2.4. Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc
2.4.1.1. Từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong quản lý rủi ro tín dụng Với mục tiêu hướng tới trở thành một ngân hàng hiện đại, mô hình tổ chức hoạt động của Hội sở Chi nhánh và các Chi nhánh loại 2 đã đƣợc thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức nhằm hướng tới khách hàng, thúc đẩy và cải thiện dịch vụ khách hàng. Việc tạo lập cơ cấu tổ chức mới nhƣ việc tách phòng Tín dụng thành 2 phòng:
phòng Khách hàng doanh nghiệp và phòng Khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân tại Hội sở Chi nhánh đã tạo ra sự tách bạch rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong hoạt động tín dụng giúp cho Chi nhánh nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động, tăng khả năng hạn chế rủi ro. Đồng thời, việc đổi mới mô hình tổ chức kiểm tra kiểm soát cho phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức tín dụng đã góp phần nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, kiểm soát. Thực hiện Nghị Quyết 42/2017/QH14 của Quốc Hội, Chỉ thị 32/CT TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí - điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Chi nhánh đã ra Quyết định kiện toàn và thành lập Ban chỉ đạo và xử lý nợ xấu do Giám đốc Chi nhánh làm trưởng Ban, các phó Giám đốc là các phó Ban.
2.4.1.2. Thực hiện vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Ngày 18 tháng 10 năm 2011 Agribank Ban hành Quy định về Hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 71 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank là sự kết hợp của ba phương pháp: phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng, phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng.
Phương pháp chấm điểm trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank là phương pháp rất phổ biến trên thế giới, được các tổ chức định hạng quốc tế nhƣ S&P, Moody’s... đang sử dụng, theo đó việc xếp hạng khách hàng đƣợc thực hiện thông qua việc chấm điểm một bộ các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của Agribank sử dụng 14 chỉ tiêu tài chính và 48 chỉ tiêu phi tài chính, đƣợc phân tổ đến 3 cấp. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau và được lượng hoá tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của người đánh giá.
Mặt khác các thông tin trong bảng xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu bù trừ lẫn nhau vì thế nó có khả năng tự bộc lộ những bất cập của kết quả đánh giá nếu như cán bộ tín dụng đánh giá sai. Điều này sẽ giúp người phê duyệt dễ dàng phát hiện các sai sót trong quá trình chấm điểm của cán bộ tín dụng.
Phương pháp thống kê là phương pháp sử dụng công cụ toán học để thống kê, xác định các bộ giá trị chuẩn cho mỗi chỉ tiêu trên cơ sở thu thập thông tin về khách hàng của toàn hệ thống cũng nhƣ sử dụng các nguồn số liệu đƣợc thống kê từ nền kinh tế thông qua kinh nghiệm của Công ty Kiểm toán và số liệu từ khách hàng của Agribank.
Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia trong từng lĩnh vực để đánh giá tính phù hợp của các chỉ tiêu đã đƣợc xác định. Bản thân từng cán bộ tín dụng thực hiện chấm điểm đóng vai trò là các chuyên gia khi thực hiện chấm điểm khách hàng vì cán bộ tín dụng là người hiểu rõ nhất về mọi mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng và của các khách hàng hoạt động trong cùng lĩnh vực.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc xây dựng thành 3 mô hình cho ba loại khách hàng chính là khách hàng là Định chế tài chính, khách hàng là tổ chức kinh tế và khách hàng là cá nhân/hộ trong đó cấu phần xếp hạng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế là cốt lõi bởi đây là đối tƣợng khách hàng có tổng dƣ nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Hệ thống xếp hạng tín dụng theo thông lệ quốc tế là tiền đề để Agribank hoàn thiện các quy trình, thủ tục cấp tín dụng qua đó nâng cao chất lƣợng tín dụng của toàn hệ thống. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ góp phần đánh giá đúng giá
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 72 trị phần tài sản tín dụng của Agribank khi thực hiện cổ phần hoá, trợ giúp cho Agribank trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng nhƣ đánh giá khách hàng vay vốn một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung trong mối liên hệ đến quy mô khách hàng. Ngoài ra Hệ thống này giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét dự án đầu tƣ, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, định giá khoản vay.
Kể từ khi Quy trình chấm điểm đƣợc ban hành, CBTD Chi nhánh đã thực hiện chấm điểm 100% khách hàng là tổ chức, từ đó đã phân loại đƣợc các khách hàng theo các mức độ từ A đến B,C,D để có thể ra đƣợc các quyết định đầu tƣ tín dụng chính xác nhằm hạn chế, giảm thiểu rủi ro.
2.4.1.3. Ban hành đề án tín dụng
Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã ban hành đề án tín dụng để thực hiện trong toàn chi nhánh, đề án đã phân tích sự cần thiết và thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn 2011 2015, từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp - cụ thể để thực hiện cho giai đoạn 2016 2021. Trong đề án cũng làm rõ và có - những quy định cụ thể về chính sách tín dụng với định hướng tín dụng cho từng ngành, thành phần kinh tế, định hướng đầu tư vào một số vùng kinh tế, các sản phẩm tín dụng, quy định về thẩm quyền phê duyệt đã phần nào đảm bảo đƣa hoạt động tín dụng Chi nhánh phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả và kiểm soát đƣợc rủi ro cũng nhƣ tiến dần đến thông lệ quốc tế. Các nội dung khác trong đề án tín dụng nhƣ cơ cấu bộ máy tín dụng, quy trình cho vay, chính sách khách hàng, định giá tiền vay, quy chế cho vay, tài sản đảm bảo, quản lý rủi ro tín dụng đã phần nào góp phần giúp cho CBTD có đƣợc một quy trình cụ thể, rõ ràng để thực hiện, nhằm đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh đề ra.
2.4.1.4. Đảm bảo các quy định về an toàn tín dụng
Đảm bảo các quy định về an toàn tín dụng đƣợc ghi trong Luật các tổ chức tín dụng và trong các quyết định của Ngân hàng Nhà nước mà mới đây nhất là Thông tƣ 26/VBHN NHNN ngày 07/06/2016 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo - an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể: Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HỌC VIÊN: NGUYỄN HUY HOÀNG 73 và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang là Chi nhánh hạng 1, loại 1trực thuộc Agribank, vì vậy việc cấp tín dụng cũng đƣợc thực hiện theo Quyết định của Agribank, cụ thể là Quyết định số: 438/QĐ HĐTV TD ngày 08/5/2017 Quyết định - - Ban hành quy định về quyền phán quyết tín dụng trong hệ thống Agribank.
2.4.1.5. Cơ cấu tín dụng có sự chuyển biến tích cực
- Cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước (loại hình doanh nghiệp có nợ xấu cao nhất), tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế phi nhà nước.
Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới vì khu vực kinh tế tƣ nhân là khu vực kinh tế năng động, phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân.
- Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn; tăng tỷ trọng cho vay thương mại và giảm dần tỷ trọng cho vay chỉ định và theo kế hoạch nhà nước. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì việc tách bạch giữa cho vay thương mại và chỉ định là một trong những yêu cầu của Ngân hàng thế giới và điều này sẽ giúp Chi nhánh ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn.
- Trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay nhìn chung tại Hội sở và các chi nhánh có thận trọng hơn trong lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng để quyết định cho vay và đang dần chuyển dịch cơ cấu cho vay có tài sản đảm bảo, củng cố tính pháp lý của tài sản đảm bảo, giảm dần dƣ nợ cho vay không có tài sản đảm bảo.