CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.2. Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
2.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng theo quy trình tín dụng
2.2.2.3. Bước 3a: Nhân viên tín dụng thẩm định khách hàng
• Yêu cầu chung:
- Nhân viên tín dụng phải nắm vững các quy trình nghiệp vụ, có kỹ năng phân tích, tích cực tìm hiểu các quy định liên quan để đảm bảo kết quả thảm định tốt nhất.
- Nhân viên tín dụng phải nghiên cứu kỹ hồ sơ khách hàng, thảm khảo thêm các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống rủi ro của NHNN (CIC), thông tin từ đồng nghiệp và các nguồn khác để đảm bảo kết quả thẩm định có độ tin cậy.
- Đánh giá mức độ tin cậy của các chứng cứ số liệu trong dự án, phương án kinh doanh, báo cáo tài chính…
- Đánh giá tài chính doanh nghiệp, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh ngắn hạn trong môi trường kinh tế chung.
- Đánh giá rủi ro tín dụng ngắn hạn của phương án SXKD trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong ngành nói riêng.
- Đến nơi sản xuất, kinh doanh để tìm hiểu thực trạng hoạt động của khách hàng.
- Trong quá rình thẩm định, nhân viên tín dụng phải hết sức khách quan, tránh quan liêu và phiến diện, quá chú trọng vào tài sản bảo đảm.
• Nội dung thực hiện
- Thẩm định về tư cách pháp lý
o Thẩm định về các quyết định thành lập đối với doanh nghiệp
o Thẩm định về đăng ký kinh doanh xem nội dung kinh doanh có đúng ngành nghề cho phép, điều lệ doanh nghiệp, các quyết định bổ nhiệm đối với giám đốc doanh nghiệp…
- Thẩm định về sự hình thành phát triển của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể
o Thẩm định về lịch sử hình thành, phát triển của doanh nghiệp, hộ kinh doanh như: Xuất xứ hình thành, các bước ngoặt đã trải qua, những khó khăn, thuận lợi, lợi thế và uy tín trên thị trường.
o Tư cách của chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể: Thẩm định về lịch sử bản than, hoàn cảnh gia định, trình độ học vấn, chuyên môn, trình độ quản lý, hiểu biết pháp luật, những kinh nghiệm công tác, kinh doanh đã trải qua…
o Thẩm định về uy tín của khách hàng trên thị trường: Khách hàng của Doanh nghiệp, hộ kinh doanh là công ty nào? Cá nhân nào?
Mối qua hệ làm ăn có bền vững? Mặt hàng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh chiếm thị phần được bao nhiêu…
o Đánh giá về quan hệ của khách hàng với Maritime Bank và các tổ chức tín dụng khác: Đánh giá về giao dịch tài khoản, các phát sinh tín dụng, bảo lãnh, LC… trong quá khứ.
- Thẩm định về hiệu quả phương án
o Thẩm định phương án vay vốn ngắn hạn với các nội dung như:
Tính hợp pháp của phương án sản xuất kinh doanh, đánh giá về khả năng tiêu thụ của hàng hóa, dịch vụ của phương án trong hiện tại và tương lai, đánh giá về mức độ cạnh tranh đối với sản phẩm.
o Xác định các điều kiện tác động của mọi vấn đề liên quan có thể tác động đến phương án kinh doanh như: Kinh nghiệm về lĩnh vực
sản xuất kinh doanh sản phẩm nêu trong phương án, lợi thế của khách hàng đối với các yếu tố đầu vào đầu ra, điều kiện khách quan, chủ quan có thể tác đọng đến việc triển khai phương án. Các biện pháp phòng tránh rủi ro của khách hàng trong phương án kinh doanh.
o Xác định nhu cầu vố của khách hàng
o Xác định mức độ hiệu quả của phương án, thời gian để thực hiện phương án để đưa ra thời gian cho vay phù hợp. Thẩm định nguồn trả nợ.
- Thẩm định về thực lực tài chính của khách hàng
o Kiểm tra mức độ xác thực của các báo cáo khách hàng gửi cho ngân hàng. Đó là báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp, sổ sách ghi chép bán hàng đối với hộ kinh doanh cá thể. Dùng các phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối để đánh giá toàn diện về khả năng tài chính của khách hàng.
o Đánh giá khái quát về tình hình tài chính
o Phân tích các hệ số tài chính như: Tỷ suất tự tài trợ, tỷ số thanh toán ngắn hạn, tỷ số thanh toán tức thời, ROA, ROE, phân tích công nợ, phải thu….của khách hàng.
o Kết luận về tình hình tài chính nói chung và trong ngắn hạn nói riêng.
• Thực trạng áp dụng tại Maritime Bank: Trong quá trình cán bộ tín dụng thẩm định toàn diện về khách hàng các yếu tố được đánh giá ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng nằm chính từ khách hàng tới vay vốn.
- Thẩm định về hiệu quả phương án: Năng lực lập các phương án kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp có tốt hơn các hộ kinh doanh cá thể nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Các hộ kinh doanh cá thể do đặc thù kinh doanh mang nghề gia truyền, nên kế hoạch kinh doanh chỉ mang
tính khái quát, chung chung không thể đưa ra số liệu cụ thể về doanh thu, lợi nhuận hay thời gian thu hồi công nợ, phương án kinh doanh chưa chi tiết.
- Thẩm định về thực lực tài chính của khách hàng: Quá trình thẩm định tài chính còn gặp nhiều khó khăn bất cập
- Về phía doanh nghiệp: Đại đa số doanh nghiệp hiện nay sử dụng hai hệ thống báo cáo tài chính là báo cáo tài chính thực (Dùng báo cáo cổ đông, thành viên góp vốn) và báo cáo thuế. Thường các báo cáo thuế thường thấp hơn nhiều so với giá trị thực mà doanh nghiệp có thể đạt được, ngoài ra hệ thống báo cáo tài chính không theo quy chuẩn vẫn chiếm tỷ trọng cao
- Với việc hệ thống báo cáo tài chính không chuẩn dẫn đến việc phân tích, thẩm định về năng lực tài chính doanh nghiệp gặp khó khăn, thông tin đầu ra sẽ không sát thực tế, ảnh hưởng đến kết quả thẩm định.
- Về phía hộ kinh doanh cá thể: Kinh nghiệm, năng lực, trình độ trong việc lập báo cáo, sử dụng các công cụ hiện đại để lập báo cáo tài chính là còn thấp, chủ yếu dưới dạng ghi chép theo sổ sách hàng ngày vì vậy mà thời gian thu thập hồ sơ thường lâu hơn, vất vả hơn, thông tin mang tính chất tương đối. Khả năng quản lý hàng tồn kho, công nợ, khoản phải trả còn kém. Chính vì vậy, trong quá trình đánh giá khách hàng hộ kinh doanh cá thể gặp rất nhiều khó khăn hơn đối với khác hàng Doanh nghiệp.