Những quy định về hoạt động tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại NHNN PTNT huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Những vấn đề cơ bản về tín dụng, tín dụng Ngân hàng

1.1.2.4. Những quy định về hoạt động tín dụng của ngân hàng

Nguyên tắc cho vay

Nguyên tắc cho vay là các điều khoản được sử dụng để đảm bảo việc thực hiện đúng yêu cầu đã ký kết. Khách hàng vay vốn của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

- Vốn vay phải phù hợp theo phương hướng mục tiêu sản xuất kinh doanh của người có nhu cầu vay vốn, đồng thời phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và phải có hiệu quả.

- Vay vốn phải có sự đảm bảo theo quy định của pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- Cho vay phải gắn liền với các biện pháp chống rủi ro.

Điều kiện cho vay

Khách hàng được Ngân hàng xem xét cho vay phải có đầy đủ các điều kiện sau:

- Cá nhân hoặc người đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người đại diện của hộ gia đình có thể là chủ hộ hoặc một thành viên khác của hộ gia đình được chủ hộ ủy quyền.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc phương án, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả, phù hợp với pháp luật.

- Có khả năng hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết với Ngân hàng.

- Có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc phương án, dự án đầu tư.

- Có tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Ngân hàng.

- Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh, Thành phố nơi Ngân hàng hoạt động.

- Các trường hợp cho vay ngoài địa bàn quy định phải được Tổng Giám đốc chấp thuận.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mức cho vay

Ngân hàng quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay (nếu khoản vay áp dụng đảm bảo bằng tài sản), và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng. Mức cho vay của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà như sau:

- Đối với trường hợp cho vay hộ không có tài sản đảm bảo (món vay ≤ 30 triệu đồng) thì cán bộ tín dụng xem xét uy tín và tư cách của khách hàng, đủ điều kiện trả nợ để quyết định mức cho vay thích hợp.

- Đối với trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản thì mức cho vay tối đa là 80% giá trị tài sản đảm bảo, đồng thời mức cho vay cũng chỉ chiếm tối đa 90% tổng nhu cầu vốn của khách hàng đối với món vay ngắn hạn và 80% tổng nhu cầu vốn đối với món vay trung hạn.

- Đối với trường hợp cho vay theo tín chấp, mức cho vay là số tiền tối đa mà các tổ chức tín dụng có thể cho người cần vốn vay.

Quy trình cho vay Sơ đồ quy trình cho vay

(6)

(1) (2) (5) (3) (4)

Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình cho vay tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà Các bước của quy trình:

(1) Khách hàng trực tiếp đến ngân hàng gặp cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn trình bày nhu cầu xin vay vốn.

Khách hàng Phòng KT - NQ

Phòng tín dụng Giám Đốc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2) Cán bộ tín dụng xuống địa bàn nơi khách hàng sản xuất kinh doanh để thẩm định những điều kiện cần thiết. Đối với những món vay trên 30 trđ thì phải có ban Giám đốc đi cùng cán bộ phu trách địa bàn để thẩm định.

(3) Nếu thẩm định đủ điều kiện vay thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và trình lên Giám Đốc. Đối với những món vay ≤ 100 trđ thì có thể trình lên phó Giám Đốc hoặc trưởng phòng Tín Dụng

(4) Ban Giám đốc kiểm tra phê duyệt cho vay hay không dựa trên cơ sở hồ sơ cho vay và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng sau đó trả hồ sơ được duyệt về cho cán bộ tín dụng.

(5) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho vay sang phòng Kế Toán.

(6) Phòng Kế Toán khi nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ vay vốn, mở sổ cho vay, làm thủ tục phát vay cho khách hàng, sau đó chuyển hồ sơ cho vay sang Thủ Quỹ. Kho quỹ nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng.

Thời hạn cho vay

Là một khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

NHNo nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

- Chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư.

- Khả năng trả nợ của khách hàng.

- Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.

Thời hạn cho vay bao gồm:

- Cho vay ngắn hạn: Dưới 12 tháng. Đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng tối đa đến 12 tháng.

- Cho vay trung hạn: 12 đến 60 tháng. Đối với khách hàng vay vốn trung, nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Thời hạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng ( >12 tháng).

- Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng. Khách hàng vay dài hạn phải có sự đồng ý của Tổng Giám Đốc.

Lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất tính cho năm, quý, tháng.

- Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của NHNo & PTNT cấp trên trong từng thời kỳ.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ, cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ.

- Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng lãi suất hiện hành.

- Mức lãi suất đối với các khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại NHNN PTNT huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)