống đa dạng cả đường thuỷ lẫn đường bộ. Đây chính là một ưu thế của việc phát triển du lịch.
Hồ Sông Đà - Hoà Bình tạo nên tuyến đường thuỷ khá thuận tiện, tuyến chính dài 200 km từ Hoà Bình tới Tạ Bú, ngoài ra còn gần 150km các tuyến nhánh đi tới các điểm dân cư vùng lòng hồ. Khi đập thuỷ điện Sơn La hoàn thành sẽ tạo nên một tuyến đường thuỷ dài trên 400 km tới Lai Châu và các tuyến nhánh. Đó là những yếu tố tạo nên những thuận lợi lớn cho lưu vực.
Đường quốc lộ gần khu vực hồ Sông Đà - Hoà Bình gồm: Quốc lộ 6, 12a, 15 và 21. Quan trọng nhất là quốc lộ 6 đã được nâng cấp cải tạo thành đường cấp 3 miền núi. Các quốc lộ khác còn lại là cấp 4 hoặc cấp 5 miền núi,
đường quốc lộ đều cách xa hồ Sông Đà - Hoà Bình, bởi vậy những đường nối giữa các quốc lộ với hồ là rất quan trọng.
2.3.2 Hệ thống cấp điện
Do điều kiện các điểm dân cư trong khu du lịch có quy mô nhỏ, không tập trung, nên việc cung cấp đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi năng lực tài chính của các địa phương có hạn, dẫn đến tỷ lệ hộ được dùng điện lưới quốc gia thấp (45%). Một số hộ gia đình dùng thuỷ điện nhỏ, phục vụ cho sinh hoạt nhưng chỉ sử dụng được 5 - 6 tháng (trừ các tháng mùa mưa và tháng mùa khô).
Hiện nay các tuyến điện đi xa hồ Sông Đà - Hoà Bình và vùng phụ cận có hệ thống điện như sau:
+ Đường trung thế 22KV: Hoà Bình - Thung Nai; Thung Nai - Ngòi Hoa; Đà Bắc - Hiền Lương; Đồng Bảng - Bãi Sang; Cao Sơn - Xóm Xưng;
Bến Hạt - Đồng Ruộng; Thẩm Luông - Bến Hạt.
+ Đường hạ thế 220V đã được nối tới hầu hết các xã trong khu vực, những tuyến vào khu vực: Trung Hoà; Ngòi Hoa; Thung Nai và Phúc Sạn.
2.3.3 Bưu chính viễn thông
Thông tin liên lạc là phương tiện quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí và đưa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tới người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
Đã có hệ thống bưu điện trong toàn tỉnh, từ tỉnh đến các huyện, xã, 100% các xã có điện thoại. Toàn bộ 100% các xã được phủ sóng phát thanh, 90% số xã được phủ sóng truyền hình. Nhưng với các xã vùng cao, hệ thống thông tin chưa được đầu tư và phát triển đúng hướng. Hệ thống thông tin liên lạc xung quanh hồ Sông Đà - Hoà Bình còn sơ sài và rất ít. Điểm giao dịch trực tiếp ven bờ hồ chỉ khoảng dưới 20 máy điện thoại và chủ yếu là điện thoại vệ tinh nên thông tin liên lạc ở đây rất khó khăn. Hệ thống bưu chính hữu tuyến cũng đã dẫn được tới các xã: Trung Hoà, Phúc Sạn, Hiền Lương, Bến Hạt…
2.3.4 Cấp nước, thoát nước thải và vệ sinh môi trường + Cấp nước
Thành phố Hoà Bình có hệ thống cấp nước sạch tập trung, các huyện cấp nước cục bộ (giếng, suối…). Một số nơi đang tiến hành xây dựng nhà máy nước và hệ thống cấp nước tập trung, chất lượng nước nhìn chung còn thấp.
Hầu hết các huyện trong khu vực là các huyện trong vùng cao. Ngoài diện tích mặt nước Sông Đà, diện tích còn lại là đồi núi, địa hình rất phức tạp, độ dốc lớn. Trên địa bàn khu vực xa bờ sông, chỉ có suối nhỏ, độ dốc lớn, khả năng cung cấp và trữ nước rất hạn chế, mùa mưa nhiều nước, chảy xiết, mùa hạn thì khô cạn. Chương trình nước sạch đang được đầu tư và triển khai ở đây.
+ Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
Hệ thống thoát nước: Trong khu vực chưa có hệ thống thoát nước (Mới được đề cập ở thành phố Hoà Bình, còn các nơi khác vẫn để thoát nước tự nhiên, nước thải chưa được xử lý). Nước mưa tự thoát theo độ dốc địa hình tự nhiên và thoát về phía các sông, suối, ao, hồ và thoát nước chủ yếu vào hồ Sông Đà - Hoà Bình.
Hồ Sông Đà - Hoà Bình đã được hình thành khá lâu, nên nhìn chung bờ hồ tương đối ổn định, mức độ trượt lở xảy ra không đáng kể. Đây là một đặc điểm thuận lợi cho việc hình thành những điểm du lịch lâu dài.
Nước hồ hiện nay dao động trung bình từ 27 - 28m. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng đất đá lộ ra khá rõ khi mực nước rút, tuy nhiên đã phát triển và trồng loại cây xấu hổ có thể tồn tại trong môi trường ngập và trơ nước, tạo nên một thảm thực vật mới tương đối bền vững.
Vệ sinh môi trường: tỉnh Hoà Bình đã ý thức được vấn đề môi trường, vì vậy vấn đề này đang được dần bảo vệ. Tuy nhiên, ý thức trong từng người dân về vệ sinh môi trường chưa được nâng cao, nên cần phải có biện pháp kịp thời để nâng cao chất lượng vệ sinh trong đời sống, nhất là vấn nạn khai thác
gỗ bừa bãi đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết dứt điểm, mặc dù nhiều khu khai thác gỗ để làm vật liệu xây dựng đã bị đình chỉ.