Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải (Trang 70 - 75)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.2. Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

2.2.3. Phân tích chất lượng tín dụng theo các yếu tố ảnh hưởng

2.2.3.1. Các yếu tố bên ngoài

Môi trường kinh tế

Năm 2011, Việt Nam bị 3 tổ chức nước ngoài là Fitch, Moody’s và Standard &

Poor’s hạ bậc tín nhiệm.

Nguyên nhân chính để các tổ chức này hạ bậc xếp hạng Việt Nam là do ảnh hưởng của vụ "Vinashin".

Thống đốc ngân hàng nhà nước cũng cho biết thêm, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng năm 2010 là 2,4%, nhưng nếu tính thêm khoản nợ của Vinashin, tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng thêm 0,7%.

Ngoài ra, việc dự trữ ngoại hối ở mức thấp (có thời điểm chỉ đảm bảo 7-8 tuần nhập khẩu), tăng trưởng tín dụng nóng, lạm phát leo thang và đồng nội tệ mất giá cũng khiến Việt Nam bị hạ bậc xếp hạng.

Việc Việt Nam bị hạ tín nhiệm sẽ tác động rất lớn tới các ngân hàng và doanh nghiệp đang có trái phiếu phát hành trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân là lợi tức đối với các trái phiếu này sẽ tăng cao khi nhà đầu tư lo ngại hơn về rủi ro trả nợ.

Năm 2010, chính phủ đồng ý cho thực hiện lãi suất thoả thuận thì Hiệp hội Ngân hàng đã phải ba lần can thiệp bằng cách yêu cầu các Ngân hàng cam kết áp trần lãi suất huy động, tránh cuộc đua lãi suất trong toàn hệ thống.

Tuy nhiên, các mức đồng thuận 11%, 12% và 14% lần lượt đều bị các ngân hàng phá vỡ.

Lãi suất huy động tăng cao khiến cho lãi suất cho vay cũng tăng đột biến lên 21%.

Trong khi đó lãi suất liên ngân hàng liên tục tăng, có lúc tất cả các kì hạn lãi suất đều ở mức trên 13%.

Trước tình hình này, NHNN đã phải can thiệp bằng cách chỉ đạo các NHTM không được vượt quá mức lãi suất huy động 14%, đồng thời, nhịp nhàng bơm vốn trên OMO (có tuần ngân hàng nhà nước bơm ròng 12.000 tỷ đồng - theo CTCK Bảo Việt) để bình ổn thị trường.

Hiện nay, tình hình lãi suất huy động và cho vay trên thị trường đã ổn định trở lại, lãi suất huy động chủ yếu từ 14% trở xuống, lãi suất cho vay giảm về 18 – 20%.

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất qua đêm giảm về 10%. Điếu này làm hoạt động của các TCTD nói chung và của Maritime Bank nói riêng cũng thuận lợi ,dần đi vào ổn định.Doanh nghiệp đã mạnh dạn vay vốn để kinh doanh, doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng lên.Chi phí tài chính của doanh nghiệp giảm, làm giá thành sản phẩm sản phẩm bán ra giảm, hàng hóa tiêu thụ dễ dàng dẫn đến việc thanh toán các khoản nợ tín dụng tốt đây mà một trong những lý do làm tăng chất lượng hoạt động tín dụng của các ngân hàng .

Trên cơ sở tình hình hoạt động, khả năng tăng trưởng tín dụng, quy mô vốn, năng lực quản trị điều hành, năng lực của người đứng đầu, việc thực hiện các quy định trong quá trình hoạt động của các ngân hàng… Ngân hàng Nhà nước đã giao chỉ

tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 theo 4 nhóm tổ chức tín dụng: Nhóm 1 tăng trưởng tối đa 17%; nhóm 2 tăng trưởng tối đa 15%; nhóm 3 tăng trưởng tối đa 8%

và nhóm 4 không được tăng trưởng. Về các tiêu chí để phân nhóm, ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhóm 1 gồm những tổ chức tín dụng hoạt động tương đối lành mạnh, ổn định, an toàn; nhóm 2 và nhóm 3 ở mức độ thấp hơn một chút; còn nhóm 4 là các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất an toàn, phải cơ cấu lại.

Kết quả kinh doanh mà Maritime Bank đạt được trong thời gian qua là một minh chứng cụ thể nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động. Cuối năm 2009, tổng tài sản Maritime Bank đạt gần 64.000 tỷ đồng (gấp đôi so với cùng kỳ năm 2008), năm 2010, con số này tăng lên hơn 115.000 tỷ đồng. Về lợi nhuận, năm 2008, Maritime Bank chỉ đạt 437 tỷ thì năm 2009, nhà băng này đã gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỷ. Đà phát triển tiếp tục được duy trì với con số 1.518 tỷ lợi nhuận năm 2010. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm và luôn nằm trong chuẩn quy định của Ngân hàng Nhà nước ở cả những thời kỳ tình hình kinh tế nhiều biến động. Năm 2011, kinh tế vĩ mô có rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực tới khối ngân hàng thương mại nhưng tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank vẫn được giữ ở mức 2%.

Với những thành tích đã đạt được, cũng như mức tăng trưởng ổn định, bền vững trong thời gian qua, Maritime Bank đã được Ngân hàng Nhà nước tin tưởng cấp mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 là 17% và xếp hạng trong nhóm 1 – nhóm các ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả nhất Việt Nam.

Môi trường pháp lý

Sau bốn năm kể từ ngày Việt Nam chính thức gia nhập WTO (ngày 11 tháng 01 năm 2007), môi trường pháp lý của Việt Nam đã có những thay đổi trên nhiều lĩnh vực. Nhìn một cách tổng thể thì môi trường pháp lý Việt Nam ngày càng mở rộng về lĩnh vực xã hội được điều chỉnh. Song, theo yêu cầu thượng tôn pháp luật của WTO, môi trường pháp lý của Việt Nam còn có nhiều vấn đề phải bàn, trong đó, nổi cộm hơn cả là chúng ta vẫn chưa đủ các chế tài pháp lý và chất lượng xây dựng các văn bản luật còn quá thấp, thủ tục còn rườm ra và nhiều bất cập.

Nhiều vấn đề pháp lý, thủ tục hiện đang làm ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng tín dụng khá nhiều, tiêu biểu là thủ tục về Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ tín dụng của khách hàng và việc đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo thế chấp.

Những vướng mắc trong thủ tục công chứng, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm nợ vay… đã và đang tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp không ít đến quan hệ tín dụng giữa NH với khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cần thiết có một môi trường pháp lý thông thoáng hơn cho hoạt động NH mà chính các cơ quan ban ngành liên quan là nơi giải bài toán này.

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, hầu như mọi hoạt động của NH đều lấy tiêu chí “nhanh”, “gọn” để thu hút khách hàng. Đặc biệt, trong hoạt động tín dụng, nếu mọi thủ tục được giải quyết chóng vánh để NH cung ứng vốn kịp thời, có thể mở ra nhiều cơ hội thành công cho khách hàng trong làm ăn, kinh doanh. Tuy nhiên, để đáp ứng được tiêu chí ấy, nhiều khi “lực bất tòng tâm” cho cả NH và doanh nghiệp, bởi môi trường pháp lý chưa cho phép. Điển hình vấn đề đầu tiên là việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất quy định vẫn còn quá dài. Ít khi nào đăng ký trong vòng 3 ngày mà thường xuyên kéo đến 7 – 10 ngày, ảnh hưởng đến việc giải ngân và vay vốn NH. Nhiều khi vì đăng ký giao dịch bảo đảm chậm, đã làm mất đi cơ hội kinh doanh tiềm năng cho khách hàng. Với thời gian chậm trễ từ việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ dẫn đến việc giá hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ tăng lên lên theo thời gian, ảnh hưởng trực tiếp đến phương án kinh doanh, nguồn trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng. Thực tế, nguyên nhân việc đăng ký giao dịch còn gặp nhiều khó khăn là do thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành. Cho dù, việc này đã các NH thương mại đã kiến nghị nhiều lần.

Một số phòng công chứng chỉ thực hiện hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay sau khi tài sản đã hình thành. Trong khi đó, đặc điểm của loại hình này là tài sản hình thành từ vốn vay, tức là tài sản hình thành trong tương lai.

Nhưng nếu thực hiện như các phòng công chứng hiện nay thì quyền lợi của các NH

sẽ không được bảo đảm trong thời gian tài sản đang hình thành. Chưa kể, khi công chứng hợp đồng tín dụng, một số phòng công chứng bắt buộc ghi cụ thể số hợp đồng tín dụng vào trong hợp đồng đảm bảo tiền vay dẫn đến làm gián đọan việc cung cấp vốn NH cho khách hàng, gây khó khăn cho NH và khách hàng trong quan hệ tín dụng, đặc biệt là với hình thức tín dụng theo hạn mức. Theo đó, khi hợp đồng tín dụng hết thời hạn phải thay bằng hợp đồng tín dụng mới. Điều này không phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh là phải liên tục thường xuyên. Việc công chứng các phụ kiện hợp đồng đảm bảo tiền vay nhằm tăng tài sản để tăng hạn mức vay vốn cũng không được các cơ quan công chứng chấp nhận mà yêu cầu NH làm một hợp đồng đảm bảo mới.

Tất cả những yếu tố rườm rà, chậm trễ, nguyên tắc, thủ tục của các cơ quan hành chính nhà nước cùng với các yêu cầu pháp lý quá chặt chẽ đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Năng lc, kinh nghim qun lý kinh doanh khách hàng

Hiện tại khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, và cá nhân. Năng lực quán lý tài chính và lao động yếu. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng chế độ thống kê kế toán; số liệu phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình. Trình độ cán bộ quản lý và lao động của các DN vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế, khả năng quản trị điều hành thấp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ, chạy theo phong trào mà không có chiến lược phát triển nên dễ đổ bể. Các DN nhỏ thường xây dựng báo cáo tài chính không chính xác, mang tính đối phó, số liệu thiếu chính xác. Mua bán hàng hoá không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng, khó xác định nguồn trả nợ, do đó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng.

Đạo đức ca người đi vay

Đạo đức của khách hàng vay vốn nói chung và vay ngắn hạn nói riêng trong giai đoạn vừa qua có nhiều thay đổi theo chiều hướng đi xuống, nguyên nhân chủ yếu chính vẫn là do hoạt động kinh doanh của khách hàng không thuận lợi, hàng

hóa bán chậm, lợi nhuận không cao do giá đầu vào tăng nhanh trong khi giá đầu ra không tăng theo kỳ vọng, hàng bán chậm, công nợ quá lớn đẫn đến nguồn trả nợ từ phương án kinh doanh bị đe dọa, khách hàng buộc phải vay đảo nợ giữa các ngân hàng để đảm bảo uy tín của các món vay. Vì vậy, vô hình chung chất lượng tín dụng đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ các hành vi quỵt nợ, vay đảo nợ của khách hàng. Đây là điều không thể tránh khỏi khi mà các khách hàng thông đồng với nhau lập hồ sơ khống như hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng để đi lừa các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)