Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải (Trang 75 - 80)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.2. Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

2.2.3. Phân tích chất lượng tín dụng theo các yếu tố ảnh hưởng

2.2.3.2. Các yếu tố bên trong

Chính sách tín dng:

Chính sách tín dụng là văn bản quy định nguyên tắc cơ bản chung nhất của hoạt động cấp tín dụng tại Maritime bank, nhằm quản lý thống nhất hoạt động cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp, cá nhân trên toàn hệ thống trong khuôn khổ mức độ rủi ro hợp lý. Ưu tiên cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân kinh doanh và tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu ở đô thị. Trong giai đoạn vừa qua Maritime bank vẫn tuân theo phương trâm kinh doanh là “Cht ch, Bo th, đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Với phương trâm trên, về cơ bản, các khoản vay tại Maritime bank phải có tài sản đảm bảo và tài sản đảm bảo phải nằm trong danh mục cho phép. Điều này đã giúp cho chất lượng tín dụng của Maritime bank được cải thiện đáng kể, đặc biệt là tỷ lệ nợ nợ quá hạn, nợ xấu đã giảm đi trông thấy trong giai đoạn 2010 – 2011 từ 4.36% xuống còn 2.62%.

Nhưng ngược lại, với chính sách tín dụng trên Maritime bank cũng bị hạn chế khá nhiều về tăng trưởng tín dụng, cũng như mở rộng đối tượng khách hàng, khả năng tiếp thị khách hàng mới cũng như giữ chân các khách hàng thường xuyên bởi khi phát triển đến quy mô lớn hơn, các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu và phát sinh nhiều hơn về tín dụng, bảo lãnh, LC…với yêu cầu toàn bộ phát sinh liên quan đến tín dụng phải có tài sản bảo đảm đại đa số các doanh nghiệp không thể đáp ứng.

Chính sách sn phm tín dng

Những tác động xấu của khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng rất nhiều tới chính sách sản phẩm tín dụng của ngân hàng thương mại nói

chung và Maritime bank nói riêng. Việc tỷ giá USD trên thị trường có biến động tăng không ngừng, chênh lệch tỷ giá niêm yết của các ngân hàng so với tỷ giá USD thị trường tự do là khá lớn. Việc huy động USD từ dân cư và tổ chức ngày càng khó khăn, do nguồn USD trên thị trường ngày càng khan hiếm do dân cư dự trữ bằng ngoại tệ mạnh mà tập trung dự trữ chủ yếu là USD. Các khách hàng vay ngắn hạn bằng nguồn ngoại tệ USD để thanh toán tiền nhập máy móc, thiết bị, hàng hóa từ nước ngoài gặp phải khó khăn lớn:

o Khó khăn từ việc huy động nguồn USD để trả nợ lãi hàng tháng:

o Khó khăn từ việc huy động nguồn USD để trả nợ gốc vào thời điểm đáo hạn của hợp đồng tín dụng.

Một số ngân hàng TMCP không có đủ USD để bán cho khách hàng để trả nợ do ít tài trợ xuất khẩu, trong khi USD ngoài thị trường tự do là quá cao, chênh lệch tỷ giá có thời điểm lên đến 3.000 đồng/1USD – 3.800 đồng/1USD. Trong thời điểm Maritime bank chưa có những chính sách sản phẩm linh hoạt để thu hút nguồn USD thì một số Ngân hàng thương mại khác đã nhanh chóng đưa ra những sản phẩm tín dụng ngắn hạn linh hoạt, vừa giúp tăng trưởng tín dụng và tăng thêm nguồn ngoại tệ cho ngân hàng. Năm 2008, EximBank với chính sách tài trợ xuất khẩu với lãi suất rất thấp cho vay VNĐ chỉ 0.98%/năm nhằm tạo điều kiện cho khách hàng Doanh nghiệp thu mua, gom các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ… trong nước để xuất khẩu cho đối tác nước ngoài và cam kết sẽ bán lại nguồn USD cho Eximbank với tỷ giá niêm yết của Ngân hàng. Điều này đã thu hút được rất nhiều doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ tìm đến Eximbank để vay vốn, hiệu quả huy động USD tăng lên rõ rệt, nhưng vấn đề cốt lõi là sản phẩm tài trợ xuất khẩu của Eximbank đã giải quyết bài toán khó khăn về nguồn USD cho ngân hàng.

Chính sự chưa linh hoạt trong việc đưa ra sản phẩm phù hợp Maritime bank đã tự gây khó cho chính bản thân ngân hàng, cụ thể như:

o Một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ… đã rời bỏ Maritime bank để tìm đến các ngân hàng có chính sách phù hợp trong giai đoạn khó khăn là trong đó có Eximbank. Các ngân hàng khác đã hưởng lợi khá nhiều từ việc có thêm khách hàng, tăng trưởng dư nợ, đảm bảo nguồn ngoại tệ mà không phải mất nhiều chi phí và thời gian.

o Maritime bank đã tự suy yếu đi khá nhiều từ việc giảm doanh số vay và lợi nhuận từ khách hàng mang lại, đồng thời không có được nhiều uy tín trong mắt các khách hàng.

o Nợ quá hạn vì thế mà tăng lên, do đến kỳ hạn trả nợ bằng USD, Maritime bank không có nguồn USD để bán cho khách hàng, với những khoản dư nợ lớn khách hàng không thể chấp nhận việc phải mua USD với giá cao để trả nợ cho Maritime bank, tổn thất về chi phí đối với việc mua USD ở thị trường tự do là quá lớn, ảnh hưởng trực tiếp hoạt động kinh doanh của khách hàng. Một số doanh nhiệp đã có biểu hiện xấu bằng cách cố tình trây ỳ đợi đến lúc Maritime bank có nguồn USD hoặc thị trường USD tự do bớt sốt mới mua USD để trả nợ.

Qua đây có thể nhận thấy việc vận dụng và đưa ra những sản phẩm tín dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh tế trong từng giai đoạn đã góp phần to lớn trong hiệu quả hoạt động tín dụng, mở rộng thị phần và thu hút khách hàng.

Cht lượng ca đội ngũ nhân s

Yếu tố mang tính quyết định đến việc nâng cao hay suy giảm chất lượng tín dụng lại chính là nguồn nhân lực của ngân hàng vì suy cho cùng quyết định cung cấp tín dụng của ngân hàng là những quyết định mang tính chất chủ quan. Một ngân hàng với một đội ngũ lãnh đạo tốt sẽ đưa ra được những chính sách hợp lý và phương thức phát triển phù hợp với khuynh hướng phát triển của nền kinh tế. Một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi sẽ giúp ngân hàng có được những khoản cho vay với chất lượng cao nhất. Các cán bộ của các phòng ban, các bộ phận chức năng khác sẽ giúp cho ngân hàng mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, tạo dấu ấn trong lòng thị trường.

Bng 2.16:Phân loi độ tui ca nhân viên tín dng Maritime bank Tiêu chí 2010 Tỷ trọng

(%) 2011 Tỷ trọng (%)

Tăng giảm 2011/2010 Tổng nhân viên tín

dụng 760 823 63

Tuổi từ 22 - 30 450 60 552 67 102

Tuổi từ 30 - 40 174 23 164 20 -10

Tuổi từ 40 trở lên 136 17 107 13 -29

(Nguồn: Báo cáo nội bộ phòng nhân sự Maritime bank)

Qua bảng trên nhận thấy đội ngũ nhân viên tín dụng của Maritime bank rất trẻ và có những điểm mạnh như:

- Nhiệt tình, sáng tạo, năng động trong công việc, ham học hỏi

- Có khả năng thích ứng nhanh đối với những thay đổi: Về quy chế, chính sách, đường lối…

- Chi phí cho quỹ lương thấp - Trình độ chuyên môn cao hơn

Trình độ học vấn của nhân viên tín dụng của Maritime bank là khá tốt, biểu hiện cụ thể là tính đến thời điểm cuối năm 2011, nhân viên tín dụng có trình độ trên đại học là 7%, có trình độ đại học chiếm tới 83%.

Bng 2.17:Trình độ hc vn ca nhân viên tín dng Maritime bank Trình độ học vấn của NV tín dụng Tỷ trọng (%) NV tín dụng trình độ trên ĐH 7 NV tín dụng trình độ ĐH 83 NV tín dụng trình độ dưới ĐH 10

(Nguồn: Báo cáo nội bộ phòng nhân sự Maritime bank)

Với lượng nhân viên trẻ tuổi chiếm tỷ trọng cao và có xu thế tăng trong giai đoạn 2010 -2011 Maritime bank cũng gặp một số khó khăn nhất định, ảnh hưởng đến chất lượng xét duyệt tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng như:

- Thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định khách hàng vay vốn, đặc biệt giai đoạn 2010 -2011 là giai đoạn mà yếu tố kinh nghiệm được đặt lên hàng đầu, giúp nhân viên tín dụng nhìn nhận rõ hơn về chất lượng khách hàng và có những phương án xử lý nợ khi cần thiết.

- Khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, giao tiếp của nhân viên tín dụng trẻ tuổi thường kém hơn so với những nhân viên có thâm niên trong nghề.

- Mặc dù với điểm mạnh của người trẻ tuổi là nhiệt tình, năng động, sáng tạo nhưng đồng thời thiếu quan hệ xã hội để có thể mở ra cơ hội tìm kiếm, lôi kéo khách hàng vay vốn nói chung và khách hàng vay vốn ngắn hạn nói riêng. Đây là yếu tố quan trọng khi mà sức ép cạnh tranh , dành giật khách hàng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác ngày càng lớn.

Vn đề thông tin tín dng

Trong nền kinh tế mở thì thông tin là một yếu tố rất quan trọng, là một kho tàng quý báu cho những ai biết cập nhật và sử dụng hiệu quả thông tin. NHTM hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với nền kinh tế và đầy tính rủi ro do đó thông tin càng cực kỳ quan trọng. Trong giai đoạn vừa qua, các phòng ban có vai trò quan trọng như Phòng khách hàng tín dụng doanh nghiệp hội sở, phòng tín dụng cá nhân hội sở, phòng phá triển khách hàng cũng như phòng pháp chế Maritime bank vẫn chưa phát huy hết năng lực theo đúng nghĩa và nhiệm vụ của mình.

Thông tin về sự thay đổi về nhu cầu khách hàng, các sản phẩm vay cụ thể cũng như những định hướng trong tương lai gần chưa được phòng tín dụng doanh nghiệp, cá nhân hội sở cũng như phòng phát triển khách hàng nghiên cứu sâu sắc và đưa ra những văn bản hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, các sản phẩm tín dụng hiện đã và đang áp dụng chủ yếu là dựa trên những sản phẩm tín dụng thuần túy, chưa tạo được bước đột phá. Cụ thể là trong năm 2008 thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên ảm đạm sau năm 2007 với những thành công vang dội. Trong khi các nhà đầu tư đang chưa biết sẽ đầu tư tiền của mình vào đâu khi mà cả thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đóng băng, tỷ lệ làm phát tăng nhanh, lãi suất ngân hàng không thể làm cho các nhà đầu tư hài lòng. Vào thời điểm này việc thông tin và

nhua cầu đầu tư của khách hàng đã được Ngân hàng Á Châu ghi nhận dựa trên những thông tin thu nhận từ khách hàng, đánh giá nhu cầu của thị trường và tiếp thu thành quả từ các ngân hàng uy tín các quốc gia phát triển, sàn vàng đầu tiên ở Việt Nam ra đời mang tên Sàn vàng của Ngân hàng Á Châu, các nhà đầu tư đã có một sân chơi mới đầy tiềm năng và Ngân hàng Á Châu cũng đã tạo nên được tiếng vang trong ngành ngân hàng với sản phẩm mang tính chất đột phá. Nhận thức được lợi ích từ việc triển khai sàn vàng và nhanh chóng kết hợp với Công ty chứng khoán Hà Thành để mở sàn giao dịch vàng đặt tại số 9 Đào Duy Anh, Maritime bank đã trở thành ngân hàng thứ 2 có sàn giao dịch vàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua đó thu lợi ích cho ngân hàng. Nhìn chung, nhân tố thông tin tín dụng về hướng, xu thế phát triển của thị trường cũng như công tác dự báo của Maritime bank trong giai đoạn này vẫn còn có những hạn chế nhất định và cần được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)