CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LỘC HÀ
2.3. Khái quát về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà qua 3 năm (2009- 2011)
2.3.3. Phân tích biến động dư nợ hộ nông dân theo ngành nghề kinh tế qua 3 năm 2009-2011
Dư nợ là kết quả của doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Sự biến đổi của doanh số cho vay và doanh số thu nợ ảnh hưởng đến sự biến động của doanh số dư nợ qua các năm. Dựa vào sự biến động dư nợ ta có thể đánh giá một cách chính xác nhất tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với từng đối tượng cho vay. Dư nợ cao mà tỷ lệ nợ quá hạn thấp sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao. Quan sát bảng số liệu sau ta sẽ hiểu rõ hơn vê biến động dư nợ HND theo ngành nghề kinh tế tai NHNo & PTNT huyện Lộc Hà.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 5: DSDN HND theo ngành nghề kinh tế tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà qua 3 năm 2009-2011
(ĐVT: Triệu đồng, %)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh
2010/2009 2011/2010 Giá trị (trđ) Tỷ lệ (%) Giá trị (trđ) Tỷ lệ (%) Giá trị (trđ) Tỷ lệ (%) +/- % +/- %
Doanh số dư nợ HND 228.775 100 264.621 100 271.357 100 35.846 15,67 6.736 2,55
1. Nông nghiệp 119.197 52,10 139.850 52,85 149.636 55,14 20.653 17,33 9.786 7,00
2. Kinh doanh, dvu 67.966 29,70 79.965 30,22 79.965 29,47 11.999 17,65 0 0
3. Thủy sản 27.973 12,23 29.700 11,22 18.070 6,66 1.727 6,17 -11.630 -39,16
4. Đời sống 13.639 5,97 15.106 5,71 23.686 8,73 1.467 10,76 8.580 56,80
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT HLH từ 2009-2011)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ HND đều tăng qua các năm. Năm 2009 tổng dư nợ HND đạt 228.775 triệu đồng, trong đó dư nợ ngành nông nghiệp đạt 119.197 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ngành 52,1% điều đó rất phù hợp với tính chất của huyện là các hộ nông dân chủ yếu vay vốn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngành xếp thứ 2 là kinh doanh – dịch vụ, ngành này cũng chiếm tỷ lệ khá là 29,7% vì xã hội ngày càng phát triển, đời sống được cải thiện do đó các hoạt động buôn bán kinh doanh cũng phát triển mạnh để phục vụ nhu cầu đời sống cho người dân. Ngành xếp thứ 3 phải kể đến thủy sản với dư nợ là 27.973 chiểm tỷ lệ 12,23%, hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản cũng đang phát triển và được các hộ đầu tư mạnh, huyện Lộc Hà là huyện ven biển nên việc nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản cũng rất thuận lợi, chủ yếu ở các xã Hộ Độ, Mai Phụ và Thạch Kim. Họ cần vốn để mua các loài giống thủy sản, chi phí cải tạo ao, các loại thức ăn cho thủy hải sản. Đứng cuối cùng là vay vốn phục vụ các hoạt động đời sống như xây dựng nhà ở, xuất khẩu lao động và cho vay tiêu dùng…chiếm tỷ lệ 5,97% tương đương với 13.639 triệu đồng.
Trong năm này các xã có quy mô dư nợ lớn, tốc độ tăng trưởng khá chủ yếu là Thạch Kim 38.902 triệu đồng, Thạch Bằng 27.936 triệu đồng, Mai Phụ 26.355 triệu đồng, Hộ Độ 25.442… Bên cạnh đó cũng có một số xã có quy mô dư nợ còn thấp như: An Lộc 8.252 triệu đồng, Thụ Lộc 8.242 triệu đồng.
Năm 2010 dư nợ HND đã tăng lên đó là 264.621 triệu đồng, trong đó dư nợ ngành nông nghiệp đạt 139.850 triệu đồng chiếm tỷ lệ 52,85% tăng 20.653 triệu đồng tức tăng 17,33% so với năm 2009. Ngành kinh doanh-dịch vụ đạt 79.965 triệu đồng với tỷ trọng 30,22%, tăng so với năm 2009 một lượng 11.999 triệu đồng tương ứng với 17,65%. Ngành thủy sản đạt 29.700 triệu đồng chiếm tỷ lệ 11,22%, tăng 6,17% tương ứng với giá trị là 1.727 triệu đồng, mặc dù dư nợ năm 2010 tăng so với năm 2009 nhưng tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ HND vẫn thấp hơn năm 2009. Điều đó cho thấy đầu tư cho ngành thủy sản có xu hướng ít lại. Dư nợ vay đời sống vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất, tăng so với năm 2009 với tỷ lệ tăng là 10,76% tương ứng tăng 1.467 triệu đồng.
Năm 2011 dư nợ HND cũng tăng so với năm 2010 nhưng tăng chậm lại, dư nợ trong ngành nông nghiệp đạt 149.636 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 55,14%, tăng 9.786 triệu đồng tức tăng 7%. Dư nợ trong ngành kinh doanh-dịch vụ đạt 79.965 triệu đồng tương
Trường Đại học Kinh tế Huế
ứng với tỷ lệ 29,47%, bằng với năm 2010. Dư nợ trong ngành thủy sản giảm đi so với năm 2010 một lượng 11.630 triệu đồng tức là giảm 39,16%, và ngành thủy sản đứng vị trí thấp nhất trong các ngành. Dư nợ cho vay đời sống đạt 23.686 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,73%, tăng 8.580 triệu đồng tương ứng tăng 56,8% so với năm 2010. Điển hình một số xã có quy mô dư nợ lớn, tốc độ tăng trưởng khá như: Xã Thạch Kim, Thạch Bằng, Mai Phụ, Hộ Độ, Thạch Châuv.v. Bên cạnh đó 1 số xã có quy mô dư nợ thấp là:
An Lộc, Thụ Lộc, Tân Lộc v.v…