2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định, bền vững, đúng định hướng, đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn tiếp tục đƣợc chuyển đổi tích cực, tăng tỷ trọng vốn ổn định, trung dài hạn, vốn huy động từ dân cƣ; thực hiện mục tiêu của Agribank dẫn dắt thị trường giảm và duy trì lãi suất đầu vào ở mức thấp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng tài chính. Mặt khác, kể từ năm 2014 đến nay ngân hàng đã mở rộng mạng lưới huy động vốn, nâng cao chất lƣợng thanh toán, mở rộng dịch vụ ATM, tổ chức nhận tiền gửi, chi trả và phục vụ thanh toán qua ngân hàng thuận tiện cho khách hàng với nhiều sản phẩm đa dạng chất lƣợng cao.
Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, công tác huy động vốn của luôn đƣợc đặt lên hàng đầu. Do vậy, đã đạt được những kết quả nhất định: Nguồn vốn tăng trưởng khá tốt,
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 48 ổn định, tập trung chủ yếu ở tiền gửi dân cƣ, tăng tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng.
Ba năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh có thêm các NH™: SHB, LienViet Post bank, MB. Các ngân hàng thương mại SHB, LienViet Post bank, MB đã tăng cường công tác huy động vốn với mức lãi suất cao hơn so với Agribank ở một số kỳ hạn.
Trong điều kiện đó, Agribank Chi nhánh Tỉnh Tuyên Quang đã áp dụng nhiều giải pháp tích cực nhằm hoàn thành kế hoạch nguồn vốn, duy trì mức lãi suất huy động hợp lí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Cụ thể: Điều hành lãi suất linh hoạt, tuân thủ đúng chỉ đạo của Agribank và NHNN; Triển khai huy động đa dạng các sản phẩm nguồn vốn, chú trọng các sản phẩm phù hợp với khu vực nông thôn là địa bàn mà Agribank chiếm ưu thế; Tăng cường tiếp cận đối tượng khách hàng có nguồn vốn giá rẻ gắn với việc sử dụng đa dạng các sản phẩm khác của Agribank; Tập huấn cho cán bộ các kiến thức về các sản phẩm huy động vốn, kỹ năng giao tiếp, đàm phán; Triển khai có hiệu quả các chương trình huy động vốn dự thưởng với các giải thưởng phù hợp với thị hiếu khách hàng… Vì thế, giai đoạn 2014-2016 nguồn vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tăng trưởng từ 16 % trở lên (năm 2014: 16%; năm 2015: 20,3%; năm 2016:16,7%) cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống Agribank (năm 2014: 10,3%; năm 2015:16,5%; năm 2016:14,9% nguồn: Báo cáo - thường niên Agribank).
Đến 31/12/2016 Vốn huy động tại Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đạt 4.799 tỷ đồng, so với năm 2015: tăng 687 tỷ đồng, so với 2014: tăng 1.381 tỷ đồng.
Hoàn thành vượt mục tiêu tăng trưởng hàng năm, đạt và vượt kế hoạch Agribank giao khoán.
Thị phần vốn huy động tại tỉnh Tuyên Quang và cơ cấu nguồn vốn cụ thể nhƣ sau:
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 49 Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Tổ chức tín dụng Năm
2014 2015 2016
Agribank 3.418 4.112 4.799
Viettin bank 1.599 1.920 2.391
BIDV 1.681 2.223 2.435
SHB 275 596 830
LienViet Post bank 122 1.466 1.813
MB 147
Tổng cộng 7.095 10.317 12.415
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tuyên Quang (2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng Tuyên Quang)
Hình 2.3: Thị phần hoạt động huy động vốn của các NHTM (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tuyên Quang (2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng Tuyên Quang)
Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn huy động tại địa phương đến năm 2016 đạt 12.415 tỷ đồng, tăng 2.098 tỷ đồng so với năm 2015, so với năm 2014: tăng 5.320 tỷ đồng, trong đó Agribank nắm giữ 39% thị phần huy động. Tuy nhiên, do cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn giữa các NHTM trên địa bàn nên thị phần huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang có sự sụt giảm mạnh, mặc dù nguồn vốn huy động tại địa phương của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang hàng năm vẫn có sự tăng trưởng và chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn của các NHTM, nhƣng Agribank
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 50 chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã giảm gần 10% thị phần huy động vốn từ chỗ năm , 2014 Agribank đang nắm giữ 48% thị phần, sang năm 2015 chỉ còn 40% thị phần, đến 2016 giảm thêm 1% thị phần.
7:
Bảng 2. Tình hình huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Tiêu chí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Nguồn vốn 3.418 4.112 4.799 - So sánh (+, ) với năm trước- 472 694 687
- Tốc độ tăng trưởng (%) 16,0 20,3 16,7
2. Cơ cấu vốn theo đối tƣợng khách hàng 3.418 4.112 4.799 2.1 Tiền gửi dân cƣ 2.994 3.614 4.374 - So sánh (+, ) với năm trước- 436 620 760
- Tốc độ tăng trưởng (%) 17,0 20,7 21,0
- Tỷ trọng/ tổng nguồn vốn(%) 87,6 87,9 91,1
2.2 Tiền gửi các tổ chức 424 498 425 3. Cơ cấu vốn theo kỳ hạn 3.418 4.112 4.799 Không kỳ hạn 506 576 581 Có kỳ hạn dưới 12 tháng 2.262 2.471 2.654 Từ 12 tháng trở lên 650 1.065 1.564 (Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (2014, 2015, 2016), Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh)
Tiền gửi dân cƣ hàng năm tăng ổn định, đến 31/12/2016 đạt 4.374 tỷ đồng, tăng so với năm 2015: 760 tỷ đồng, tăng so với năm 2014: 1.380 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng hàng năm của tiền gửi dân cư tăng trên 17%/ năm (năm 2014:
17%/năm; năm 2015: 20,7%/năm; năm 21%/năm), tỷ trọng tiền gửi dân cƣ chiếm từ 87%/tổng nguồn vốn trở lên, năm 2016 tăng lên 91,1%/tổng nguồn vốn.
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 51 Hình 2.4. Diễn biến vốn trung dài hạn và tỷ trọng trên tổng nguồn vốn
giai đoạn 2014-2016
(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (2014, 2015, 2016), Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh)
Qua hình 2.2 ta thấy: cơ cấu vốn trung, dài hạn (từ 12 tháng trở lên) tăng mạnh, từ chỗ năm 2014 vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng 19%/tổng nguồn vốn, đến năm 2016 chiếm tỷ trọng 32,6%/tổng nguồn vốn, đạt 1.564 tỷ đồng, tăng so với năm 2015: 499 tỷ đồng (chiếm 72,6% số dƣ nguồn vốn tăng trong năm), tăng so với 2014: 914 tỷ đồng.
Việc tăng trưởng vốn ổn định và cơ cấu nguồn vốn trung dài hạn được chuyển dịch đã hỗ trợ phần lớn cho việc tăng trưởng tín dụng và góp phần quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.