CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ . PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN NĂM 2014 – 2016
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN NĂM 2014 -2016
2.2.3. Tình hình phát triển nhân sự của Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh
2.2.3.2. Nâng cao chất lượng nhân sự trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
Tính chuyên nghiệp, văn hóa và nhiều giá trị vô hình khác được thể hiện qua tốc độ làm việc, thái độ phục vụ và khả năng xử lý chính xác của CBCNV. Vì vậy, việc nâng cao giá trị, xây dựng thương hiệu hoàn toàn có thể bắt đầu bằng việc đào
tạo đội ngũ CBCNV chuyên nghiệp.
Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những công tác quan trọng của Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh trong việc nâng cao chất lượng nhân lưc, nó có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, đinh hướng phát triển của Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh trong tương lai. Với tầm quan trọng đó, hàng năm Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh đều tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho CBCNV, Công tác đào tạo được Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh tiến hàng qua những bước sau:
Hình 2.3: Quy trình đào tạo nguồn nhân sự Xác định nhu cầu đào tạo
Mục đích đào tạo
Đối tượng đào tạo
Thiết lập quy trình đánh giá Chi phí đào tạo Lựa chọn giáo viên đào tạo
Chương trình đào tạo
Kết quả đào tạo
Trong thời gian qua, Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh luôn cố gắng duy trì và tăng số lượng CBCNV được đào tạo. Cho nên xét về góc độ số lượng, thì trong những năm vừa qua hoạt động đào tạo của Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh đã đạt được hiệu quả tương đối cao.
Bảng 2.6 : Kết quả đào tạo nhân sự của Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh trong thời gian qua
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1.Số lượng người được đào tạo Người 11 18 23
2. Tỷ lệ đạt yêu cầu % 95 96,5 99
3. Tỷ lệ đạt khá giỏi % 94 95 100
4. Tổng chi phí đào tạo Tr.đ 140 150 240
(Nguồn : Báo cáo hoạt động đào tạo & phát triển năm 2014,2015,2016) Qua bảng trên cho thấy: số lượng người tham gia khoá đào tạo liên tục tăng trong các năm qua, cụ thể : năm 2014 mới chỉ có 11 CBCNV được đào tạo, đến năm 2016 số được đào tạo lên tới 18 người, tăng 28.8%. Cùng với sự tăng lên nhanh chóng của số lượng người lao động tham gia đào tạo thì chất lượng đào tạo cũng được cải thiện, thể hiện ở sự tăng lên của tỷ lệ đạt yêu cầu và tỷ lệ đạt khá giỏi. Dù rằng tỷ lệ đạt yêu cầu chưa như sự mong đợi của Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh (là 100% đạt yêu cầu), nhưng nhìn chung phần lớn CBCNV sau khi được đào tạo đã đáp ứng được yêu cầu của công việc và bắt kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế.
Đánh giá chất lượng và mục tiêu đào tạo
Cùng với sự tăng lên của số lượng người được đào tạo thì chất lượng đào tạo cũng được nâng lên, điều đó có thể thấy mức độ đạt yêu cầu và tỷ lệ người đạt khá giỏi năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2016 tỷ lệ đạt yêu cầu gần 100% và tỷ lệ khá giỏi tăng 6% so với năm 2014. Sau khi kết thúc khoá đào tạo thì hầu hết họ đều được nâng cao trình độ cũng như các kỹ năng thực hiện công việc. Như vậy là công tác đào tạo và phát triển đã phần nào thực hiện được mục tiêu là nâng cao chất lượng lao động nói riêng và hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh nói chung.
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả đào tạo của Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Thu nhập bình quân đầu
người
VNĐ 5.055.556 6.020.000 7.094.017 4. Tỷ lệ tăng thu nhập (tốc độ
phát triển liên hoàn)
% +8,3 +3,8
(Nguồn : Báo cáo hoạt động đào tạo & phát triển năm 2014,2015,3014) Qua bảng trên cho thấy: trong hai năm đầu thu nhập tăng lên một cách đáng kể (8.3%) là do Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh đã có những chính sách quan tâm hơn tới toàn bộ CBCNV.
Tuy nhiên sang năm 2016, Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh kết quả kinh doanh và lợi nhuận trong năm 2016 có phần giảm xuống so với năm 2014 nên tỷ lệ tăng thu nhập chỉ đạt 3,8%
Cùng với việc đánh giá đào tạo căn cứ vào số lượng và chất lượng kết quả đào tạo thì Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh còn dựa trên ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý trực tiếp đang sử dụng nhân viên được đào tạo và ý kiến của chính những nhân viên đã qua đào tạo. Sau đây là kết quả đánh giá thu được :
1. Ý kiến đánh giá về mức độ quan trọng, cần thiết của những kiến thức, kỹ năng được đào tạo, bồi dưỡng trong chương trình đào tạo :
Bảng 2.8: Ý kiến về nội dung đào tạo của CBCNV đã trải qua đào tạo
Ý kiến Tỷ lệ % số người trả lời
Chương trình được đào tạo và bồi dưỡng là :
1.Rất bổ ích, rất cần thiết cho công việc 39
2.Bổ ích, cần thiết cho công việc 56
3.Không có tác động gì 5
4.Không có ý kiến 0
Tổng số 100
2. Ý kiến đánh giá mức độ cần thiết, bổ ích của cán bộ quản lý trực tiếp đang sử dụng CBCNV đã qua đào tạo.
Bảng 2.9 : Ý kiến của một số cán bộ quản lý đang sử dụng lao động đã qua đào tạo
Ý kiến Tỷ lệ (%) số người trả lời Chương trình đào tạo và bồi dưỡng là :
1.Rất cần thiết, bổ ích cho công việc 24
2.Bổ ích, cần thiết cho công việc 50
3.Bình thường 25
4.Không cần thiết 1
5.Không có ý kiến 0
Tổng số 100
Theo ý kiến của CBCNV đã qua đào tạo thì có tới 95% cho là đào tạo có tác dụng tích cực đối với công việc, còn đối với người quản lý sử dụng lao động đã qua đào tạo thì tỷ lệ này đạt 74%. Những con số này cho thấy phần lớn mọi nguời đều nhận thấy vai trò của công tác đào tạo bồi duỡng đối với công việc. Nhưng bên cạnh đó còn một số ý kiến không công nhận tác dụng của việc đào tạo và bồi dưỡng. Cụ thể:
• 5% nhân viên cho rằng đào tạo không có tác động gì
• 1% cán bộ quản lý đánh giá là không cần thiết.
Tuy con số này không chiếm đa số nhưng nó nói lên rằng Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh có thể chưa thực hiện tốt khâu xác định nhu cầu đào tạo cũng như chưa xây dựng, thiết kế được chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của công việc.