1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.3. Các công cụ quản lý rủi ro tín dụng
1.2.3.1. Quản lý danh mục cho vay
Rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh. Do vậy, ngân hàng luôn chấp nhận một mức rủi ro nhất định và đƣa ra các chính sách hợp lý để kiểm soát rủi ro trong mức độ cho phép đã đề ra.
Giám sát thường xuyên danh mục tín dụng
Rà soát định kỳ/hiện tƣợng phát sinh
Xuống hạng rủi ro tín dụng, khoản vay bị xuống nhóm nợ xấu
Chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu, bộ phận xử lý nợ thực hiện việc rà
Lập phương án gặp gỡ khách hàng
Lập phương án khắc phục
Thực thi phương án khắc phục
Chuyển bộ phận tín dụng theo dõi bình thường
Chuyển bộ phận xử lý nợ xấu
Nếu chấp thuận
Nếu thành công
Nếu không chấp thuận
Nếu không thành
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 22 Ngân hàng phải thường xuyên kiểm soát danh mục cho vay, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra.
Ngân hàng tiến hành phân loại nợ để phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ phù hợp như: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Ngân hàng kiểm soát chặ đối với các khoản nợ: nợt dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn đây là những khoản nợ , xấu của ngân hàng (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5). Ngoài ra, ngân hàng cũng cần hết sức lưu ý đến các khoản nợ cần chú ý vì khi có biến động bất lợi xảy ra đối với hoạt động cho vay của ngân hàng, các khoản này dễ bị chuyển thành nợ xấu.
Trên cơ sở phân loại nợ và phân tích nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết đối với các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề, ngân hàng đƣa ra các biện pháp quản lý các khoản nợ trên để đảm bảo chất lƣợng tín dụng cho ngân hàng.
Trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ nhƣ cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi,…
Trường hợp người vay lừa đảo và không có khả năng trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách phát mại tài sản đảm bảo, phong toả tiền gửi trên tài khoản, …
Quản lý danh mục cho vay có thể bao gồm
- Miêu tả thị trường tín dụng mục tiêu của ngân hàng;
- Chính sách khách hàng; chính sách quy mô và giới hạn tín dụng;
- Xác định quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ tham gia quá trình cấp tín dụng;
- Chính sách, phương pháp xác định lãi suất, các khoản phí và thời hạn vay vốn, kỳ hạn trả nợ;
- Đánh giá tài sản thế chấp; phát hiện, phân tích và xử lý các khoản vay có vấn đề.
1.2.3.2. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng
a. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng
Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng đòi hỏi phải , có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua các cơ chế, chính sách, quy tắc và sự kiểm soát chung để đảm bảo kiểm soát đƣợc rủi ro tín dụng.
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng với mục tiêu mở rộng tín dụng đồng thời , hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế rủi ro nhƣ: chính sách tài sản đảm bảo, chính sách bảo
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 23 lãnh, chính sách đồng tài trợ,… Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng.
Một chính sách quản lý rủi ro tín dụng tốt là một chính sách quản lý rủi ro tín dụng được trình bày bằng những thuật ngữ chính xác, những hướng dẫn được thể hiện rõ ràng, cụ thể đối với các loại hình tín dụng khác nhau và phải là một ứng dụng thông minh của những nguyên tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh tế. Chính sách phải vạch ra cho cán bộ tín dụng phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn. Điều này tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
b. Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn vay, cũng nhƣ khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng.
Phân tích tín dụng bắt đầu bằng việc thu thập thông tin có ý nghĩa đối với việc đánh giá tín dụng, phân tích trên cơ sở thông tin thu thập được và lưu lại thông tin để sử dụng trong tương lai.
Mục đích chính của phân tích tín dụng là xác định khả năng trả nợ và ý muốn của khách hàng trong việc hoàn trả tiền vay, tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi cho vay và tiên lƣợng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, cũng nhƣ dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.
Phân tích tín dụng có vai trò sau
- Phân tích tín dụng chính là cơ sở cho việc ra quyết định tín dụng. Phân tích tín dụng giúp ngân hàng sàng lọc đƣợc các khách hàng tốt, khách hàng tiềm năng để cho vay.
- Phân tích tín dụng dự đoán các rủi ro có thể xảy ra sau khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, đồng thời đề xuất các biện pháp ngân hàng phải áp dụng để phòng ngừa, hạn chế các rủi ro đó.
- Việc đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng trong quá trình phân tích tín dụng giúp ngân hàng xác định đƣợc giá cả khoản tín dụng hay chính là lãi suất cho vay. Khoản vay có mức độ rủi ro cao hơn sẽ có mức lãi suất cao hơn.
Tóm lại, phân tích tín dụng là một khâu quan trọng trong quy trình tín dụng, là lá chắn đầu tiên để phòng ngừa và hạn chế các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng.
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 24 Ngân hàng có thể xây dựng công cụ hỗ trợ cho quá trình phân tích tín dụng, đó là mô hình đánh giá khách hàng. Các mô hình này rất đa dạng bao gồm mô hình phân tích tín dụng cổ điển (định tính) và các mô hình lƣợng hoá rủi ro tín dụng.
Phương pháp định tính có nhược điểm là mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan. Mô hình lượng hoá có ưu điểm so với phương pháp truyền thống ở chỗ là, nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lƣợng lớn hồ sơ xin vay, với chi phí thấp, khách quan, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng.
Mặc dù vậy trong phê duyệt tín dụng của các khách hàng doanh nghiệp rất nhiều ngân hàng vẫn chủ yếu dựa vào hệ thống chuyên gia (định tính) trong đánh giá các khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, các mô hình này không loại trừ nhau nên một ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Ở Việt Nam hiện nay, các ngân hàng thương mại đang bắt đầu vào quá trình xây dựng các mô hình lƣợng hoá rủi ro tín dụng, điển hình là các hệ thống chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng và vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống để đánh giá rủi ro tín dụng.
Phương pháp phân tích tín dụng là cách thức xử lý thông tin để đưa ra đánh giá, nhận xét. Ngân hàng thường sử dụng các phương pháp sau đây để phân tích, đánh giá khách hàng:
-Phương pháp truyền thống:
Khoảng 20 năm về trước, để đánh giá mức độ tin cậy của bên vay, ngân hàng thường chỉ dựa duy nhất vào phương pháp truyền thống (hay còn gọi là phương pháp chuyên gia, phương pháp phán đoán). Tuy nhiên phương pháp phân tích truyền thống có một số hạn chế là mất thời gian và mang tính chủ quan. Do vậy, ngân hàng đã không ngừng cải tiến phương pháp đánh giá, phân tích tín dụng.
-Phương pháp chấm điểm khách hàng:
Ngày nay, một số ngân hàng đã sử dụng phương pháp chấm điểm khách hàng để lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng người vay. Phương pháp này có ưu điểm là cho phép xử lý nhanh chóng một khối lƣợng lớn các đơn xin vay với chi phí thấp và khách quan. Phương pháp chấm điểm khách hàng sử dụng các số liệu phản ánh những đặc điểm của người vay để lượng hóa xác suất không trả được nợ và phân loại người vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau. Để sử dụng phương pháp này, phải xác định đƣợc các tiêu chí về kinh tế và tài chính có liên quan đến rủi ro đối với từng nhóm khách hành cụ thể.
Các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng trên đây cho thấy một phương pháp luận mới trong phân tích, đo lường rủi ro tín dụng. Tuy nhiên để đưa vào ứng dụng
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 25 trong thực tế nhà quản lý phải dựa vào cơ sở dữ liệu thống kê và phần mềm máy vi tính để xây dựng các mô hình cho từng nhóm khách hàng cụ thể. Mặt khác các mô hình chấm điểm cũng thay đổi theo thời gian khi môi trường kinh tế xã hội thay đổi.
Các ngân hàng lớn ở các nước phát triển đã thiết lập nhiều mô hình chấm điểm khác nhau cho từng loại khách hàng và từng loại vay. Đối với các ngân hàng nhỏ mô hình chấm điểm chủ yếu áp dụng cho một vài nhóm khách hàng.
c. Kiểm soát, giám sát sau khi cho vay
Trong quan hệ tín dụng một trong những khả năng dẫn đến rủi ro tín dụng là rủi ro đạo đức hay còn gọi là tâm lý ỷ lại. Để hạn chế rủi ro đạo đức, người ta thường dùng cơ chế giám sát (monitoring). Trong cơ chế giám sát, ngân hàng thường thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay theo định kỳ. Trong các hợp đồng tín dụng, luôn có điều khoản yêu cầu khách hàng vay cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tín liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh, những thay đổi tác động nhiều đến bên vay... Ngoài ra, ngân hàng còn sử dụng các hệ thống giám sát khác như hệ thống thông tin tín dụng, thông tin trên thị trường chứng khoán, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, các cơ quan quản lý.... Trong hệ thống giám sát nêu trên, hệ thống thông tin tín dụng thường do ngân hàng trung ương (trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước (CIC)) hoặc cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng thiết lập và tổ chức hoạt động. Hệ thống thông tin tín dụng làm nhiệm vụ thu thập tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động của tất cả các đối tƣợng đƣợc cấp tín dụng và sẽ cung cấp cho các thành viên trong hệ thống thông tin này hoặc cung cấp (bán) cho những đối tượng khác có nhu cầu. Ngoài ra, ở các thị trường tài chính phát triển, còn có một hệ thống giám sát khác rất hiệu quả đó là các tổ chức đánh giá, xếp loại độc lập nhƣ S&P, Moody ... Vì kết quả xếp loại của các tổ chức độc lập này có ảnh hưởng rất lớn đến ví trị của một doanh nghiệp trên thị trường.
Rủi ro đạo đức không chỉ đƣợc hạn chế bằng cơ chế giám sát mà còn đƣợc giảm thiểu bằng cơ chế khuyến khích. Các tổ chức tín dụng sẽ cấp tín dụng với những điều kiện ƣu đãi về lãi suất, phí, hạn mức tín dụng, tài sản đảm bảo....cho những khách hàng có uy tín trong quan hệ, vay trả sòng phẳng. Ngƣợc lại, đối với các khách hàng không có uy tín trong quan hệ sẽ bị hạn chế hạn mức tín dụng (thậm chí chấm dứt quan hệ tín dụng), phải chịu lãi suất cao và những điều kiện khắt khe hơn về đảm bảo tiền vay…
d. Phân tán rủi ro
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 26 Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh nhằm tránh những tổn thất lớn xảy ra cho ngân hàng thương mại. Phân tán rủi ro là một giải pháp chủ yếu thường được các ngân hàng thương mại áp dụng. Các hình thức phân tán rủi ro chủ yếu bao gồm:
- Không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực:
Để hạn chế rủi ro không nên tập trung vốn quá nhiều vào một loại hình kinh doanh, một vùng kinh tế. Đó là khuyến cáo và cũng là bài học hết sức có ý nghĩa mà các nhà kinh doanh trước kia rút ra khi họ gánh chịu những thiệt hại, đổ vỡ do không tuân thủ những nguyên tắc này.
Chính vì vậy một ngân hàng thương mại nên coi đây như một giải pháp hữu , hiệu cho công tác phòng ngừa rủi ro.
Khi ngân hàng tập trung cấp tín dụng vào một lĩnh vực kinh tế sẽ giống nhƣ
“Bỏ trứng vào một giỏ” điều đó có nghĩa là: khi lĩnh vực kinh tế mà ngân hàng tập trung vốn đầu tƣ gặp phải những biến động bất lợi thì thiệt hại của ngân hàng sẽ là vô cùng lớn.
Nhƣ vậy phân tán rủi ro hay chia nhỏ lĩnh vực đầu tƣ, khu vực đầu tƣ là một biện pháp cho các ngân hàng thương mại trong phòng chống rủi ro.
- Không nên dồn vốn đầu tƣ vào một hoặc một số khách hàng.
Cùng với mục đích nhƣ trên là phân tán rủi ro, đây là lời khuyến cáo quan trọng cho việc ra quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Cho dù một khách hàng kinh doanh hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì yêu cầu trên vẫn cần đƣợc tuân thủ bởi vì nếu khách hàng gặp khó khăn rủi ro đột xuất xảy ra thì ngân hàng cũng chịu tổn thất lớn, hơn nữa những thay đổi trong chu kỳ kinh doanh của khách hàng là khó tránh khỏi.
- Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng.
Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng có tác dụng phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro đối với một vài loại tài sản nhất định.
- Cho vay đồng tài trợ.
Là hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng cho một dự án đầu tƣ và do một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối giữa các bên để thực hiện tài trợ.
Mục đích: Nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay, giúp ngân hàng thương mại phân tán được rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phương án kinh doanh khả thi.
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 27 Các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ, phải ký kết với nhau một hợp đồng mà ở đó ghi rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên tham gia đồng tài trợ. Do đó khi rủi ro xảy ra gánh nặng sẽ đƣợc phân tán cho mỗi đơn vị chịu một , phần rủi ro tương ứng với mức vốn tham gia của mình.
e. Các công cụ tín dụng phái sinh
-Hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit swap)
Một trong những hình thức điển hình nhất của các công cụ tín dụng phái sinh là hợp đồng trao đổi tín dụng, trong đó hai tổ chức cho vay thoả thuận trao đổi cho nhau một phần các khoản thanh toán theo hợp đồng tín dụng của mỗi bên. Hoạt động này sẽ đƣợc thông qua một tổ chức trung gian, tổ chức này có thể thực hiện bảo đảm cho các bên về hợp đồng sẽ đƣợc hoàn tất để nhận đƣợc những khoản phí bổ sung.
Việc các bên tham gia hợp đồng trao đổi tín dụng giúp các ngân hàng nâng cao tính đa dạng hoá của danh mục cho vay, đặc biệt nếu các ngân hàng hoạt động trong những thị trường khác nhau. Bởi vì mỗi ngân hàng hoạt động trong một thị trường khác nhau với cơ sở khách hàng khác nhau nên hợp đồng trao đổi tín dụng cho phép các ngân hàng có thể nhận đƣợc khoản thanh toán từ một hệ thống thị trường rộng hơn và do vậy làm giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào một thị trường truyền thống duy nhất.
Một dạng khác của hợp đồng trao đổi tín dụng à hợp đồng trao đổi toàn bộ l thu nhập (Total return swap). Hợp đồng này có thể bao gồm cả những tổ chức tài chính đứng ra bảo đảm cho các bên tham gia một tỷ lệ thu nhập cụ thể trên các khoản tín dụng của họ.
-Hợp đồng quyền tín dụng (Credit options)
Hợp đồng quyền tín dụng là một công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong trị giá tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lƣợng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Hợp đồng này đảm bảo thanh toán toàn bộ khoản cho vay nếu nhƣ khoản cho vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể đƣợc thanh toán. Nếu nhƣ khách hàng vay vốn trả nợ nhƣ kế hoạch, ngân hàng sẽ thu đƣợc những khoản thanh toán nhƣ dự tính và hợp đồng quyền tín dụng sẽ không đƣợc sử dụng.
Hợp đồng quyền tín dụng cũng có thể đƣợc sử dụng để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro chi phí vay vốn tăng do chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm. Ví dụ một ngân hàng lo ngại rằng mức xếp hạng tín dụng của nó sẽ có thể giảm trước khi ngân hàng phát hành các trái phiếu dài hạn để huy động thêm vốn, và do vậy ngân