Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà

Một phần của tài liệu Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại NHNN PTNT huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LỘC HÀ

2.2. Tình hình chung của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lộc Hà

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lộc Hà

2.2.2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà

Cơ cấu bộ máy quản lý

Trụ sở giao dịch của Chi nhánh Ngân hàng NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà (gọi tắt là Chi nhánh Lộc Hà) được đặt tại Thị Tứ Thạch Châu - Huyện Lộc Hà – Tỉnh Hà Tĩnh với tổng số lao động toàn Chi nhánh tính đến đầu tháng 1/2011 là 24 cán bộ, chủ yếu có trình độ từ Cao đẳng, Đại học trở lên. Bộ máy tổ chức của chi nhánh gồm 2 phòng ban khác nhau: Phòng Kinh doanh, phòng Kế toán - Ngân quỹ; và 2 phòng giao dịch: Phòng giao dịch Thạch Châu, phòng giao dịch Phù Lưu. Bộ máy quản lý gồm:

- Một Giám đốc - Một Phó Giám đốc

- Hai Giám đốc 2 phòng giao dịch: Phòng giao dịch Thạch Châu và phòng giao dịch Phù Lưu.

- Hai trưởng phòng phụ trách 2 bộ phận: Bộ phận Kế toán – Ngân qũy và bộ phận Tín dụng.

- Cùng với 18 cán bộ nhân viên của Ngân hàng

Nơi đặt trụ sở Chi nhánh là nơi có hệ thống giao thông thuận tiện, tập trung nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể nên rất thuận lợi cho việc thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Bên cạnh đó, Chi nhánh đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, đồ dùng, công cụ làm việc cho từng cán bộ nhân viên trong Chi nhánh để tạo ra môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, hiện đại, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bộ máy quản lý của NHNo Lộc Hà được thể hiện qua sơ đồ sau

Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lộc Hà Chú thích: Quan hệ trực tuyến:

Quan hệ chức năng:

Nhiệm vụ của các phòng chuyên môn:

* Giám đốc: Là người quản lý điều hành chung mọi hoạt động của Ngân hàng.

Là người nắm quyền cao nhất của chi nhánh Ngân hàng, do Tổng Giám đốc NHNo tỉnh Hà Tỉnh bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ngân hàng tỉnh về toàn bộ hoạt động của chi nhánh về thực hiện các chủ trương, thể lệ Nhà nước.

Hoạch định chiến lược kinh doanh, phương hướng hoạt động đúng đắn cho chi nhánh, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương và chiến lược kinh doanh của chi nhánh.

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng kinh doanh

Phòng kế toán ngân quỹ

Phòng giao dịch Thạch Châu

Phòng giao dịch Phù Lưu

Bộ phận tín dụng

Các giao dịch viên

Bộ phận tín dụng

Các giao dịch viên Các

giao dịch viên KT Các

giao dịch viên TD

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh theo quy định của NHNo &

PTNT tỉnh Hà Tỉnh, kiến nghị và chủ động đề xuất với Ngân hàng cấp trên.

Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các bộ phận nghiệp vụ nhân viên dưới quyền, báo cáo lên Giám đốc Ngân hàng tỉnh về những tiêu cực (nếu có) tại chi nhánh mình, có quyền tham gia tố tụng, tranh chấp mà chi nhánh có liên quan.

* Phó Giám đốc:

Phó Giám đốc được Giám đốc chi nhánh ủy quyền chỉ đạo điều hành một số công việc, ký thay Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được phân công.

Khi Giám đốc vắng mặt, Phó Giám đốc thay thế giải quyết công việc của chi nhánh, phải chịu trách nhiệm và báo cáo lại Giám đốc về công việc đã giải quyết trong thời gian Giám đốc vắng mặt.

Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.

* Phòng Kinh doanh:

Phòng Kinh doanh gồm một trưởng phòng và các giao dịch viên, có nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nươc, nước ngoài; Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế các nhân trong và ngoài nước; Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tý tín dụng khép kín; Phân tích tình hình và sự phát triển của các ngành nghề kinh tế kỹ thuật, của các khách hàng từ đó lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; Thẩm định và đề xuất cho vay đối với các dự án tín dụng, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp thẩm quyền; đồng thời thẩm định các khoản vay do giám đốc Chi nhánh cấp ba quy định, chỉ định theo uỷ quyền của tổng giám đốc, đồng thời theo dõi đánh giá, sơ kết; Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh.

* Phòng Kế toán- Ngân quỹ:

Phòng kế toán- Ngân quỹ gồm một trưởng phòng, một phó phòng và các giao dịch viên,có chức năng trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy

Trường Đại học Kinh tế Huế

định của Chi nhánh; Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính; Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo &

PTNT trên địa bàn; Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Pháp luật.

* Phòng giao dịch :

Phòng giao dịch gồm có một giám đốc, bộ phận tín dụng và các giao dịch viên:

có chức năng chính là thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, đáp ứng các nhu cầu về gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền gửi từ nước ngoài, giải ngân các khoản vay, phát hành và thanh toán thẻ ,thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, chuyển tiền điện tử, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý tài chính, lập các báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm, quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại NHNN PTNT huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)