Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hiến lượ kinh doanh ho công ty bột mì inter đến năm 2015 (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢCVÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1.1 CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1.1.3 Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh

Quản trị chiến lược là quá trình tổ chức thực hiện “các quyết định chiến lược” – đó là các quyết định đưa ra nhằm giải quyết được những vấn đề để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Quản trị chiến lược gồm có các giai đoạn: . Phân tích tình hình, xây dựng chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược.

a) Phân tích tình hình:

Trước khi quyết định về định hướng hay phản ứng chiến lược phù hợp cần phải phân tích tình hình hiện tại. Phân tích tình hình đòi hỏi phải xem xét bối cảnh của tổ chức, các khía cạnh môi trường bên ngoài và bên trong của tổ chức:

- Bản thân các yếu tố nội bộ bên trong của doanh nghiệp: mạnh hay yếu.

- Các yếu tố môi trường ngoài doanh nghiệp: Cơ hội hay nguy cơđối với doanh nghiệp.

- Mong muốn của lãnh đạo: giá trị doanh nghiệp, uy tín và ưu thế cạnh tranh.

b) Xây dựng chiến lược:

Xây dựng chiến lược bao gồm việc thiết kế và lựa chọn những chiến lược phù hợp cho tổ chức. Để thực hiện việc này cần phải xem xét từ nhiều cấp tổ chức khác nhau và đề ra các kiểu chiến lược:

- Chiến lược công ty: Quan tâm đến những vấn đề lớn và dài hạn như:

hoạt động như thế nào, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nào, làm gì trong

lĩnh vực kinh doanh ấy. Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ cấu các ngành kinh doanh của tổ chức đều có thể làm thay đổi chiến lược công ty.

- Chiến lược chức năng: Là những quyết định và hành động hướng mục tiêu được xây dựng ngắn hạn của các bộ phận chức năng khác nhau trong một tổ chức như: Bộ phận sản xuất (chế tạo), tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, nhân sự, tài chính kế toán, công nghệ thông tin…

- Chiến lược cạnh tranh: Những chiến lược cạnh tranh nghiên cứu những lợi thế cạnh tranh mà tổ chức đang hoặc muốn có, đồng thời xem xét đến việc tổ chức đó tiến hành cạnh tranh như thế nào trong một lĩnh vực kinh doanh hay ngành cụ thể.

Trong xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải chú ý các điểm sau:

- Chiến lược kinh doanh phải gắn với thị trường:

+ Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường và khai thác tối đa các thời cơ, các thuận lợi, các nguồn lực để sản xuất ra các sản phẩm với số lượng, chất lượng, chủng loại và thời hạn thích hợp. Có thể coi “chiến lược phải thể hiện tính làm chủ thị trường của doanh nghiệp” là phương châm, là nguyên tắc quản trị chiến lược của doanh nghiệp.

+ Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải làm tăng được thế mạnh của doanh nghiệp, giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường

+ Chiến lược phải thể hiện tính linh hoạt cao và vì thế xây dựng chiến lược chỉ đề cập những vấn đề khái quát, không cụ thể.

- Khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải tính đến vùng an toàn trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu.

- Trong chiến lược kinh doanh cần xác định mục tiêu then chốt, vùng kinh doanh chiến lược và những điều kiện cơ bản để đạt được mục tiêu đó.

Quy trình xây dựng chiến l ợc kinh doanh bao gồm các hoạt ộng sau:ư đ

Một vấn đề hết sức quan trọng là nếu doanh nghiệp chỉ xây dựng chiến lược thì chưa đủ vì dù cho chiến lược xây dựng có xây dựng hoàn hảo đến

Phân tích môi trường bên ngoài

Xác định mục tiêu

Hình thành chiế ượn l c Nhận d ng c phạ ác ương án

chi n l c ế ượ

Phân tích môi trường bên trong Phân tích môi trường

Hình 1.1 Quy trình xây d ng chi n l c kinh doanh– ế ượ

đâu nếu không triển khai tốt, không biến nó thành các chương trình, chính sách kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển cũng sẽ trở thành vô ích, hoàn toàn không có giá trị làm tăng hiệu quả kinh doanh mà vẫn phải chịu chi phí kinh doanh cho công tác này.

c) Thực hiện chiến lược:

Hình thành hoặc xây dựng chiến lược là chưa đủ đối với các nhân viên của tổ chức mà cần phải thực hiện chiến lược. Thực hiện chiến lược là quá trình đưa những chiến lược khác nhau của tổ chức vào thực thi. Các biện pháp thực hiện những cấp khác nhau của chiến lược được gắn chặt với việc xây dựng chiến lược.

Đây thường là phần khó nhất. Khi một chiến lược đã được phân tích và lựa chọn, nhiệm vụ sau đó là chuyển nó thành hành động trong tổ chức sao cho mang lại kết quả cao nhất có thể.

d) Đánh giá chiến lược:

Là quá trình đánh giá kết quả thực hiện chiến lược như thế nào cũng như tính hiệu quả của chiến lược. Nếu không đạt được những mục tiêu mong đợi hoặc mục tiêu chiến lược thì bản thân chiến lược hoặc quá trình thực hiện có thể phải điều chỉnh hoặc thay đổi toàn bộ.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hiến lượ kinh doanh ho công ty bột mì inter đến năm 2015 (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)