Phân tích, đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hiến lượ kinh doanh ho công ty bột mì inter đến năm 2015 (Trang 79 - 88)

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY BỘT MÌ INTER

2.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY BỘT MÌ

2.2.2 Phân tích, đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp

Hiện tại thị trường Việt Nam có một số công ty bột mì lớn như Công ty cổ Phần Việt Nam Kỹ Nghệ Bột Mì Công Ty TNHH TM Đại Phong 50 60 – ngàn tấn/năm Công ty Cổ phần Bột mì Bình An 600.000-700.000 tấn/năm BỘT MÌ BÌNH ĐÔNG với sản lượng 1000 tấn / ngày .

Năm 2003 là thời gian mà các địa phương, tỉnh thành trong toàn quốc đua nhau tạo cơ chế thông thoáng, thu hút đầu tư... Chính phủ cũng đồng thời thực hiện việc phân cấp cấp phép đầu tư cho các tỉnh, thành, khu công nghiệp.

Chính vì vậy, trong thời gian ngắn, hàng loạt dự án xây dựng nhà máy bột mì được cấp phép, đi vào hoạt động. Đến nay, đã có 30 nhà máy trên cả nước với công suất 2 2,4 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ khoảng 800.000- - 1 triệu tấn/năm.

Bên cạnh nguyên nhân do phát triển đột biến số lượng nhà máy là việc giá lúa mỳ thế giới tăng từng ngày. Chẳng hạn, trong 2 năm gần đây giá mặt mặt hàng này của Australia là 150 USD đã đội lên 250 USD/tấn. Thêm vào đó, Bộ Tài chính áp dụng giá nhập khẩu lúa mỳ 5% (trước đó là 0%), trong khi giá trong nước không tăng kịp. Mặt khác, các doanh nghiệp quốc doanh hiện bị vướng vào khấu hao tài sản (thời gian 7 12 năm) nhưng các đơn vị tư - nhân, có vốn đầu tư nước ngoài lại không khấu hao, thiết bị tài sản nên việc cạnh tranh càng thêm khó khăn.

Tại Việt Nam, nơi 100% lúa mì phải nhập khẩu để chế biến, tình trạng giá thế giới tăng đã gây nhiều ảnh hưởng không nhỏ. Theo thống kê sơ bộ, cả nước hiện nay có trên 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xay xát lúa mì, tập trung ở Tp.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Nội, Hải Phòng, với công suất khoảng 2,4 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ 2- chỉ khoảng 800.000 1 triệu tấn/năm.-

Từ việc phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại, rút ra những ơ hội c và nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty bột mì INTER như sau:

Cơ hội

- Công ty INTER có cảng là một lợi thế lớn so với đối thủ cạnh tranh lớn như công ty bột mì Mê Kông và công ty bột mì Bình Đông hay các đối thủ cạnh tranh khác.

- Điều kiện giao thông đường bộ, đường thủy (đặc biệt là cảng nước sâu), đường sắt, đường không sẽ rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng cho các khách hàng HCM trong khi hệ thống cảng ở khu vực Sài Gòn bị di dời và hạn chế khi thi công cầu Phú Mỹ cũng như hầm chui thủ Thiêm đã hạn chế thêm năng lực cạnh tranh của các cảng trong khu vực sài Gòn.

- Hạn chế về biên độ thủy triều trong khu vực sông Sài Gòn (8,5m) nên chỉ cho phép tàu lớn nhất 30.000T cập cảng. Đây là một lợi thế lớn cho công ty vì biên độ thủy triều của cảng cho phép tàu 75.000T cập cảng.

- Bên cạnh đó, đường bộ trong HCM bị hạn chế về tốc độ và thời gian cho phép xe chở hàng hoạt động đã làm giảm năng lực, tốc độ bốc dỡ hàng cũng như chi phí vận chuyển tăng tạo cơ hội thuận lợi cho các Cảng ở khu vực Thị Vải-Cái Mép phát triễn.

Nguy cơ:

- Vì nằm trong vùng năng động nhất về phát triển kinh tế cảng, nên công ty đang và sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực bốc dỡ hàng hóa

- Vì số lượng nhà máy bột mì hiện tại còn khá nhiều và dư thừa công suất so với nhu cầu thực tế nên việc cạnh tranh giữa các nhà máy trong lĩnh vực xay sát bột mì là khá gay gắt.

2.2.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Sau khi gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập rất mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt với việc thu hút đầu tư mạnh mẽ vốn đầu tư FDI cùng với việc tất cả các khu công nghiệp các tỉnh à chính phủ v ra sức thu hút kêu gọi nhà đầu tư đã tạo ra một số mối nguy cơ tiềm tàng của các nhà đầu tư mới có khả năng tài chính cũng như lợi thế về cạnh tranh hơn hẳn đến đầu tư.

,

Tuy nhiên với những điều kiện hiện nay thì việc gia nhập ngành là một vấn đề rất khó khăn cho các đối thủ mới vì thị trường Việt Nam hiện tại đang cạnh tranh rất gay gắt để tồn tại do thị trường quá dư thừa công suất do đó khó có thể cạnh tranh thị phần Bên cạnh đó, g. iá bột mì khá cao làm cho sản lương tiêu thụ giảm nên lợi nhuận suy giảm khó cho các đối thủ tiền ẩn gia nhập ngành.

Hiện tại, chỉ có cảng Phú Mỹ là cảng tổng hợp đầu tiên được xậy dựng theo qui hoạch trong nhóm cảng nước sâu cho phép tàu 75.000DWT. các cảng khác trong giai đoạn chuẩn bị xây dưng và chưa xây dựng, việc xây dựng cảng thường mất thời gian rất lâu do nền móng ở khu vực này là rất kém nên việc gia cường tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Do đó, việc huy động vốn và xây dưng của các cảng khác trong khu vực Cái Mép- Thị Vải là vài năm tới mới có cảng mới hoàn thành. Trong khi đó, các cảng ở khu vực Sài Gòn và Đồng Nai chỉ có thể nhận được các tàu nhỏ hơn 30.000 DWT.

Đồng thời quỹ đất để xây dựng cảng cho tàu lớn không còn đất trống nên các nhà đầu tư muốn xây dưng thêm cảng cũng không có cơ hội nên chỉ còn cách liên doanh hoặc liên kết với các chủ đất đã đăng kí xây dựng Cảng trong khu Cái Mép- Thị Vải, theo qui hoach thì số cảng chuyên dụng là khá nhiều như Cảng Thép Miền Nam, Cảng Thi Vải Cement, Cảng PSA, Cảng Posco, Cảng PVC , Cảng Petec... Các cảng này có khả năng là đối thủ tiềm ẩn khi họ xin phép thành lập cảng tổng hợp nhằm giải quyết tình trạng thiếu cảng như hiện nay.

Từ việc phân tích đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn, rút ra những ơ hội c và nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty bột mì INTER như sau:

Cơ hội :

Khó có cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn gia nhập ngành trong điều kiện các công ty bột mì bị dư thừa công suất và đang phải đối đầu với việc thua lỗ.

Nguy cơ:

Các tập đoàn lớn trong cùng lĩnh vực có khả năng mua lại các công ty nhỏ đang làm ăn thua lỗ để tham gia thị trườngmột cách dễ dàng.

Các đơn vị Cảng chuyên dụng hiện hành xin được cấp phép làm hàng tổng hợp trong tương lai cảng thép Miền Nam, PVC… tại khu vực cảng Cái Mép

Các tập đoàn đầu tư lớn nước ngoài đang dự tính tham gia thị trường có thể mua lại các nhà máy đang bị thua lỗ để gia nhập thị trường

Các cảng tổng hợp đang chuẩn bị xây dựng trong tương lai: Quốc tế Thị Vải,cảng SP&PSA, Tân Cảng, Cái Mép hạ…

2.2.2.3 Phân tích nhà cung cấp

Tại Việt Nam, nơi 100% lúa mì phải nhập khẩu để chế biến, tình trạng giá thế giới tăng đã gây nhiều ảnh hưởng không nhỏ. Theo thống kê sơ bộ, cả nước hiện nay có trên 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xay xát lúa mì, tập trung ở Tp.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Nội, Hải Phòng

Theo Hiệp hội Ngũ cốc Quốc tế, trong vụ năm 2003 2004, sản lượng lúa - mỳ thế giới liên tục giảm xuống mức 580 triệu rồi 566 triệu và đến nay chỉ còn 548 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu của thế giới vẫn đang ở mức cao, năm 2003 2004, tổng mức nhu cầu là 601,6 triệu tấn, năm nay có giảm nhưng - không đáng kể 589,4 triệu tấn.

Kết quả tất yếu, giá cả của mặt hàng này lại bắt đầu “tăng nhiệt”. Xuất hiện sự cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu. Hiện nay, trên thế giới có một số quốc gia chính xuất khẩu nguồn nguyên liệu này: Úc, Canada, Mỹ. Sự cạnh tranh của các nhà sản xuất chủ yếu là cạnh tranh về giá cả và chính sách xúc tiến bán hàng tại một số quốc gia có nhu cầu cao về mặt hàng này như các nước ASEAN, Trung đông, Nam phi và Trung Quốc.

Để giảm áp lực chúng ta phải:

Thứ nhất, lựa chọn nhà xuất khẩu đảm bảo được hai yếu tố: giá cả và chất lượng. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập lúa mì và lúa mạch từ

Úc vì: 1.Chất lượng lúa mì Úc được đánh giá là tốt nhất thế giới qua một số tiêu chí như hàm lượng protein, độ cứng, độ mịn khi xay và khi nhào bột; 2 Lúa mì Úc là loại lúa mì cứng, phù hợp với việc sản xuất và chế biến bột mì dùng làm bánh mì tại Việt Nam; 3. Chi phí vận chuyển và chuyên chở từ Úc về Việt Nam rẻ hơn chi phí chuyên chở từ Mỹ, Canada về Việt Nam

Thứ hai, sự trung thành với nhà xuất khẩu trong mọi thời điểm, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp tránh được tình trạng khan hiếm nguyên liệu sản xuất, và rơi vào tình thế bị ép giá từ nhà cung cấp khi cung không đủ cầu.

Thứ ba, khi các doanh nghiệp chưa có được sự trung thành với nhà cung cấp, hãy tìm kiếm các đối tác, nhà xuất khẩu lúa mì qua các công ty, tổ chức chuyên về xúc tiến thương mại. Được biết tại Hà Nội, Công ty Phát triển Thương mại Việt Úc (www.vbd.com.vn) - công ty chuyên về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Úc – mới đây đã hợp tác với công ty chế biến bột mì Hưng Quang nhập bột mì với giá rẻ hơn so với thị trường là 5USD/ tấn từ nhà xuất khẩu lúa mì Úc là AustralianFoods. Vấn đề ở đây là hiểu rõ và nắm bắt được thông tin của thị trường. Ông Trần Hoàn Sinh Giám đốc kinh doanh – VBD cho biết: xuất khẩu lúa mì tại Úc cũng giống như xuất khẩu hàng dệt may tại Việt nam, cũng cần có hạn ngạch, biết được doanh nghịêp Úc nào đang muốn xuất khẩu cho đủ hạn ngạch thì chúng ta có thể thương lượng được một mức giá có lợi cho nhà nhập khẩu. Ông Sinh cũng cho biết, khi các doanh nghiệp hợp tác với các công ty xúc tiến thương mại thì chỉ có lợi cho chính các doanh nghiệp mà thôi, ngoài việc có thể tìm được nguồn hàng và các nhà cung cấp, thông tin kịp thời những biến động của thị trường, hỗ trợ và giải quyết mâu thuẫn trong quá đàm phán, chuyển bộ chứng từ và thông báo lịch trình của tàu hàng, các công ty xúc tiến thương mại còn có thể cùng nhà nhập khẩu chứng kiến việc giao nhận hàng tại cảng, xác nhận tình trạng hàng

hoá khi xuất hoặc nhập. Điều này rất quan trọng trong buôn bán ngoại thương, đặc biệt khi phát sinh khiếu nại và tranh chấp.

Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam cần thành lập Hiệp hội các nhà máy bột mì để có thể hợp tác, cùng nhập khẩu lô hàng lớn, giảm cước phí, phân công thị trường và có giá bán hợp lý.

Thứ năm, theo dự đoán của Hiệp hội Ngũ cốc Quốc tế thì sản lượng lúa mì thế giới trong năm 2004/2005 sẽ tăng 11%, đạt 615 triệu tấn so với năm 2003/2004. Đây là một tin tốt có tác dụng “hạ nhiệt” một cách đáng kể cho thị trường lúa mì đang trong tình trạng “sốt cao” như hiện nay. ( nguồn: báo thương mại Việt Nam- Úc).

Từ việc phân tích nhà cung cấp rút ra những ơ hội , c và nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty bột mì INTER như sau:

Cơ hội :

Công ty là một thành viên trong tập đoàn INTER nên có sự hổ trợ rất lớn trong khâu mua nguyên liệu từ nhà cung cấp. Công ty có thể mua hàng với số lượng lớn cho nhiều nhà máy trong tập đoàn và thuê tàu trọng tải lớn để vận chuyển hàng hóa, nhờ đó có thể giảm giá thành mua nguyên liệu dựa trên việc giảm giá cước vận chuyển và số lượng.

Nguy cơ:

Sự biến động giá cả thu mua nguyên vật liệu trong thời điểm hiện tại là rất lớn do đó nếu không dự đoán chính xác giá cả nguyên vật liệu thì sẽ bị lỗ rất lớn do mua nguyên liệu số lượng lớn.

2.2.2.4 Phân tích khách hàng

Để giảm chi phí trong thời kì cạnh tranh bắt buộc khách hàng lựa chọn tàu có tải trọng lớn khi xuất /nhập hàng hóa nhưng trong khi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long chỉ có cho phép tàu <5000DWT và khu vực cảng Sài

Gòn và Đồng Nai chỉ cho phép tàu tải trọng nhỏ<30.000T và xà lan ra vào cảng vì hạn chế về biên độ thủy triêu.

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy tăng khá nhanh trong thời gian qua và những ách tắc trong khu vực cảng Sài Gòn bắt buộc khách hàng phải chuyển sang bốc dỡ hàng ở khu Cái Mép.

Các cảng ở Sài Gòn bị giải tỏa di dời và trong giai đọan hạn chế tàu có tải trọng khi xây dựng cầu Phú Mỹ, hầm Thủ Thiêm là cơ hội lớn để thu hút các tàu đến dỡ hàng vì khách hàng không có lựa chọn cảng dỡ hàng.

Việc dư thừa công suất trong ngành bột mì so với nhu cầu thực tế cùng với bột mì Trung Quốc thâm nhập thị trường với giá rẻ hơn giá trong nước đã tạo thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng, khách hàng có thể đưa ra nhiều yêu sách hơn tạo khó khăn cho việc kinh doanh bột mì.

Từ việc phân tích khách hàng, rút ra những ơ hội c và nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty bột mì INTER như sau:

Cơ hội :

Nhu cầu khách hàng sẽ thuê tàu tải trọng lớn và khách hàng đến dỡ hàng ở khu vực Cái Mép sẽ tăng lên .

Nguy cơ:

Đối với sản phẩm bột mì, khách hàng có quá nhiều lựa chọn nhà cung cấp nên sảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. (Hoa hồng)

Bên cạnh đó bột mì Trung Quốc giá rẻ đã được nhập vào Việt Nam đã gây nhiều khó khăn cho cho việc giữ thị phần trong nước.

2.2.2.5 Phân tích sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế hàng bột mì chủ yếu là hàng nông sản khác như lúa, gao, bắp, đậu và các loại lương thực nông sản khác .

Mặc dù lúa mì là mặt hàng lương thực thực phẩm nhưng do tập quán người dân quen sử dụng gạo là nguồn lương thực chính. Bên cạnh đó, còn có

nhiều sản phẩm thay thế nên khi giá cả bột mì tăng thì người dân sẽ hạn chế sử dụng t mì làm cho tình hình kinh doanh bột mì trở nên rất khó khănbộ .

Để vận chuyển hàng hóa với quốc tế thì có thể sử dụng đường bộ, đường thủy và đường hàng không nhưng chi phí vận chuyển bằng đường hàng không là rất cao và không vận chuyển được số lượng lớn, không vận chuyển được hàng hóa cồng kềnh, siêu trường siêu trọng và hàng quá khổ. Chủ yếu dùng để vận chuyển người. Đường bộ chỉ cho phép lưu thông hạn chế với một số nước và đường xuyên Á còn nhiều hạn chế nên chiếm tỉ lệ không đáng kể.

Trong khi đó khối lượng vận chuyển bằng đường thủy , là tiết kiệm chi phí và khả thi nhất. Theo thống kê trên thế giới khối lượng vận chuyển bằng đường thủy chiếm 90% khối lượng vận chuyển của tất cả các loại hình vận chuyển.

Đối với việc vận chuyển hàng hóa trong nước thì có thể sử dụng đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không nhưng chi phí vận chuyển bằng đường hàng không là rất cao và không vận chuyển được số lượng lón hay hàng hóa cồng kềnh siêu trường siêu trọng và hàng quá khổ Chủ yếu . dùng để vận chuyển người. Đường bộ trong nước khá thông dụng, hệ thống giao thông thuận tiện nhưng nhược điễm là chi phí khá đắt do tiêu hao nhiên liêu lớn và khối lượng vận chuyển còn nhiều hạn chế. Đường sắt vài chục năm nay hầu như không được mở rộng và chi phí để đầu tư mở rộng cũng khá lớn. Trong khi đó khối lượng vận chuyển bằng, đường thủy là tiết kiệm và khả thi nhất do hệ thống sông ngòi rất nhiều khắc phục được các yếu điễm của các loại hình vận tải khác và kết nối các vùng với nhau. Theo thống kê khối lượng vận chuyển bằng dường thủy chiếm 0% khối lượng vận chuyển 7 của tất cả các loại hình vận chuyển đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống chủ yếu là kênh rạch chằng chịt đã hạn chế các loại hình giao thông khác chưa thể phát triễn.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp hiến lượ kinh doanh ho công ty bột mì inter đến năm 2015 (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)