CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.2. Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
2.2.1. Đánh giá khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
2.2.1.1. Tình hình huy động vốn.
Với định huớng là một ngân hàng thương mại cổ phần đa năng, Maritime Bank đã triển khai các sản phẩm và dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của dân cư, tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ. Công tác phát triển khách hàng theo huớng chuyên nghiệp hoá (hình thành Khối Khách hàng Doanh nghiệp và Khối Khách hàng Cá nhân) để tận dụng mọi khả năng kinh doanh, khai thác lợi thế của khách hàng trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi.
Qua các năm, hoạt động huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đều tăng trưởng nhanh và mạnh. Đặc biệt nguồn vốn huy động năm 2009 tăng trưởng cao, ổn định hơn so với các năm trước. Kết quả năm 2009 đạt 7625 tỷ đồng, tăng 3527 tỷ đồng tương ứng 86% so với năm 2008.
Trong đó nguồn huy động vốn từ dân cư tăng đáng kể so với các năm truớc đây. Tổng nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 2282 tỷ đồng, tăng 53,77% so với năm 2008. Kết quả đạt được là do chính sách linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng mạng lưới chi nhánh và kết hợp với hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi.
Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn và luôn là thế mạnh của Maritime Bank. Cùng với việc hình thành Khối Khách hàng Doanh nghiệp nhằm chuyên môn hoá công tác tìm kiếm và chăm sóc khách hàng riêng biệt, vì thế tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã tăng một cách đáng kể. Năm 2009 tăng 104,4% từ 2614 tỷ đồng năm 2008 lên 5343 tỷ đồng năm 2009.
Năm 2010, mặc dù bị tác động mạnh từ những biến động về lãi suất trên thị trường trong nước, nguồn vốn huy động của Maritime Bank vẫn có mức tăng trưởng ổn định mà không phải ngân hàng cổ phần nào cũng đạt được.
Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng cao và ổn định so với năm 2009. Đến thời điểm 31/12/2010, toàn hàng đạt 15216 tỷ đồng, tăng truởng 99,5% so với đầu năm, hoàn thành 113% chỉ tiêu kế hoạch của Ban Điều hành và thực hiện 122% so với kế hoạch Đại Hội Đồng Cổ đông giao phó. Với kết quả này, Maritime Bank đã đáp ứng 136% nhu cầu dư nợ tín dụng cuối năm 2010, là cơ sở đảm bảo an toàn cho phát triển nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng.
Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn của Maritime Bank năm 2009, 2010, 2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Khoản vay từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam
32.339 22.491 22.766
Tiền gửi và vay các TCTD khác 7.820.734 14.603.271 15.178.085 Tiền gửi của khách hàng 7.368.648 14.111.556 26.449.419 Công cụ tài chính phái sinh và các
công cụ nợ tài chính khác
29 5.911 21.406
Giấy tờ có giá 256.762 1.134.177 2.100.074
Tổng cộng 15.478.512 29.877.406 43.771.750
Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 2011.
Bảng 2.8:Vốn của Ngân hàng và các tỉ lệ an toàn vốn tính đến ngày 31/12/2011 ĐVT: tỷ VNĐ
31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Vốn cấp I 1.709 1.740 2.408
Vốn cấp II 30 64 160
Trừ đi: Khoản đầu tư vào vốn Cấp II của các tổ chức tín dụng khác 2
0 0 0
Tổng vốn 1.739 1.804 2.568
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 20,84% 11,96% 8,5%
Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 2011.
2.2.1.2. Thực trạng sử dụng vốn tín dụng.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Maritime Bank đã có được nền tảng khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn như Hàng hải, Hàng không và Bưu chính viễn thông, Thuỷ sản và Chế biến hàng xuất khẩu. Bằng sự năng động của một Ngân hàng cổ phần, với thế mạnh trong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, Maritime Bank đã tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại, bằng nội tệ và ngoại tệ. Tín dụng trung và dài hạn của Maritime Bank đã góp phần vào sự phát triển mạnh của ngành Hàng hải Việt Nam trong những năm đầu thập niên của thế kỷ 21 khi thương mại Việt Nam vươn mình ra quốc tế.
Để đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, đồng thời hỗ trợ phát triển huy động vốn dân cư, tỷ trọng tín dụng cá nhân của Maritime Bank ngày càng được cải thiện. Đối tượng khách hàng cá nhân của Maritime Bank là những người có thu nhập ổn định tại các khu vực thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm; phương thức tài trợ được thực hiện trên cơ sở các phương án kinh doanh khả thi hay các nhu cầu tiêu dùng cá nhân thiết thực đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
Bảng 2.9:Các khoản cho vay của Ngân hàng theo đối tượng
ĐVT: Triệu đồng 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Đối tượng
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Cá nhân 767.539 11,8 1.084.013 9,7 2.288.749 12,01
Tổ chức kinh tế
5.760.329 88,2 10.125.751 90,3 16.774.004 87,99 Doanh nghiệp
nhà nước
882.999 13,5 1.268.279 11,3 3.121.559 16,38 Công ty TNH
tư nhân
2.081.044 31,9 2.996.262 26,7 5.013.468 26,30 Công ty cổ
phần khác
2.299.915 35,2 5.258.089 46,9 7.695.407 40,37 Doanh nghiệp
tư nhân
362.721 5,6 437.097 3,9 798.357 4,19
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
113.876 1,7 106.840 1,0 12.388 0,06
Kinh tế tập thể
19.774 0,3 59.184 0.5 132.825 0.7
Tổng 6.527.868 100 11.209.764 100 19.062.753 100
Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 2011.
Năm 2009, Maritime Bank hoạt động rất tích cực trên thị truờng liên ngân hàng. Tính đến ngày 31/12/2009 số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng của Maritime Bank là 8210 tỷ đồng, tăng 88,9% so với năm 2008. Tiền gửi và tiền ủy thác của các ngân hàng tại Maritime Bank cũng đạt con số 7821 tỷ đồng, tăng gấp 2,23 lần so với năm trước.
Kinh doanh giấy tờ có giá cũng đạt mức tăng trưởng tốt. Đến cuối năm 2009, số dư của nghiệp vụ kinh doanh này là 2169 tỷ đồng, tăng gấp 2,13 lần so với năm 2006. Giấy tờ có giá luôn đc Maritime Bank quan tâm đầu tư vì có tính thanh khoản cao và mang lại nguồn lợi nhuận ổn định.
Việc tham gia kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng đã giúp cho Maritime Bank tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở cân đối nguồn vốn hiện tại, nhưng để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, Maritime Bank đã đầu tư theo hạn mức đối với từng tổ chức tín dụng nhằm quản lý tốt rủi ro thanh khoản.
Trong năm 2010, hoạt động kinh doanh vốn và ngoại hối của Maritime Bank tiếp tục có bước phát triển bền vững và chuyên nghiệp, thực hiện thành công hai nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo khả năng thanh khoản của Maritime Bank và nắm bắt tốt cơ hội thị trường tiền tệ trong năm 2008 để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh nguồn vốn và ngoại hối. Tổng vốn giao dịch của Maritime Bank năm 2010 đạt 130.000 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009. Mức bình quân vốn giao dịch/tháng của Maritime Bank đạt 11.000 tỷ đồng.
Maritime Bank đã hoàn thành 158% chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động kinh doanh vốn và ngoại hối. Trong đó, chỉ tính riêng từ hoạt động đầu tư, Maritime Bank đã đạt được thu thuần 182,3 tỷ đồng, gấp 3 lần kế hoạch được giao.
2.2.1.3. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu .
Tính đến năm 2011, tổng vốn huy động của toàn ngành ngân hàng tăng 16,2% so với cuối năm 2010. Còn dư nợ cho vay đã tăng 17,01% so với cuối năm 2008.
Chính điều này đã buộc NHNN phải có động thái kiểm soát hoạt động cho vay tại ngân hàng thông qua các đợt kiểm tra, thanh tra. Các ngân hàng cho biết, mặc dù NHNN chưa có quy định nào cụ thể về việc thắt chặt tín dụng, song những động thái trên đã phần nào cho thấy, nếu phát triển ồ ạt hoạt động cho vay trong lúc này chắc chắn sẽ bị “tuýt còi”. Mặt khác, theo đánh giá của ông Nguyễn Đình Tùng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Hàng hải, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra đang dần bị thu hẹp. Đồng thời, phát triển tín dụng lúc này đòi hỏi phải có tỷ lệ trích lập dự phòng hợp lý, nên lợi nhuận thu về sẽ giảm.
“Thực tế cuộc khủng hoảng của ngành tài chính thế giới thời gian qua một lần nữa cho thấy, hoạt động tín dụng, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, sẽ gây ra hậu quả khôn lường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay”, Tổng giám đốc ngân hàng Á Châu (ACB) ông Lý Xuân Hải nói và cho rằng, rủi ro tín dụng luôn là một trong các loại rủi ro lớn nhất đối với ngành ngân hàng Việt Nam. Nhận thức được điều này, nên hoạt động tín dụng của ACB luôn được kiểm soát chặt chẽ.
Mặt khác, theo ông Hải, phát triển tín dụng đòi hỏi phải trích lập dự phòng chung 0,75% đối với tất cả các khoản cho vay, do vậy chi phí phát sinh tức thời khi dư nợ tăng. Đáng chú ý là, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiền gửi tăng nhẹ, nhưng ngân hàng lại khó tăng lãi suất đầu ra. Chính vì vậy, các ngân hàng có sự kiểm soát chặt trong hoạt động cho vay càng tỏ ra thận trọng hơn, cho dù phải hy sinh lợi nhuận. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2011, không ít ngân hàng quy mô vừa và nhỏ đã có mức tăng trưởng tín dụng “nóng”.
Nhu cầu vốn của khách hàng đã có dấu hiệu gia tăng kể từ tháng 3/2011, nhất là khi thị trường cổ phiếu bật lên và bất động sản bắt đầu “ấm” đã thu hút sự quan tâm trở lại của khách hàng. Đây chính là cơ hội để phát triển tín dụng sau một
thời gian dài phải “co thắt”, nên các nhà băng đã mạnh tay “bơm” vốn ra thị trường, dẫn đến dư nợ tín dụng tăng cao.
Tính đến thời điểm 31/12/2011, dư nợ tín dụng của Maritime Bank đạt 19.062.753 tăng mạnh so với năm 2009 là 6.527.868 tỷ đồng tương đương với mức tăng 296%. Nguyên nhân chính làm tăng trưởng dư nợ tín dụng là do qua đáy khủng hoảng kinh tế, lạm phát giảm, giá cả hàng hóa ổn định, trong đó khách hàng vay chủ yếu phục vụ nhu cầu sản suất kinh doanh, với việc ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào ổn định, hàng hóa đầu ra bán tốt nên nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng. Ngoài ra phải kể đến chính sách tín dụng của Ngân hàng nhà nước, lãi suất cho vay của các ngân hàng hạ làm giảm chi phí tài chính cho các doanh nghiệp, hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh tăng làm ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
.Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của MSB:
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Quy mô vốn
Vốn điều lệ 1.500.000 1.500.000 2.240.000
Tổng tài sản có 17.569.024 32.626.054 47.735.080
Tỷ lệ an toàn vốn (%) 20,84 11,96 8,5
Kết quả hoạt động kinh doanh
Nguồn vốn huy động 15.478.512 29.877.406 43.771.750
Dư nợ cho vay 6.527.868 11.209.764 19.062.753
Nợ xấu (*) 136.028 167.119 294.741
Hệ số sử dụng vốn (**)
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/VĐL bình Quân (%)
21,53 21,11 30,55
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/TTS bình Quân (%)
1,33 1,26 1,42
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 2,08 1,49 1,55
Tỷ lệ khả năng chi trả 1,12 1,09 1,83
Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 2011.
Ghi chú:
(*) Nợ xấu được tính theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, đã được sửa đổi bổ sung theo quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007.
(**) Chỉ số tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ bình quân được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng trên số vốn điều lệ bình quân trong năm; ROA được tính bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong năm của Ngân hàng.
Bảng 2.11:Phân loại nợ
ĐVT: triệu đồng
31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ
trọng(%)
Số tiền Tỷ trọng(%)
Số tiền Tỷ trọng(%) Nợ đủ tiêu
chuẩn
6.357.183 97,4 10.524.721 93,9 18.222.824 95,6
Nợ cần chú ý
34.657 0,5 517.925 4,6 545.188 2,9
Nợ dưới tiêu chuẩn
59.153 0,9 46.933 0,4 119.533 0,6
Nợ nghi ngờ
31.001 0,5 64.192 0,6 69.442 0,4
Nợ có khả năng mất vốn
45.874 0,7 55.993 0,5 105.766 0,6
Tổng 6.527.868 100 11.209.764 100 19.062.753 100
Nguồn: Bản cáo bạch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam 2011.
Về nợ xấu quá hạn của Maritime Bank giai đoạn vừa qua có thể nhận thấy tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank đã có xu thế giảm, đặc biệt tại thời điểm 2011. Tính đến
thời điểm cuối năm 2011 tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của Maritime Bank là 1.55% giảm 0,53% so với năm 2009. Qua đây có thể đánh giá được phần nào nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Maritime Bank trong việc thu hồi, xử lý nợ quá hạn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ nợ xấu giảm trong năm 2011, nhưng chủ yếu là do Maritime Bank trong giai đoạn này do Maritime Bank đã không còn tập trung cho vay các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá cả biến động như: Phôi thép, phế liệu thép phục vụ luyện thép, thép tấm phục vụ đóng tầu và ngành giấy…Với mức độ biến động về giá nhanh trong những khoảng thời gian ngắn, do không có phương pháp dự báo về giá nên nhiều doanh nghiệp đã lâm vào cảnh mua trần, bán sàn, hoặc chấp nhận quá hạn ngân hàng để đợi giá thép, giấy lên