Nội dung phân tích hoạt động tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4. Nội dung phân tích hoạt động tín dụng của NHTM

Chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại được thể hiện qua nguồn vốn huy động được, doanh số cho vay , tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho vay , tỷ suất sinh lợi cho vay cụ thể:

Nguồn vốn huy động được: Ngân hàng với vai trò là trung gian tài chính đi vay để cho vay . Do vậy việc huy động vốn là việc làm rất cần thiết . Chất lượng của công tác huy động vốn được phản ánh qua số lượng vốn huy động được nhiều hay ít trong cùng thời kỳ.Nguồn vốn huy động chủ yếu của các NHTM gồm 2 kênh chính : đi vay và huy động tiền gửi, do nguồn vốn đi vay thường có lãi suất cao và mức độ bị hạn chế do vậy các NHTM chú trọng tập trung vào nguồn vốn huy động tiền gửi. Kết quả công tác huy động tiền gửi phụ thuộc vào các yếu tố như :

- Điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động của NHTM - Chính sách kinh tế của Nhà nước và chiến lược của ngành

- Công tác tuyên truyền , tiếp thị , quảng cáo và khuyến mại của NHTM - Trang thiết bị và công nghệ của NHTM

- Thái độ phục vụ của nhân viên ...

Doanh số cho vay : Doanh số cho vay là một trong những chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của các ngân hàng thương mại, với với việc nâng cao doanh số cho vay góp phần gia tăng vòng quay tín dụng và tăng trưởng lợi nhuận tín dụng cho ngân hàng, là chỉ tiêu đánh giá mức độ tái sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Cơ cấu dư nợ : Việc phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế và ngành nghề kinh doanh nhằm mục đích đánh giá hiệu chất lượng hoạt động tín dụng, liệu đây có phải những thành phần kinh tế hay ngành nghề kinh doanh phù hợp với chiến lược, mục tiêu, chính sách cho vay của ngân hàng thương mại, đồng thời tại thời điểm cho vay những thành phần kinh tế và ngành nghề kinh doanh hiện có thực sự hoạt động hiệu quả.

- Phân loại theo thành phần kinh tế: Cá thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, doânh nghiệp tư nhân và các thành phần khác

- Phân loại theo ngành nghề kinh doanh như: Thương mại, Nông lâm nghiệp, Sản xuất chế biến, xây dựng, Dịch vụ cá nhân và cộng đồng, Kho bãi, Tư vấn kinh doanh bất động sản, Khách sạn nhà hàng...

Nợ quá hạn và nợ xấu cho vay: Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó và không được ngân hàng gia hạn. Số tiền này ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn đối với những khoản nợ này (cao hơn lãi suất thông thường). Đây là những khoản những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả mất vốn. Các ngân hàng luôn mong muốn giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn bởi nó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng do phải trích dự phòng rủi ro tương ứng với thời gian quá hạn. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta người ta thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn cho vay ngắn hạn gồm:

Tổng dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn

cho vay =

Tổng dư nợ cho vay x 100%

Tổng dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu cho

vay =

Tổng dư nợ cho vay x 100%

Trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là tất nhiên. Do đó nợ quá hạn của ngân hàng là tất yếu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, sinh lời và tăng khả năng cạnh tranh ngân hàng phải cố gắng giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn. Hai chỉ tiêu trên rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn.

1.4.2 Phân tích hoạt động tín dụng theo quy trình tín dụng.

Để đánh giá hoạt động tín dụng theo quy trình tín dụng ta cần xem xét các tiêu chí liên quan đến nội dung của quy trình tín dụng, cụ thể:

- Thi gian xét duyt món vay: Trong quy trình tín dụng việc đánh giá thời gian xét phát sinh của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn. Một quy trình tín dụng với thời gian quy định xét duyệt cho vay ngắn hạn trong thời gian ngắn từ khi tiếp nhận hồ sơ đến lúc khách hàng được xét duyệt vay và giải ngân đảm bảo tiến độ huy động vốn của khách hàng phục vụ hoạt động kinh doanh chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả của phương án kinh doanh, đảm bảo nguồn thu của khách hàng từ phương án để trả nợ cho ngân hàng. Ngược lại, nếu thời gian thực thi vượt quá thời gian cho phép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào trong phương án kinh doanh của khác hàng như: Giá nguyên vật liệu tăng lên, giá hàng hóa tăng lên, vi phạm thời gian hợp đồng kinh tế…làm mất đi cơ hội kinh doanh hoặc làm gia tăng chi phí do thay đổi giá các yếu tố đầu vào dẫn đến giảm tính hiệu quả của phương án, nguồn thu khách hàng sẽ bị ảnh hưởng gây ra hiện tượng quá hạn, hoặc mất khả năng trả nợ. Ngoài ra, với tiêu chí thời gian ngắn, thủ tục xét duyệt đơn giản là một trong những yếu tố quan

trọng nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, thu hút được khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Mc độ tp trung hay chuyên môn hóa các phòng ban, b phn tham trong quy trình tín dng: Với một quy trình tín dụng có ít phòng ban, bộ phận tham có ưu thế là việc luân chuyển hồ sơ ít, thủ tục giấy tờ liên quan ít, nhưng ngược lại nếu các bộ phận, phòng ban nhiều hơn, chuyên môn hóa thì sẽ giảm thiểu được rủi ro trong thẩm định do được nhiều khâu thẩm định, việc chuyên môn hóa sẽ làm giảm gánh nặng công việc lên các bộ phận phòng ban từ đó đưa ra kết quả của mỗi khâu tốt hơn, chính xác hơn đồng thời làm giảm đi vai trò của nhân viên tín dụng trong việc xét duyệt, tránh tình trạng lợi dụng chức vụ để đưa ra nhận định, kết quả xét duyệt sai lệch.

- S lượng món vay quá hn, s dng vn sai mc đích sau khi xét duyt cho vay: Số lượng món vay được xét duyệt càng lớn đồng nghĩa với doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên, lợi nhuận dự thu từ các món vay cũng tăng lên.

Nhưng nếu tỷ lệ số lượng món vay quá hạn trên tổng các món vay được xét duyệt càng cao thì đồng nghĩa với chất lượng công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn chưa tốt, làm chất lượng tín dụng ngắn hạn bị suy giảm.

1.4.3. Phân tích hoạt động tín dụng theo các yếu tố ảnh hưởng

Việc đánh giá, phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại theo các yếu tố ảnh hưởng được tập trung phân tích theo các tác động tích cực, tiêu cực, mức độ ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng thương mại.

Nhóm yếu tố bên trong ngân hàng thương mại bao gồm: Chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng , chất lượng công tác thẩm định tín dụng, chất lượng đội ngũ nhân sự… Cần sử dụng các phương pháp thông kê, so sánh các số liệu thực tế đã phát sinh trong thời gian vừa qua từ đó so sánh với những số liệu quy chuẩn, kế hoạch để từ đó nhìn nhận, đánh giá rõ nét về những điều làm được và những sai sót, nhược điểm từ đó có kết luận chung về hoạt động tín dụng dưới tác động của nhóm yếu tố bên trong.

Nhóm yếu tố bên ngoài bên ngoài bao gồm: Yếu tố môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường chính trị - xã hội và nhóm yếu tố từ phía khách hàng như năng lực tài chính, năng lực về kinh nghiệm quản lý và đạo đức của khách hàng vay vốn. Để phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố bên ngoài tới hoạt động tín dụng của MaritimeBank cần tập trung đánh giá phân tích chủ trương, chính sách đường lối của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy ban, thực trạng áp dụng, triển khai các văn bản trong thực tiễn áp dụng cụ thể với ngành ngân hàng.

Đồng thời thống kê, đánh giá chi tiết về khách hàng vay vốn thông qua thực trạng hồ sơ và hành vi, phản ứng của khách hàng trước những thay đổi cụ thể của môi trường để đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)