Những tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.3.2. Những tồn tại ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng

Mt là: Quy trình tín dụng phân định xét duyệt còn tập trung, thời gian xét duyệt còn dài

Trong quy trình tín dụng hiện đang áp dụng của Maritime bank nhân viên tín dụng là người thực hiện tất gần như tất cả các công đoạn từ việc thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các tài liệu các tài liệu khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phương án, kiểm tra, phân tích về biên pháp bảo đảm tiền vay,về tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý tài sản bảo đảm này khi cần thiết. Sau khi món vay được xét duyệt nhân viên tín dụng còn đảm nhận toàn bộ những bước hoàn thiện hồ sơ vay vốn, giải ngân, kiểm tra sau cho vay, đồng thời tất toán hợp đồng tín dụng. Với khối lượng công việc nhiều thì mức độ đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công việc của nhân viên tín dụng là chưa cao. Ngoài ra, việc áp dụng định giá tập trung còn nhiều bất cập, làm chậm tiến độ định giá, tăng chi phí phát sinh và thêm thủ tục, giấy tờ hồ sơ.

Hai là: Đội ngũ nhân viên tín dụng còn trẻ, thiếu kinh nghiệm

Nhân viên tín dụng của Maritime bank có tuổi đời còn trẻ, nhân viên tín dụng có độ tuổi từ 22-30 tuổi chiếm tỷ trọng cao, năm 2009 là 67% ảnh hưởng khá nhiều đến việc xét duyệt tín dụng ngắn hạn do thiếu kinh nghiệm tiếp xúc, đánh giá, nhìn nhận khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường đầu ra đầu vào đặc biệt là những khách hàng lớn.

Bên cạnh đó, với tuổi đời còn trẻ nhân viên tín dụng còn hạn chế trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng trong giao tiếp khách hàng còn hạn chế. Quan hệ xã hội của nhân viên trẻ nên khả năng tìm kiếm, thu hút, lôi kéo khách hàng còn

hạn chế và cần phải có thời gian để họ chứng minh năng lực và tích lũy thêm kinh nghiệm và xây dựng quan hệ, dần hoàn thiện các kỹ năng của bản thân.

Ba là: Sản phẩm tín dụng chưa thực sự linh hoạt

Hiện tại các sản phẩm tín dụng của Maritime bank đang sử dụng về cơ bản đều giống những ngân hàng thương mại khác, chỉ có một điều khác biệt nhỏ là cơ chế, chính sách cho vay của Maritime bank trong từng sản phẩm là khác như: Tỷ lệ cho vay, thời gian cho vay, lãi suất cho vay…Khả năng vận dụng linh hoạt, độ nhanh nhậy, khả năng chớp thời cơ của Maritime bank để đưa ra những sản phẩm mới mang tính đột phá chưa tốt. Maritime bank cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để phòng Phục vụ khách hàng doanh nghiệp, cá nhân và phòng phát triển khách hàng tại hội sở có thể phát huy hết chưc năng, thế mạnh của mình. Đồng thời Maritime bank có thể sử dụng những phương án tình thế như thuê các tổ chức, các chuyên gia tư vấn để có thể tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với xu thế phát triển của ngành cũng như điều kiện kinh tế hiện tại phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín, hình ảnh của Ngân hàng.

Bn là: Maritime bank chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý

Một trong những vấn đề mang tính chiến lược lâu dài của công tác tín dụng và quản lý rủi ro là yếu tố con người. Hoạt động tín dụng đòi hỏi sự gắn kết rất cao giữa khách hàng và từng cán bộ phụ trách khoản vay, chính vì vậy khi có sự thay đổi về nhân sự sẽ dẫn tới việc bỡ ngỡ và khó tiếp cận nhân sự mới. Khi có sự chuyển đổi công tác của cán bộ tín dụng là đồng thời với việc thay đổi giảm một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, chính sách đãi ngộ không hợp lý dẫn đến việc cán bộ công nhân viên không yên tâm công tác gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Trong thời gian vừa qua, Maritime bank vẫn đã và đang cố gắng hơn nữa trong việc xây dựng cơ chế đối với nhân viên nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng nhưng vẫn chưa phải là đơn vị đi tiên phong trong chinh sách đãi ngộ công nhân viên. Kế hoạch tăng trưởng dư nợ, lợi nhuận, phí hàng năm vẫn được phân cho mỗi nhân viên tín dụng nhưng chưa có cơ chế khen thưởng, phạt cụ thể để nhân viên có thêm động lực, sức ép trong công việc. Nhân sự của Maritime

bank trong thời gian qua có nhiều biến động, số lượng nhân viên nghỉ việc khá nhiều với nhiều lý do khác nhau như: nghỉ hưu, không đáp ứng được công việc, tìm kiếm cơ hội tại một ngân hàng khác với cơ chế đãi ngộ tốt hơn....cụ thể:

Bng 2.18: S lượng nhân viên Maritime bank giai đon 2009 - 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số lượng cán bộ nhân viên 2.681 2.834 2.394

(Nguồn: Báo cáo thường niên Maritime bank)

Qua bảng thống kê số lượng nhân viên của Maritime bank năm 2011 đã giảm tới 15% so với cùng kỳ năm 2010 tương đương với mức giảm 440 người.

Trong đó số lượng nhân viên nghỉ việc là 517 và lượng tuyển thêm là 77 người. Trong số nhân sự nghỉ việc thì chiếm đại đa số là lãnh đạo, nhân viên tín dụng với mục đích chủ yếu là chuyển sang ngân hàng mới thành lập để nhận được chế độ đãi ngộ tốt hơn và cơ hội nghề nghiệp cao hơn.

Việc ra đi của nhân sự chủ chốt và nhân viên tín dụng sẽ làm ảnh hưởng, xáo trộn rất nhiều đến hoạt đông của MaritimeBank, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc, cụ thể là chất lượng tín dụng hoạt động tín dụng ngắn hạn. Lãnh đạo ra đi thường mang theo những nhân viên suất sắc, ưu tú của mình gây hoang mang về mặt tâm lý cho những nhân viên ở lại, đồng thời sẽ kéo theo những khách hàng tốt, uy tín đã quan hệ lâu năm với ngân hàng, cũng như những khách hàng có quan hệ trực tiếp với khách hàng đó. Vì vậy, làm ảnh hưởng rất nhiều tới kế hoạch kinh doanh về doanh số cho vay, chỉ tiêu về lợi nhuận, đồng thời làm tiếp thêm sức mạnh cho những ngân hàng khác, trực tiếp là ngân hàng thu hút được lãnh đạo, nhân viên và khác hàng của Maritime bank.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)