CHƯƠNG I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢCVÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
1.5.3 Phân tích SWOT và các kết hợp chiến lược
Mục đích của phân tích Ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) với mục đích là để phân tích phối hợp các mặt mạnh, yếu của doanh nghiệp với các ơ hội c và nguy cơ nhằm phối hợp một cách hợp lý giữa các yếu tố để đánh giá và xác định, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp doanh nghiệp. Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên phải liệt kê tất cả các điểm mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ theo thứ tự ưu tiên vào các ô tương ứng. Sau đó, so sánh một cách có hệ thống từng cặp tương ứng với các yếu tố để tạo ra thành những cặp logic.
Việc phân tích các Ma trận SWOT nhằm thu được nhiều kiểu phối hợp và qua đó hình thành các phương án chiến lược, (Sơ đồ 1.9)
SWOT Cơ hội : (0): 01, 02… Đe dọa (T): T1, T2…
Điểm mạnh (S) S1, S2…
S/O: Chiến lược tận dụng cơ hội bằng cách sử
S/T: chiến lược sử dụng điểm mạnh để vượt
dụng điểm mạnh qua đe dọa
Điểm yếu (W) W1, W2
W/O: Chiến lược tận dụng ơ hội để khắc phục c điểm yếu
W/T: Giảm thiểu các điểm yếu tránh khỏi đe dọa
Sơ đồ 1.9: Ma trận SWOT
Kết quả của việc phân tích môi trường dựa trên các phương pháp phân tích vốn đầu tư (Portfolio) trên đây là để tổng hợp tốt nhất các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp và từ đó xác định các chiến lược kinh doanh phù hợp. Biểu thị kết quả của các phân tích môi trường trên dưới dạng biểu đề như sau: trục hoành biểu hiện sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, trục tung biểu thị tiềm năng tăng trưởng thị trường của ngành kinh doanh.
Từ biểu đồ vị thế cạnh tranh này, doanh nghiệp có thể xác định khả năng thành công của các phương án chiến lược được lựa chọn theo sơ đồ 1.10 dưới đây.
Mức tăng trưởng thị trường cao
Mức tăng trưởng thị trường thấp
Cần có chiến lược thay đổi cách kinh doanh và củng cố sức mạnh của doanh nghiệp
Xem xét chiến lược chuyển doanh nghiệp sang ngành khác
Chiến lược giảm bớt sự tham gia của doanh nghiệp trong ngành
Các chiến lược nhằm vào việc giữ vững doanh nghiệp ở lại ngành
Vị thế cạnh tranh yếu Vị thế cạnh tranh mạnh
Sơ đồ 1.10: Cơ sở lựa chọn chiến lược kinh doanh
TÓM TẮT CHƯƠNG I i
Trong bối cảnh hiện tạ , Việt Nam có nhiều thay đổi lớn về môi trường kinh doanh, thị trường cạnh tranh ngày càng được thể hiện khá rõ ràng, doanh nghiệp muốn thành công lâu dài, ổn định và phát triển vững chắc nhất định phải có chiến lược kinh doanh. Để xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta phải phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài cũng như nội bộ của doanh nghiệp để xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đó.
Nội dung của Chương I của bài luận văn đã hệ thống lại toàn bộ những kiến thức chung về chiến lược kinh doanh và quản trị kinh doanh để từ đó vận dụng vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh của đơn vị; bao gồm các vấn đề chính sau đây:
Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược kinh doanh và cách thức xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh bên ngoài và các nhân tố nội bộ ảnh hưởng đến việc xây dựng các chiến lược kinh doanh.
Đưa ra một số loại hình chiến lược kinh doanh cơ bản thường được áp dụng với doanh nghiệp: chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận hay chiến lược chức năng được sử dụng ở các doanh nghiệp như thế nào.
Các phương pháp đánh giá chiến lược, thực thi chiến lược và dự đoán khả năng thành công của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Những kiến thức cơ bản về lý thuyết cơ bản về chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh trên đây giúp cho việc xây dựng chiến lược công ty sẽ được đề cập đến ở những chương tiếp theo.
CHƯƠNG II