Ph ân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Tăng ường quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh tuyên quang (Trang 76 - 79)

2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

2.3.7. Ph ân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Phân loại nợ:

-2016 Bảng 2.12: Phân loại nợ giai đoạn 2014

Đơn vị: tỷ đồng.

Tiêu chí Năm

2014 2015 2016

1. Phân loại nợ 4.430 5.064 6.003 Nợ nhóm 1 3.957 4.585 5.604 Nợ nhóm 2 399 415 341 Nợ nhóm 3 29 10 5 Nợ nhóm 4 26 15 14 Nợ nhóm 5 19 39 39

2. Trích lập dự phòng 18,9 15,8 36,5

(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (2014, 2015, 2016), Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh)

Trước áp lực về chủ ương giảm thiểu nợ xấu phát sinh trong toàn ngành ngân tr hàng, phân loại nơ theo đúng quy định, đúng tính chất để đánh giá đúng bản chất nhóm nợ của các khoản đầu tƣ tín dụng cho nền kinh tế. Agribank đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thu hồi đủ nợ đến hạn, nợ cơ cấu đến hạn, nợ xấu, để hạn chế nợ xấu phát sinh, phân loại nợ và chuyển nhóm nợ theo đúng tính chất khoản vay và thông tin CIC. Nợ nhóm 2 đến cuối năm 2016 giảm 54 tỷ đồng so với 2014, giảm 74 tỷ đồng so với cuối năm 2015.

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 68 Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng:

Bảng 2.13: Kết quả trích lập dự phòng và xử lý rủi ro của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

Đơn vị: tỷ đồng

Tiêu chí Năm

2014 2015 2016

Trích lập dự phòng rủi ro 18,9 15,8 36,5

Xử lý rủi ro 9,6 12,9 8,2

Thu nợ đã xử lý rủi ro 18,6 14,1 11,4

(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (2014, 2015, 2016), Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh)

Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã chấp hành đầy đủ quy định về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro.

Việc trích lập dự phòng rủi ro đƣợc thực hiện định kỳ hàng quý. Qua bảng trên có thể nhận thấy, năm 2015 có giảm hơn so với năm 2014, nhƣng năm 2016 lại tăng 20,7 tỷ đồng so với năm 2015. Nợ xấu năm 2016 giảm thấp so với 2014, nhƣng việc trích lập dự phòng tăng một phần do nguyên nhân dƣ nợ tăng dẫn đến trích lập dự phòng chung tăng, một phần do nguyên nhân trong kỳ trích lập phát sinh tăng các khoản nợ xấu mà chƣa kịp thu hồi Công ty cổ phần sô đa Chu Lai chuyển từ ( nhóm nợ 2 sang nhóm nợ 3 ngày 24/11/2016 đến ngày 27/12/2016 mới về nhóm 1, , số dƣ phải trích là 22 tỷ đồng. Theo Quyết định số: 450/QĐ HĐTV XLRR ngày - - 30/05/2014 của Hội đồng thành viên Agribank về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Agribank có quy định tại điều 4. Thời điểm phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để XLRR thì Agribank nơi cấp tín dụng thực hiện phân loại nợ để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tại thời điểm cuối ngày 30/11 hàng năm, nhƣ vậy Công ty cổ phần sô đa Chu Lai chuyển nhóm nợ đúng vào thời điểm phải trích lập dự phòng, dẫn đến hiện tƣợng số dƣ phải trích lập dự phòng tăng nhƣng nợ xấu giảm).

Các chỉ tiêu về nợ xấu, nợ bán VAMC, nợ XLRR

Năm 2015, do thực hiện bán nợ cho VAMC và thực hiện XLRR nên nợ xấu đã giảm, kết hợp thực hiện cơ cấu lại nợ, năm 2016 nợ xấu giảm còn 57,6 tỷ đồng, trong đó nợ xấu doanh nghiệp là 19,9 tỷ đồng.

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 69 Thực chất nợ xấu của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giảm chủ yếu là do bán nợ cho VAMC và XLRR, dƣ nợ bán cho VAMC năm 2014 là 27,3 tỷ đồng, giảm còn 11,9 tỷ đồng năm 2016. Điều này được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.14: Tỉ lệ nợ xấu, nợ đã bán cho VAMC, nợ XLRR giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: tỷ đồng.

STT Tiêu chí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Tổng dƣ nợ 4,428 5,063 6,003

2 Nợ xấu 73.0 64.0 57.6

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ (%) 1.65 1.26 0.96

3 Nợ xấu Doanh nghiệp 39.3 32.7 19.9

Tỷ lệ nợ xấu TDDN (%) 2,9 2,6 1,4

4 Nợ bán VAMC 0 27,3 11,9

5 Xử lý rủi ro 9,6 12,9 8,2

(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (2014, 2015, 2016), Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh)

Số dƣ nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ thời điểm cuối năm 2014 vẫn còn cao. Nguyên nhân chính là do quy định về phân loại nợ theo TT 02 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có sự thay đổi về tiêu chí cơ cấu nợ và điều chỉnh nhóm nợ.

Đến cuối năm 2016 dƣ nợ xấu là 57,6 tỷ đồng, giảm 6,4 tỷ đồng so với năm 2015;

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ là 0,96%, thấp hơn năm 2015 và đạt đƣợc mục tiêu ngân hàng đặt ra.

Tuy nhiên có một nhân tố làm giảm dƣ nợ xấu của ngân hàng đó là ngân hàng thực hiện bán nợ cho VAMC và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý một lƣợng lớn nợ xấu ra ngoại bảng nhằm làm trong sạch bảng cân đối tài sản. Nếu tính cả số nợ xấu đã xử lý ra ngoại bảng và nợ bán VAMC thì dƣ nợ xấu cuối năm 2016 là: 77,7 tỷ đồng, và tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ cuối năm 2016 sẽ ở mức 1,29%.

Nhƣ vậy thực chất tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm 2015, 2016 vẫn ở mức cao, thể hiện chất lƣợng tín dụng chƣa đạt mức an toàn.

Tỷ lệ nợ xấu tín dụng doanh nghiệp là 1,4% cao hơn tỷ lệ nợ xấu tín dụng là 0,44%, điều đó cho thấy cần thiết phải nâng cao hơn nữa chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp và quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp.

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 70 Bên cạnh nợ xấu thì nợ nhóm 2 vẫn còn ở mức cao. Ngân hàng mới chỉ tập trung giải quyết các khoản nợ xấu mà chƣa chú ý đến kiểm soát chất lƣợng tín dụng của các khoản nợ nhóm 2. Nợ nhóm 2 năm 2015 là 8,2%, năm 2016 là 5,7%. Đây là nhóm nợ dễ có nguy cơ phát sinh nợ xấu trong tương lai và để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, Agribank hi nhánh tỉnh Tuyên Quang cần thiết phải C kiểm soát cả nợ nhóm 2, duy trì ở mức dưới 2%.

Một phần của tài liệu Tăng ường quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh tuyên quang (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)