CHƯƠNG I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢCVÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP15
1.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô
Mục đích của việc phân tích môi trường kinh doanh là để xác định các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp, bao gồm môi trường vĩ mô và vi mô.
Đó là quá trình xem xét các nhân tố môi trường khác nhau và xác định mức độ ảnh hưởng của ơ hội hoặc nguy cơ đối với doanh nghiệp. Phán đoán môi c trường (diagnostic) dựa trên cơ sở những phân tích, nhận định về môi trường để từ đó tận dụng ơ hội hoặc làm chủ được những nguy cơ ảnh hưởng đến c doanh nghiệp. Việc phân tích môi trường bao gồm: phân tích môi trường vĩ mô và phân tích môi trường vi mô (hay còn gọi là môi trường ngành).
Môi trường kinh doanh được mô phỏng theo sơ đồ 1.2 dưới đây giúp ta nhận biết được vị trí tương tác của các môi trường đối với doanh nghiệp.
1.3.1.1 Môi trường kinh tế
Môi trường vĩ mô:
1. Các yếu tố kinh tế
2. Các yếu tố chính trị, pháp luật.
3. Các yếu tố xã hội 4. Các yếu tố tự nhiên 5. Các yếu tố công nghệ
Môi trường tác nghiệp (ngành) 1. Các đối thủ cạnh tranh 2. Khách hàng
3. Người cung cấp 4. Các đối thủ tiềm ẩn 5. Hàng hóa thay thế
Môi trường nội bộ doanh nghiệp
1. Nguồn nhân lực
2. Nghiên cứu và phát triển 3. Sản xuất
4. Tài chính , kế toán 5. Marketing - Môi trường vĩ mô gồm các
yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
- Môi trường tác nghiệp bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, định hướng sự cạnh tranh trong ngành đó.
- Môi trường nội bộ bao gồm các nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp
Sơ đồ 1.2: Mô phỏng môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng tương lai là ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của doanh nghiệp, các nhân tố chủ yếu là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái. Các biến động của những yếu tố này đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Kinh tế phát triển với tốc độ cao phản ánh tốc độ phát triển của thị trường do đó sẽ góp phần làm giảm áp lực cạnh tranh.
Sức mua của tổng thể thị trường cao tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Lãi suất: lãi suất là một trong những yếu tố thuộc chính sách tiền tệ. Lãi suất cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp tới kinh doanh và nhu cầu thị trường. Lãi suất tiền gửi cao sẽ khuyến khích dân cư và doanh nghiệp gửi tiền dẫn tới khả năng thanh toán của thị trường bị co lại sức mua giảm sút là nguy cơ đối với doanh nghiệp.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn tới những doanh nghiệp kinh doanh trong lỉnh vực có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Tỷ lệ lạm phát tăng lên thì việc kiểm soát giá cả, tiền công lao động cũng không làm chủ được, mối đe dọa với doanh nghiệp cũng tăng thêm.
1.3.1.2 Môi trường công nghệ
Nhân tố công nghệ có ảnh hưởng lớn đối với chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các ngành công nghiệp. Thời điểm hiện nay là thời điểm công nghiệp phát triển nên việc phán đoán xu hướng công nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Sự thay đổi về công nghiệp ảnh hưởng lớn đến những chu kỳ sống của sản phẩm và dịch vụ. Do vậy, doanh nghiệp cần phải có những nhận định đúng đắn về công nghệ, nhằm tạo ra những ơ hội cho doanh nghiệp trong việc phát triển c sản phẩm, dịch vụ.
1.3.1.3 Môi trường văn hóa xã hội-
Đối với quản trị chiến lược, yếu tố văn hóa, xã hội là nhạy cảm, hay thay đổi nhất. Lối sống của dân cư tự thay đổi nhanh chóng theo xu hướng du nhập những lối sống mời, dẫn đến thái độ tiêu dùng thay đổi. Trình độ dân trí cao hơn , do vậy nhu cầu đòi hỏi nhày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng, phong phú về chủng loại sản phẩm sẽ cao hơn. Đây là một thách thức với các nhà sản xuất.
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều hoạt động trong môi trường văn hóa – xã hội nhất định. Doanh nghiệp và môi trường văn hóa xã hội đều có mối – liên hệ chặt chẽ, có sự tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh nghiệp cần, tiêu thụ những sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra. Môi trường văn hóa xã hội có thể ảnh hưởnng đến các – quyết định mang tính chiến lược như: lựa chọn lĩnh vực và mặt hàng, lựa chọn nhãn hiệu, màu sắc, kiễu dáng, thay đổi kênh phân phối.
Quan niệm về giá trị cuộc sống và giá trị tiêu dùng: Quan niệm về giá trị cuộc sống sẽ làm nảy sinh quan niệm về giá trị tiêu dùng và ảnh hưởng tới quyết định mua sắm hàng hóa này và từ chối hay giảm việc mua sắm hàng hóa khác làm xuất hiện ơ hội hay đe dọa đối với doanh nghiệp.c
1.3.1.4 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố địa lý, khí hậu, môi trường sinh thái. Đe dọa từ những sự thay đổi của khí hậu làm ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp. Do vậy việc dự đoán trước những yếu tố thay đổi của khí hậu thời tiết làm cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đưa ra những quyết định về sản phẩm của mình
1.3.1.5 Môi trường, chính phủ, pháp luật, chính trị
Các nhân tố luật pháp, chính trị ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp theo những hướng khác nhau. Chúng có thể là ơ hội đối với doanh nghiệp này những lại là nguy cơ đối với doanh nghiệp khác. Chính
sách mở rộng khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh sản xuất là nguy cơ đối với các doanh nghiệp nhà nước nhưng lại là cơ hội đối với các nhà sản xuất kinh doanh tư nhân được tham gia thị trường.
Có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ đối với sản xuất kinh doanh nhu thế nào. Ví dụ như chính sách thuế: thuế cao sẽ bất lợi cho kinh doanh, thuế thấp sẽ khuyến khích kinh doanh. Trong điều kiện của Việt Nam các doanh nghiệp ngoài việc quan tâm tới thuế suất còn quan tâm tới tính ổn định của thuế suất. Thuế suất không ổn định dẽ gây khó khăn cho các dự kiến chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Sụ ổn định về chính trị, hoàn chỉnh về hệ thống luật pháp luôn là sự quan tâm lớn của các nhà sản xuất kinh doanh.