Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Tăng ường quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh tuyên quang (Trang 83 - 89)

2.4. Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên

2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Một là, nền kinh tế thiếu ổn định. Trong những năm trở lại đây nền kinh tế thế giới có rất nhiều biến động như: biến động về giá dầu, giá vàng, giá lương thực… Nhiều nền kinh tế lớn bất ổn, nội chiến xảy ra khắp nơi, kéo theo nền kinh tế Việt Nam cũng gặp khó khăn nhƣ: Kinh tế vĩ mô ổn định chƣa vững chắc; cân đối ngân sách Nhà nước còn khó khăn, bội chi còn cao; nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn…, dẫn đến năm 2011 Chính phủ phải thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Ngoài ra, với việc quản lý chất lượng tín dụng chưa tốt, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém còn khó khăn; huy động nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước còn hạn chế; tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm…, hoạt động SXKD của các doanh nghiệp nói chung đều gặp khó khăn, chi phí đầu vào tăng, trong khi đó các doanh nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn nên nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, thậm chí đã bị phá sản, dẫn đến không thể trả đƣợc nợ cho Ngân hàng.

Bên cạnh đó, tình hình buôn lậu, hàng giả và sự tràn ngập hàng ngoại đang là trở ngại lớn, làm các nhà SXKD chân chính luôn phải thay đổi phương án đầu tư để tồn tại. Trong môi trường kinh doanh thất thường biến động như vậy, rủi ro đầu tư là rất lớn và không thể lường hết được.

- Hai là, môi trường pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ. Việt Nam đang trong quá trình chuyền đổi nền kinh tế, nên hệ thống pháp luật còn nhiều thiếu xót. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng. Đặc biệt là môi trường pháp lý về tài sản thế chấp. Thực tế

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 75 tại chi nhánh, mặc dù hầu hết tài sản thế chấp đều là bất động sản (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất), nhƣng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ xấu.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

- Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh chƣa đạt hiệu quả, khâu kiểm tra, giám sát quá trình cấp tín dụng chƣa chặt chẽ, chất lƣợng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chƣa cao, do vậy chƣa kịp thời phát hiện các nguy cơ dẫn đến RRTD.

- Chi nhánh không có bộ phận thẩm định riêng, CBTD thực hiện hầu hết các khâu trong quá trình cấp tín dụng. Việc CBTD vừa là người đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích khách hàng để trình duyệt nên thiếu tính khách quan và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng do một số lý do sau đây:

+ CBTD thường phải chịu áp lực về tăng trưởng, mở rộng khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ, tăng trưởng khách hàng.

+ CBTD tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên đôi khi có thể nảy sinh sự thông đồng giữa CBTD và khách hàng, dẫn đến khai tăng nhu cầu vốn để vay hộ, vay ké hoặc khách hàng mua chuộc CBTD để vay đƣợc tiền ngân hàng, trong giai đoạn từ năm 2014 2016 chi nhánh đã phải thực hiện xử lý kỷ luật 14 cán bộ, sa thải - 1 cán bộ.

+ CBTD phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dung liên quan đến khách hàng nhƣ: pháp lý, uy tín, tài chính, tài sản đảm bảo, … Với khối lƣợng công việc lớn nhƣ vậy lại chịu áp lực về thời gian trả lời khách hàng đúng quy định, dẫn đến CBTD khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, dẫn đến tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng của khách hàng.

- Trình độ, kinh nghiệm của CBTD và cán bộ kiểm soát còn nhiều bất cập trong phân tích các thông tin kinh tế xã hội, phân tích đánh giá phương án, dự án cho vay còn nhiều chủ quan, chậm phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến còn có những sai lầm trong các quyết định cho vay, dẫn đến chất lƣợng tín dụng chƣa tốt. Cán bộ đƣợc tập huấn nghiệp vụ về thẩm định dự án đầu tƣ hàng năm còn thấp khoảng (60%), trong số 308 cán bộ có trình độ Đại học năm 2016 thì có đến 215 người được đào tạo hệ tại chức (không chính quy tập trung) chiếm 69,8%..

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 76 - Việc bám sát doanh nghiệp của CBTD còn nhiều hạn chế nên không nắm sát đƣợc tình hình SXKD, tình hình tài chính của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, xảy ra rủi ro mới phát hiện ra thì đã muộn.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp mới triển khai từ cuối năm 2011, vẫn tiếp tục trong quá trình hoàn thiện nên vẫn còn những hạn chế nhất định.

Việc nghiên cứu, thu thập, xây dựng thông tin dự báo, định hướng, thông tin ngành,… từ Hội sở chính Agribank còn chƣa rõ nét. Nguyên nhân là do cán bộ ngân hàng còn hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu, dự báo thông tin. Thêm nữa, chƣa được Agribank đầu tư đúng mức về thời gian, phương tiện, đào tạo,…

Do khả năng phân tích ngành nghề yếu kém, bên cạnh đó lại chƣa có các bộ chỉ tiêu chuẩn của từng ngành, do đó không đƣa ra đƣợc các cảnh báo và định hướng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả. Điều này còn ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng do cán bộ tín dụng thường cho điểm không chính xác các chỉ tiêu đánh giá ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Tại Chi nhánh việc thẩm định tài sản đảm bảo còn do cán bộ tín dụng thẩm định thực hiện, không có bộ phận chuyên trách hoặc không thuê tổ chức định giá, vì vậy tài sản đảm bảo nhiều khi ít bù đắp đƣợc rủi ro hoặc yếu tố pháp lý không đảm bảo.

2.4.3.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp

- Một là, doanh nghiệp thiếu minh bạch trong hoạt động. Đối với khách hàng doanh nghiệp, một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính hoặc bản thân họ chƣa nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính một cách bài bản. Do vậy hầu hết các báo cáo tài chính gửi ngân hàng đều có chất lƣợng kém, không phản ánh đúng thức trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng và mất thời gian để tìm hiểu và xác định lại các nội dung trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Thêm nữa, hiện nay rất ít doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Thông thường chỉ các doanh nghiệp nhà nước bị bắt buộc kiểm toán thì mới thuê kiểm toán tài chính độc lập, còn lại phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Do vậy, ngân hàng khó phát hiện các sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của những doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 77 nghiệp này, dẫn đến thông tin sử dụng phân tích khách hàng không chính xác, gây khó khăn cho cán bộ thẩm định, đánh giá năng lực thực sự của khách hàng.

- Hai là, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn sai mục đích, không phù hợp với những điều kiện trong HĐTD đã ký với Chi nhánh gây nên nguy cơ phát sinh nợ quá hạn. Chủ doanh nghiệp thường có xu hướng dùng tiền nhàn rỗi đầu tư vào những thị trường sinh lời nóng như bất động sản, chứng khoán, ... hoặc sử dụng chính pháp nhân và phương án kinh doanh của doanh nghiệp đi vay để đầu tư kiếm lời, mua sắm tài sản để phục vụ mục tiêu cá nhân. Khi thị trường bất động sản và chứng khoán biến động bất lợi thì những khoản đầu tƣ này thua lỗ nghiêm trọng, đồng thời ảnh hưởng đến dòng tiền và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Ba là, do năng lực của các doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở năng lực quản lý và năng lực lập, trình bày dự án còn hạn chế.

Năng lực quản lý yếu kém dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, nên nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ.

Nhiều doanh nghiệp được hoạt động dưới sự quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo thiếu kinh nghiệm, trình độ còn thấp,… làm cho doanh nghiệp không có đƣợc những kế hoạch phát triển mang tính chiến lƣợc, thiếu biện pháp giải quyết phù hợp khi có những biến động của thị trường, của đối thủ cạnh tranh,… Do đó các sản phẩm của doanh nghiệp khó tiêu thụ trên thị trường, công việc làm ăn không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn, không đủ tiền để trả nợ cho Ngân hàng.

Ngoài ra, năng lực lập và trình bày dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn hạn chế. Một số doanh nghiệp lập phương án kinh doanh còn mang nặng tính chủ quan, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần túy. Nội dung của phương án được thiết lập sơ sài, thiếu thuyết phục đối với Ngân hàng. Các yếu tố về vốn, doanh thu dự kiến, chi phí cố định, chi phí biến đổi,… chƣa tính toán rõ ràng, gây mất thời gian để bổ sung, hoàn thiện, làm khó khăn cản trở cho công tác thẩm định tín dụng, kéo dài thời gian cấp tín dụng. Chính vì điều này đã làm cho các doanh nghiệp bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh, các CBTD lại có tâm lý e ngại khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

- Bốn là, khả năng đáp ứng các yêu cầu để đƣợc cấp tín dụng của các doanh nghiệp còn kém. Cho đến thời điểm hiện tại phần lớn thủ tục cho vay đối với các doanh nghiệp của Chi nhánh là dựa trên tài sản đảm bảo. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp là những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, điều kiện nhà xưởng máy móc thiết bị còn lạc hậu, giá trị thấp hoặc tài sản đảm bảo (chủ yếu là đất) thường không đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng, thiếu những giấy tờ cần thiết liên

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 78 quan làm cơ sở pháp lý để Ngân hàng xem xét cho vay,… nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về tài sản đảm bảo của Chi nhánh. Mặc dù đây không phải là điều kiện tiên quyết khi cấp tín dụng nhƣng khi mà doanh nghiệp chƣa tạo đƣợc uy tín cho Chi nhánh thì những khó khăn này lại là một rào cản trong việc tiếp cận vốn tín dụng không có tài sản đảm bảo.

- Năm là, sự thiếu trung thực của các doanh nghiệp khi cung cấp thông tin cho Ngân hàng. Những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng trong quá trình vay vốn đôi khi được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu trước khi được chuyển đến Ngân hàng. Hầu hết các doanh nghiệp nếu dùng báo cáo thuế phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính để vay vốn ngân hàng thì đều không đủ điều kiện để vay vốn. Bởi các doanh nghiệp thường điều chỉnh sao cho mức nộp thuế là thấp nhất. Chính vì vậy, những báo cáo này thường phản ánh lợi nhuận kinh doanh rất thấp thậm chí có thể là lỗ trong khi thực tế hoạt động kinh doanh lại không phải nhƣ vậy. Do đó, để vay vốn, CBTD tại các ngân hàng vẫn phải yêu cầu doanh nghiệp làm báo cáo tài chính phản ánh trung thực hơn, tuy nhiên những báo cáo này thường được làm khống cho hợp lý và CBTD rất khó có thể kiểm tra mức độ hợp lý của báo cáo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã khái quát đề cập đến các vấn đề như:

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu gồm: đặc điểm về điều kiện tự nhiên nhƣ: vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhƣỡng; Điều kiện kinh tế xã hội: bộ máy hành chính, dân số và lao động, đặc điểm kinh tế và số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó luận văn đã đánh giá tổng quan về Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang từ quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu bộ máy tổ chức, các hoạt động kinh doanh tiền tệ Agribank đang cung cấp, đồng thời đánh giá chung về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh bao gồm: hoạt động huy động nguồn vốn, đầu tƣ tín dụng, thu dịch vụ, tài chính kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014, -2016.

Ngoài ra cũng đã nêu lên thực trạng nợ xấu nói chung và nợ xấu của tín dụng doanh nghiệp nói riêng, nguyên nhân nợ xấu của tín dụng doanh nghiệp thông qua việc phân tích, so sánh tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng đầu tư, thị phần cấp TDDN,….

Để đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, chương 2 của luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng về mô hình hoạt động, cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ,…

Từ các số liệu phân tích và so sánh đƣa ra đánh giá chung về hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, cụ thể:

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 79 + Đánh giá về kết quả đạt đƣợc.

+ Tìm ra những tồn tại hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.

+ Làm rõ những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại hạn chế nêu trên, từ đó là cơ sở để đề xuất những giải pháp và kiến nghị chủ yếu trong chương 3 giúp cho công tác quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang có hiệu quả hơn.

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 80

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tăng ường quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh tuyên quang (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)