Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ nhân sự

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nhân sự tại quỹ đầu tư phát triển hà tĩnh (Trang 94 - 98)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ . TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN TỚI

3.3. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN TỚI

3.3.8. Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ nhân sự

Quy trình bồi dưỡng, đào tạo của Quỹ cần được thiết lập theo chương trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Các bước cụ thể trong quy trình gồm:

+ Xác định nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo được xác định trên các cơ sở sau:

- Đào tạo định hướng cho đội ngũ nhân viên mới được tuyển dụng.

- Căn cứ vào đánh giá kết quả công tác của cán bộ nhân viên được thực hiện định kỳ. Thông qua kết quả đánh giá công việc, tổ chức có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân, từ đó đưa ra nội dung đào tạo phù hợp nguyện vọng và sự phát triển của các cá nhân.

- Đào tạo để đáp ứng yêu cầu mở rộng công việc hoặc đào tạo để cán bộ nhân viên có thể khai thác và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

- Đào tạo các cán bộ nguồn để đáp ứng các yêu cầu mở rộng hoạt động tương lai.

- Đào tạo kiến thức về các hoạt động và quy trình mới.

Hàng năm, phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm dự kiến các chương trình đào tạo sẽ được tổ chức trong năm kế hoạch, thông báo tới cán bộ nhân viên trong toàn Quỹ để mọi người được biết và chủ động đăng ký với phòng Tổ chức cán bộ về nhu cầu đào tạo trong năm kế hoạch

Các cá nhân cũng có thể đề đạt nhu cầu đào tạo của bản thân qua cán bộ quản lý trực tiếp của mình để cán bộ quản lý báo cáo lên phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp nhu cầu.

+ Kế hoạch đào tạo:

Căn cứ vào các nhu cầu đào tạo nêu trên, phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tổng hợp và phân tích để xác định nhu cầu đào tạo của cán bộ nhân viên trong toàn Quỹ và thứ tự ưu tiên đào tạo, trên cơ sở đó lập Kế hoạch đào tạo cho cán bộ nhân viên.

Phòng Tổ chức cán bộ và bộ phận tổ chức của các đơn vị trực thuộc Quỹ chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm. Cụ thể là:

- Chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm của từng đơn vị và toàn Quỹ.

- Phối hợp với các đơn vị, bộ phận xác định, lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp với nhu cầu cá nhân và yêu cầu công việc.

- Lựa chọn cá nhân, đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo theo đúng các qui định quản lý hành chính của Nhà nước và củaQuỹ.

- Giám sát đơn vị (cá nhân) cung cấp dịch vụ đào tạo trong quá trình triển khai các hoạt động đào tạo.

- Thực hiện công tác đánh giá hiệu quả đào tạo, bao gồm đánh giá trong và sau khi đào tạo.

- Thực hiện các thủ tục hành chính theo đúng qui định của Nhà nước, của Quỹ đối với những cá nhân được cử đi học tập, đào tạo.

- Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong Quỹ, các cơ quan bên ngoài có liên quan đảm bảo nguồn kinh phí, cơ cơ vật chất cho các khoá đào tạo.

+ Ngân sách đào tạo:

Ngân sách cho các hoạt động đào tạo là vấn đề quan trọng nhất để có thể tiến hành được các khóa đào tạo theo kế hoạch. Trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Quỹ thực hiện công tác đào tạo có hạn thì việc huy động các nguồn lực tài trợ từ bên ngoài là hết sức quan trọng, thậm chí ảnh hưởng quyết định đến việc triển khai kế hoạch đào tạo. Trách nhiệm trong việc đưa ra giải pháp giải quyết những khó khăn về ngân sách cho đào tạo như sau:

- Phòng Tổ chức cán bộ kết hợp với phòng Kế toán lập kế hoạch ngân sách cho hoạt động đào tạo về các mặt như lượng kinh phí cần thiết cho từng năm, cân đối giữa nguồn tự có, ngân sách cấp hàng năm và đề xuất các biện pháp huy động nguồn kinh phí tài trợ.

- Để có thể triển khai tốt kế hoạch đào tạo phát triển nhân sự, Lãnh đạo Quỹ, phòng Tổ chức cán bộ và các đơn vị trực thuộc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện để xúc tiến việc triển khai, kiểm soát các hoạt động đào tạo và chủ động tìm các nguồn tài trợ hoặc huy động kinh phí cho đào tạo.

Nguồn kinh phí cho đào tạo sẽ bao gồm:

- Quỹ đào tạo trích trong kinh phí hoạt động hàng năm (đối với đơn vị có thu).

- Nguồn tài trợ trong và ngoài nước.

- Ngân sách Nhà nước dành cho đào tạo (cấp trực tiếp cho Quỹ và theo chỉ tiêu).

- Các chương trình, chính sách đào tạo của Nhà nước theo từng dự án.

- Cá nhân tự túc kinh phí cho các khoá đào tạo.

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo:

- Xúc tiến việc tổ chức triển khai, kiểm soát các hoạt động đào tạo theo từng năm và xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thựctế.

- Xác định lượng kinh phí cần huy động cho mỗi hoạt động đào tạo.

- Các nguồn cụ thể để tiếp cận và mức huy động từ mỗi nguồn.

- Xây dựng kế hoạch tạo nguồn kinh phí và các biện pháp, hoạt động triển khai cụ thể để tạo được nguồn kinh phí cần thiết.

- Thực hiện đúng theo trách nhiệm của từng cá nhân trong Ban đối với việc theo dõi từng nguồn kinh phí.

Kế hoạch về huy động kinh phí đào tạo này phải được lãnh đạo Quỹ phê duyệt cùng với kế hoạch ngân sách chung của Quỹ để triển khai thực hiện các kế hoạch đào tạo. Lãnh đạo Quỹ xem xét và ra quyết định phê duyệt kế hoạch về kinh phí đào tạo đồng thời chỉ đạo phòng Kế toán – hành chính, các đơn vị trực thuộc thực hiện kế hoạch ngân sách đã phê duyệt.

Kế hoạch chi tiết về ngân sách, kinh phí đào tạo cho năm sau được xây dựng và phê duyệt vào cuối quý IV của năm trước. Trước khi xây dựng kế hoạch năm sau cần có đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch của năm, làm cơ sở xây dựng kế hoạch năm sau.

+ Phê duyệt kế hoạch đào tạo:

Kế hoạch đào tạo được lãnh đạo Quỹ/đơn vị trực tiếp xem xét và phê duyệt trước khi được tổ chức triển khai.

+ Xác định hình thức đào tạo:

Đối với các khoá đào tạo do Quỹ tự tổ chức: Trên cơ sở kế hoạch đào tạo đã được lãnh đạo Quỹ/đơn vị phê duyệt, phòng Kế toán – hành chính có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan xác định các loại hình đào tạo phù hợp (đào tạo định hướng, kèm cặp, huấn luyện tại nơi làm việc, tổ chức các buổi hội thảo, các khoá đào tạo ngắn hạn).

Đối với trường hợp Quỹ thuê các cơ sở đào tạo bên ngoài: phòng Kế toán – hành chính thu thập thông tin và đánh giá năng lực của trường, trung tâm, đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo. Trên cơ sở đó lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo đáp ứng được các yêu cầu đặt ra cho mỗi chương trình đào tạo. Các khóa đào tạo bên ngoài thường thuộc các nội dung sau: Đào tạo về kiến thức, kỹ năng, năng lực

và hành vi.

+ Chuẩn bị tài liệu:

Các khoá đào tạo do Quỹ tự tổ chức: Phòng Kế toán – hành chính sẽ phối hợp với các đơn vị trong toàn Quỹ chuẩn bị tài liệu cho các khoá đào tạo này.

Các khoá đào tạo do Quỹ thuê trường, trung tâm, đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo tổ chức: Phòng Kế toán – hành chính có trách nhiệm liên hệ với các cơ sở đào tạo để tiếp nhận, xem xét và đánh giá các tài liệu do các cơ sở đào tạo chuẩn bị trước khi trình lãnh đạo Quỹ/đơn vị xem xét và phê duyệt.

+ Phê duyệt tài liệu đào tạo:

Tài liệu đào tạo do Quỹ tự tổ chức hoặc do phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo tổ chức đều phải được lãnh đạo Quỹ/đơn vị xem xét và phê duyệt trước khi cho tổ chức thực hiện.

+ Tổ chức các khoá đào tạo:

Văn phòng có trách nhiệm phối hợp với các Phòng/Ban/đơn vị có liên quan trong toàn Quỹ tổ chức các khoá đào tạo theo kế hoạch và chương trình đã được lãnh đạo Quỹ/đơn vị phê duyệt.

Phối hợp với các trường Đại học với các khóa đào tạo về quản lý đất đai, đo đạc bản đồ, quy hoạch, Trung tâm ngoại ngữ và tin học để đào tạo tin học, ngoại ngữ. Quỹ có thể mời các chuyên gia, giảng viên của các trường Đại học chuyên ngành về giảng dạy.

+ Đánh giá hoạt động đào tạo và sau đào tạo:

Đánh giá ngay sau khi đào tạo: Ngay sau khi tham dự các khoá đào tạo, các khoá hội thảo. Mỗi cán bộ nhân viên có trách nhiệm hoàn thành đánh giá đào tạo và gửi về phòng Tổ chức cán bộ. Việc đánh giá đào tạo có thể được thực hiện trước, trong và sau khi đào tạo

Căn cứ vào đánh giá kết quả công tác được thực hiện định kỳ, phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm phân tích và tổng hợp chất lượng các khoá đào tạo đã được tổ chức, trên cơ Quỹ đó có những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng các khoá đào tạo.

Hàng năm, phòng Kế toán – hành chính có trách nhiệm đánh giá tổng hợp việc thực hiện kế hoạch đào tạo thông qua các tiêu chí sau: Số khoá đào tạo đã được tổ chức, số lượt học viên tham dự, số giờ học bình quân trên mỗi cán bộ nhân viên, chất lượng của các khoá đào tạo. Ngoài ra, phòng Kế toán – hành chính có thể tổng

hợp các sáng kiến đã áp dụng được vào thực tế do tham dự các khóa đào tạo.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nhân sự tại quỹ đầu tư phát triển hà tĩnh (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)