2.1. Khái quát về Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
2.1.3. Môi trường hoạt động kinh doanh
Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang hoạt động chủ yếu trên địa giới hành chính tỉnh Tuyên Quang, thành phố Tuyên Quang cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 165km, kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào công nghiệp xây dựng, nông lâm - nghiệp và dịch vụ.
Về điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Tuyên Quang có tọa độ địa lý: từ 21030’ đến 22040 vĩ Bắc, từ 104053’ đến 1050 kinh Đông, là tỉnh miền núi phía Bắc, thuộc vùng Đông Bắc, một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ, tỉnh lỵ là Thành phố Tuyên Quang.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước.
Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô, cách Thủ đô Hà Nội 165 Km và có địa phận tiếp giáp với các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua các sông chính nhƣ: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Ðáy. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái.
Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở khu vực phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh địa hình thấp dần, ít bị chia cắt, có nhiều đồi núi thấp và thung lũng chạy dọc theo các con sông.
- Khí hậu: Tuyên Quang mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa, có 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh - khô và mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm toàn tỉnh từ 220- 240C, cao nhất trung bình từ 330 350 C, thấp nhất trung bình từ 12 130C. Lƣợng - - mƣa trung bình hàng năm từ 1.500mm - 1.800mm, khá ổn định. Độ ẩm bình quân hàng năm là 85%, rất thích hợp với cây rừng nhiệt đới, xanh tốt quanh năm. Do địa hình bị chia cắt, Tuyên Quang có 2 tiểu khu khí hậu rõ rệt, cho phép phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đa dạng.
- Thổ nhưỡng: Đất đai của Tuyên Quang được đánh giá là tương đối tốt, có thể tạo ra vùng chuyên canh chè, mía, lạc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Diện tích đất nông nghiệp: 70.195 ha, chiếm 11,96%, đất lâm nghiệp có rừng 445.848 ha, chiếm 76,16%, đất ở 5.156 ha và đất chƣa sử dụng 26.765 ha.
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 43 Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang, Lâm Bình, xã vùng cao của huyện Chiêm hoá và 02 xã của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và các huyện Yên Sơn, Sơn Dương. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587 m so với mực nước biển.
Về kinh tế, xã hội
- Đặc điểm về kinh tế: Tuyên Quang là tỉnh có vị trí kinh tế và chính trị quan trọng trong chiến lược phòng thủ của cả nước. Đối với vùng trung du miền núi phía Bắc, Tuyên Quang có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội - của vùng. Song so với cả nước Tuyên Quang là một tỉnh còn kém phát triển: GDP bình quân đầu người thấp, dân số chủ yếu sống ở nông thôn, trình độ sản xuất thấp, dù tiềm năng phát triển kinh tế khá dồi dào nhƣ: có 3 sông lớn chảy qua là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy chứa đựng tiềm năng phát triển thủy điện; có khoảng 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng sản khác nhau đƣợc phân bố ở các huyện trong tỉnh. Trong đó đứng hàng đầu về trữ lƣợng và chất lƣợng là quặng sắt, barit, cao lanh, thiếc, mangan, chì, kẽm, angtimon… là yếu tố hết sức thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, Tuyên Quang có lợi thế về du lịch với di tích lịch sử Tân Trào, thắng cảnh Thác Mơ – Nà Hang, suối nước khoáng Mỹ Lâm thích hợp cho du lịch kết hợp nghỉ dƣỡng và chữa bệnh, nhƣng Tuyên Quang lại nằm trong khu vực nội địa, xa các cửa khẩu, bến cảng, xa các trung tâm kinh tế của cả nước nên việc tiếp cận thông tin, công nghệ tiên tiến, thu hút vốn gặp nhiều khó khăn. Tỉnh chƣa có nhiều doanh nghiệp có năng lực quản lý kinh tế, kinh nghiệm đầu tƣ và các hoạt động khoa học công nghệ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Dân số tăng nhanh, số hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ 36% tổng số hộ gia đình trên toàn tỉnh. Trình độ tiếp thu khoa học công nghệ mới của người dân còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng đường giao thông, điện, nước chưa thuận lợi, khu vực nông nghiệp nông thôn chiếm phần đa, gây nhiều trở ngại trong thu hút và tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài do vậy để phát triển đƣợc các tiềm năng và thế mạnh của tỉnh cần phải phát huy đƣợc nguồn vốn từ nội lực, đây chính là tiền đề để các TCTD cấp tín dụng.
- Tổ chức bộ máy hành chính: Tuyên Quang hiện có 7 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình và thành phố Tuyên Quang. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã phường,
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 44 thị trấn là: 141 đơn vị Trong đó: 07 phường, 05 thị trấn và 129 xã; 2.090 thôn, bản.
Cơ quan quản lý cao nhất của tỉnh hiện nay là: Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
- Dân số và lao động: Dân số trung bình của Tuyên Quang là: 760.289 người (theo Niên giám thống kê năm 2015) với 198.175 hộ gia đình, mật độ dân số là 130 người/km2. Tỉnh có 22 dân tộc (trong đó dân tộc Kinh 46%, Tày 26%, Dao 13%, Sán Cháy 8%, còn lại là các dân tộc khác (Đứng thứ 53 trên cả nước). Dân số Tuyên quang phát triển rất nhanh..., trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 420.600 người, chiếm khoảng 55,8%, tạo ra lợi thế so sánh về lao động. Số lao động đang tham gia vào các ngành kinh tế chủ yếu tập trung vào khu vực I (nông, lâm, ngƣ nghiệp); hiện nay, khu vực này chiếm tới 89,0% tổng số lao động. Trong khi đó, tỉ lệ lao động ở khu vực II (công nghiệp xây dựng) và khu vực III (Thương mại - - dịch vụ) lại tương đối thấp (tương ứng là 2,9% và 8,1%)
Bên cạnh đó chi nhánh còn phục vụ các khách hàng ở các tỉnh trên cả nước theo hình thức cho vay đồng tài trợ. Với lợi thế là chi nhánh loại 1, có quyền tự quyết cao trong chính sách kinh doanh và loại hình sản phẩm đa dạng, chi nhánh đang có lợi thế hơn so với một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của 05 tổ chức tín dụng là NHTM bao gồm: BIDV, Viettin bank, Liên Việt Postbank, SHB và MB; 02 đơn vị còn lại là đơn vị chính sách phi lợi nhuận gồm: Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển. Tuy nhiên, với lợi thế về mạng lưới rộng, chính sách hoạt động theo hướng thị trường, có nhiều đổi mới, Agribank hi nhánh tỉnh Tuyên Quang vẫn đang chiếm lợi thế C trong việc cho vay trên địa bàn, đặc biệt trong cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Với đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương, phát triển chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp xây dựng, nông lâm nghiệp và dịch vụ, trong đó nông lâm- - - - - nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhà máy sản xuất công nghiệp và khu công nghiệp còn ít nên đối tƣợng khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thương mại và dịch vụ và khách hàng cá nhân hộ sản xuất nhỏ lẻ. Tuy nhiên, Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, chủ động, linh hoạt bằng những quyết sách mạnh mẽ, kịp thời của Ban lãnh đạo, cùng sự nỗ lực chung của toàn bộ tập thể cán bộ nhân viên để không chỉ hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của mình mà còn thực hiện nhiệm vụ chính trị đối với địa phương trong việc phát triển kinh tế của địa phương.
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 45 Về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bảng 2.3: Số lƣợng doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp đến 31/12/2016
Đơn vị tính: Doanh nghiệp Loại hình Thành
phố
Sơn Dương
Yên Sơn
Hàm Yên
Chiêm Hóa
Na Hang
Lâm
Bình Tổng
Cty TNHH 295 38 51 21 41 27 10 483
Cty TNHH 1TV 273 54 39 39 30 12 14 461
DNTN 58 27 5 12 15 1 2 120
Cty cổ phần 95 19 12 8 2 3 1 140
Tổng số 721 138 107 80 88 43 27 1.204
Tỷ lệ 59,9% 11,5% 8,9% 6,6% 7,3% 3,6% 2,2%
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang (2016), Báo cáo tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)
Những năm gần đây, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư khi đến đầu tư và kinh doanh tại địa phương, từ quy chế một cửa liên thông đến những cuộc tiếp xúc doanh nghiệp định kỳ qua chương tình cafe doanh nhân, cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp và thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư được xem là những sáng kiến cải thiện môi trường đầu tư, qua đó giúp giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Nhờ vậy, tình hình phát triển doanh nghiệp toàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tính đến 31/12/2016 số doanh nghiệp đã đăng ký là 1.204 và đang còn hoạt động là 1.114 doanh nghiệp.
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 46 Bảng 2.4: Số lƣợng doanh nghiệp còn hoạt động phân theo địa bàn đến 31/12/2016
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
STT Địa bàn
Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh
Trong đó: Số doanh nghiệp còn
hoạt động
1 Thành phố 721 684
2 Sơn Dương 138 124
3 Yên Sơn 107 82
4 Hàm Yên 80 76
5 Chiêm Hóa 88 79
6 Na Hang 43 42
7 Lâm Bình 27 27
Tổng cộng 1.204 1.114 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang (2016), Báo cáo tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)
Qua bảng số liệu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến ngày 31/12/2016 cho thấy, sự phân bố các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không đều, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở các địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi nhƣ địa bàn thành phố với 721 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 59,9% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Tiếp đó đến 02 huyện giáp ranh và bao quanh thành phố là huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn với tổng số doanh nghiệp của 02 huyện là 245 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 20,4%; Cuối cùng là 04 huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh (Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình) với số lƣợng 238 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 19,7% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đƣợc thành lập chủ yếu theo mô hình Công ty TNHH và Công ty TNHH TV với tổng số 944 doanh M nghiệp, chiếm tỷ lệ 78% tổng số doanh nghiệp. Các mô hình còn lại có 266 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 22% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn.
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ