CHƯƠNG II PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY BỘT MÌ INTER
2.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY BỘT MÌ
2.2.1 Môi trường vĩ mô
2.2.1.1 Môi trường kinh tế
Trước bối cảnh trong nước và ngoài nước có nhiều khó khăn, quán triệt các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 9/1/2008 về các giải pháp chủ yếu điều hành thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước, tập trung chỉ đạo quyết liệt khắc phục khó khăn, thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định đời sống nhân dân.
Kết quả cụ thể trên một số lĩnh vực kinh tế của quý I năm 2008 như sau:
CÁC CHỈ SỐ
Qu
ý I
(2007)
Qu
ý I
(2008)
.
Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
Trong đó: Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp (%) Khu vực công nghiệp và xây dựng (%)
Khu vực dịch vụ (%)
7,8 2,6 9,1 8,0
7, 4
2, 9
8, 1
8, 1
. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp (%) 16, 6
16 ,3
.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản
(%) 2,7 4,
1
.
Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ (%)
22, 3
29 ,2
Xuất nhập khẩu:
. Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%) Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD)
Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu (%)
10, 5
23, 9
12, 2
33, 6
13 ,0
22 ,7
20 ,3
62 ,5
. Tỷ lệ nhập siêu (%) 18,
2
56 ,5
. Đầu tư xã hội so với GDP (%) 41,
8
41 ,5
.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện (triệu USD)
Tốc độ tăng (%)
1.3 54
27
1.
680 24
.
Thu Ngân sách Nhà nước (nghìn tỷ đồng) Thu Ngân sách Nhà nước so với dự toán năm (%)
61, 16
21, 7
87 ,32
27 ,0
0.
Chi Ngân sách Nhà nước (nghìn tỷ đồng)
Chi Ngân sách nhà nước so với dự toán năm (%)
76, 6
21, 4
91 ,83
23 ,0
1. Chỉ số giá tiêu dùng (%) 3,0
2
9, 19
2. Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán (%) 11, 13
4, 8
3. Tổng mức huy động tiền gửi (%) 11,
76
5, 48
4. Tổng dư nợ tín dụng (%) 6,4
1
10 ,8
Những vấn đề lớn nổi lên trong quý I năm 2008:
1. Về tăng trưởng kinh tế: vẫn giữ được mức tăng trưởng khá, nhưng thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp thấp hơn nhiều so với quý I năm 2007
Tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2008 ước đạt 7,4%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng quý I năm 2007 (7,7%) nhưng cao hơn tốc độ tăng trưởng cùng kỳ các năm trước (quý I năm 2004 đạt 7%; năm 2005 đạt 7,3%; năm 2006 đạt 7,1%).
So với công nghiệp, khu vực dịch vụ có xu hướng phát triển tốt hơn. Tốc độ tăng giá trị gia tăng khu vực dịch vụ Quý I ước tính đạt 8,1%, so với quý I năm 2007 là 8%.
2. Chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng. Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đã bị đẩy cao, gây nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân.
3. Nhập siêu tiếp tục tăng cao, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu gấp 2,7 lần tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu.
4. Đầu tư phát triển đang gặp nhiều khó khăn do giá dầu tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả đầu tư, nhất là đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
5. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các vùng miền Trung chịu tác động của bão lũ cuối năm 2007 và các tỉnh phía Bắc sau đợt rét đậm, rét hại. Những tác động của giá cả ảnh hưởng xấu, làm giảm thu nhập thực tế của người lao động; trong đó những người nghèo, những người làm công ăn lương lại ảnh hưởng nhiều nhất. Tình trạng tái nghèo đang có xu hướng gia tăng. Số học sinh bỏ học do nhiều lý do khác nhau trong đó có khó khăn về thu nhập và đời sống cũng tăng cao hơn so với năm trước.
Những nguyên nhân của tình hình trên 1. Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất là những tác động của giá cả thế giới và giá dầu tăng cao;
Thứ hai là sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới;
Thứ ba là thiên tai lũ lụt, rét đậm, rét hại và các dịch bệnh cây trồng, gia súc, gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm ở người đã gây ra nhiều khó khăn, thiệt hại đối với sản xuất và đời sống nhân dân;
Thứ tư là những yếu kém nội tại của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian qua chủ yếu dựa vào tăng trưởng của đầu tư vốn và lao động. Các nhân tố năng suất, chất lượng đóng góp vào tăng trưởng chưa nhiều.
2 Nguyên nhân chủ quan:
Một là những tồn tại, hạn chế trong điều hành các chính sách và cân đối vĩ mô;
Hai là, trong hoạt động đầu tư thì tình trạng lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư từ nguồn vốn nhà nước chưa được khắc phục triệt để;
Ba là những hạn chế trong việc quản lý đất đai, đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán và bất động sản;
Bốn là những bất cập và yếu kém của hệ thống quản lý nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, gây lúng
túng trong điều hành các vấn đề kinh tế vĩ mô. Tổ chức thị trường bán lẻ và công tác quản lý thị trường và giá cả còn yếu kém.
Phương hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong thời gian tới Thứ nhất là sự điều hành quyết liệt của Chính phủ với 8 giải pháp lớn, trong đó nhiệm vụ ưu tiên số 1 là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, từ đó tiếp tục duy trì đà tăng trưởng để năm 2008 đạt mức tăng GDP 7,5%, mức bình quân 5 năm trước.
Thứ hai, Chính phủ đề nghị hệ thống doanh nghiệp trong nước căn cứ tình hình, diễn biến đời sống kinh tế xã hội, có những điều chỉnh trong chiến - lược đầu tư, kinh doanh theo hướng ổn định.
Thứ ba, đối với người dân, Chính phủ kêu gọi tinh thần tiết kiệm triệt để trong chi tiêu, sinh hoạt, đặc biệt là những sản phẩm chưa hoặc không thiết yếu.
Và cuối cùng, các cơ quan thông tin đại chúng cần thống nhất tuyên truyền đầy đủ việc triển khai các mục tiêu, giải pháp hành động của Chính phủ và nhân dân đối với những khó khăn hiện nay.
(Nguồn: Tài liệu họp báo Chính phủ 27/03/2008)
Môi trường kinh tế của nước ta trong những năm gần đây rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các KCN. Nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong nhiều năm liên tục: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm 2001 2005 tăng bình quân 7,51%, ước năm 2006 tăng khoảng 8- -8,2%, dự kiến năm 2007 tăng khoảng 8,2 8,5%. GDP bình quân đầu người năm - 2005 trên 10 triệu đồng tương đương 640 USD, năm 2006 trên 11,5 triệu đồng đồng tương đương 722 724 USD, dự kiến năm 2007 khoảng 820 USD. -
Cơ cấu kinh tế liên tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp: Tỷ trọng công nghiệp năm 2005 chiếm 41%, năm 2006 tăng lên 41,5%, dự kiến năm 2007 là 42%; tỷ
trọng dịch vụ năm 2005 chiếm 38,1%, năm 2006 tăng lên 39%, dự kiến năm 2007 là 39,5%; tỷ trọng nông nghiệp năm 2005 chiếm 20,9%, năm 2006 giảm xuống 19,5%, dự kiến năm 2007 còn 18,5%.
Các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách nhà nước, cân đối tiền tệ, cân đối thanh toán quốc tế… tiếp tục ổn định theo chiều hướng tích cực, các chỉ số về dư nợ của Chính phủ, nợ nước ngoài nằm trong giới hạn an toàn cho phép (bằng 32,4% GDP). Chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 tăng khoảng 7 7,5 %, thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, dự kiến năm 2007 chỉ số - giá tiêu dùng cũng tăng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm năm 2006 ước đạt 390,5 nghìn tỷ đồng tương đương 24,4 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký 6,5 tỷ USD thực hiện khoảng 3,7 tỷ USD, vốn ODA giải ngân khoảng 1,78 tỷ USD. Dự kiến năm 2007, tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 450 nghìn tỷ đồng, tương đương 28 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện khoảng tỷ 4,5 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, năm 2006 ước đạt 38,5 tỷ USD, bình quân đầu người 460 USD; dự kiến năm 2007 xuất khẩu khoảng 45,2 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 530 USD (nguồn: Văn kiện Đại hội X của Đảng và Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2006 và Kế hoạch phát triển - kinh tế xã hội năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).-
Giống như cả nước, môi trường kinh tế của tỉnh Bà rịa Vũng tàu còn - thuận lợi hơn cho ngành công nghiệp phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm 2001 2005 tăng bình quân - 12,9%, ước năm 2006 tăng khoảng 12,4%, dự kiến năm 2007 tăng khoảng 12,5%. GDP (kể cả dầu khí) bình quân đầu người năm 2005 là 110,68 triệu
đồng tương đương 7.050 USD, năm 2006 trên 119,6 triệu đồng đồng tương đương 7.476 USD, dự kiến năm 2007 khoảng 146,5 triệu đồng tương đương 9.160 USD. GDP (trừ dầu khí) bình quân đầu người năm 2005 là 40,4 triệu đồng tương đương 2.574 USD, năm 2006 trên 45,8 triệu đồng đồng tương đương 2.864 USD, dự kiến năm 2007 khoảng 52,8 triệu đồng đồng tương đương 3.300 USD.
Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng công nghiệp rất lớn, tỷ trọng nông nghiệp rất nhỏ: Năm 2005 công nghiệp chiếm 90%, dịch vụ chiếm 7,9%, nông nghiệp chiếm 2,1%; năm 2006 công nghiệp chiếm 89,2%, dịch vụ chiếm 8,8% năm, nông nghiệp còn 2%; dự kiến năm 2007 công nghiệp chiếm 89,8%, dịch vụ chiếm 8,4% năm, nông nghiệp còn 1,8%.
Huy động vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh khá lớn, năm 2006 khoảng 9.534 tỷ đồng, dự kiến năm 2007 khoảng 13.348 tỷ đồng. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đến thời điểm tháng 10 2006 đứng thứ 5 cả - nước với 145 dự án, tổng vốn đăng ký 5,13 tỷ USD, dự kiến đến cuối năm 2007 có 185 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 7,0 tỷ USD.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu kể cả dầu khí khoảng 8,5 tỷ USD, trừ dầu khí khoảng 330 triệu USD; Dự kiến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu kể cả dầu khí khoảng 8,57 tỷ USD, trừ dầu khí khoảng 400 triệu USD (nguồn:
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV và Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2006 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2007 của - UBND tỉnh Bà rịa-Vũng tàu).
Qua việc phân tích các yếu tố kinh tế, rút ra những ơ hội c và nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển công ty bột mì INTER như sau:
Cơ hội :
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập GDP bình quân đầu người liên tục tăng sẽ phát sinh những nhu cầu mới cao hơn tạo điều kiện cho việc sản xuất của các nhà máy thuận lợi hơn trong tiêu thụ sản phẩm .
- Thu hút các nguồn vốn đầu tư và xuất khẩu tăng sẽ có thêm nguồn lực cho việc phát triển.
- Môi trường kinh tế, chính trị Việt Nam tương đối ổn định hơn so với các nước trên thế giới là thế mạnh để đầu tư và phát triễn kinh tế
- Kiểm soát tốt nền kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát tốt, ít chịu tác động nhiều bởi sự biến động của nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã góp phần tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng tiền Việt Nam tương đối ổn định, các chỉ số về dư nợ của Chính phủ và nợ nước ngoài nằm trong giới hạn an toàn cho phép, cơ cấu kinh tế hướng mạnh về công nghiệp đã tạo lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nguy cơ:
- Đầu tư, sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, thiếu vốn, lãi suất cao, tỉ giá biến động, khả năng cạnh tranh giảm sút.
- Kinh tế phát triển quá nhanh, tỉnh nào cũng có nhiều KCN đã tạo lên sức ép cạnh tranh mạnh mẽ giữa tỉnh Bà rịa-Vũng tàu với các tỉnh khác trong việc thu hút đầu tư và lao động làm tăng chi phí nhân công.
- Kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu đầu tư lớn, trong khi nguồn lực còn hạn chế, dẫn tới việc đầu tư hạ tầng các KCN dàn trải, không đồng bộ không đúng tiến độ như cam kết làm cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật yếu kém cả bên trong và bên ngoài KCN, làm giảm ưu thế cạnh tranh của công ty cũng như gián tiếp hạn chế năng lực của công ty gây trở ngại cho khách hàng trong việc
vân chuyển hàng hóa, tăng chi phí đầu vào và khách hàng chấp nhận chuyển sang nơi khác.