Tình hình đất đai của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại NHNN PTNT huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LỘC HÀ

2.5.1. Tình hình chung của các hộ điều tra

2.5.1.2. Tình hình đất đai của các hộ điều tra

Trong sản xuất đất đai là tư liệu chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Trong công nghiệp, thương mại đất đai là cơ sở nền móng để xây dựng nhà xưởng, cửa hàng, nhà ở,…thì trong nông nghiệp đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất chủ yếu. Để mang lai hiệu quả cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong sản xuất không phải cần nhiều đất là được mà cái chính là sử dụng đât sao cho hợp lý, để đạt hiệu quả cao cần phải sử dụng đất tiết kiệm, phải khai thác hợp lý, sử dụng các biện pháp nhằm tăng độ phì cho đất giúp đất luôn tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó việc sử dụng loại đất đó để trồng cây gì nuôi con gì cho phù hợp cũng là một vấn đề quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất. Để hiểu rõ hơn về tình hình đất đai của các hộ vay vốn ta xem xét bảng số liệu sau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 8: Tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2011

(ĐVT: m2)

Chỉ tiêu Chung Thạch Mỹ Hộ Độ

Diện tích % BQ/hộ Diện tích % BQ/hộ

1. Đất vườn và đất ở 1.381,86 58.399 31,03 1.946,63 24.512,5 49,49 817,08

2. Đất sản xuất nông nghiệp 2.032,5 120.600 64,08 4.020 1.350 2,73 45

3. Đất NTTS 225,83 9.200 4,89 306,67 4.350 8,78 145

4. Đất làm muối 321,83 0 0 0 19.310 38,99 643,67

Tổng số 3.962,03 188.199 100 6.273,3 49.522,5 100 1.650,75

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, diện tích đất bình quân chung của các hộ tương đối cao là 3.962,03 m2. Trong đó, đất SXNN là lớn nhất với 2.032,5 m2bình quân mỗi hộ, đất này chủ yếu sử dụng để trồng lúa, hoa màu (lạc, đậu, ngô, khoai). Tiếp đến là đất vườn và đất ở với 1.318,86 m2, đất này chiếm tỷ lệ cũng khá lớn, do huyện nhà là một huyện nông nghiệp nông thôn do đó mặc dù dân đông nhưng mật độ dân số thưa thớt. Đất NTTS là thấp nhất với 225,83 m2. Đất làm muối là 321,83 m2cũng tương đối.

Cụ thể, tại xã Thạch Mỹ có tổng diện tích đất là 188.199 m2, trong đó đất SXNN là 120.600 m2chiếm tỷ trọng 64,08% tổng diện tích đất của 30 hộ điều tra, bình quân mỗi hộ khá cao là 4.020 m2 vì ở xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp, các hộ chủ yếu làm ruộng, ngoài những mảnh đất được nhà nước cấp theo khẩu thì có nhiều gia đình còn khai hoang, phục hóa, đấu thầu để tăng them diện tích đất để sản xuất. Đất vườn và đất ở là 58.399 m2 chiếm 31,03%, bình quân chung mỗi hộ là 1.946,63 m2, đất ở và đất vườn của các hộ là khá cao, có thể nói là rộng rãi. Thạch Mỹ là một xã đông dân nhưng có diện tích rộng lớn do đó tính ra mật độ dân cư trên một m2 là không dày mà có thể nói là thưa thớt. Đất NTTS chiếm tỷ trọng thấp nhất với 4,89% hay 9.200 m2, bình quân chung mỗi hộ 306,67 m2. Thạch Mỹ không có đất làm muối vì Thạch Mỹ nằm ở đồng bằng chỉ có sông đi qua nước lợ hay nước ngọt chứ không có nước biển chảy vào nên không thích hợp cho việc làm muối.

Hộ Độ có tổng diện tích đất 49.522,5 m2, trong 30 hộ điều tra thì trung bình mỗi hộ có 1.650,75 m2. Trong đó, tổng diện tích đất ở và đất vườn là 24.512,5 m2, chiếm 49,49% tổng diện tích đất, bình quân chung mỗi hộ có 817,08 m2. Ngược lại với Thạch Mỹ thì Hộ Độ lại có diện tích đất tương đối hẹp, cũng là một xã đông dân nhưng diện tích hẹp hơn, mật độ dân cư trên 1 m2 tương đối dày đặc, đời sống người dân ở xã cao hơn cũng gần giống với thành phố. Do đó đất SXNN của xã hầu như không có, chỉ ít hộ có một vài mảnh nhỏ để trồng rau, hoa màu. Tổng diện tích đất SXNN là 1.350 m2 chiếm 2,73% tổng diện tích đất, bình quân chung 45 m2. Đất NTTS là 4.350 m2, chiếm 8,78%, bình quân chung 145 m2. Hộ Độ là xã rất phát triển về ngành nghề NTTS, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản rộng lớn, mang lại lợi nhuận cao cho người dân, nhiều gia đình nguồn thu chủ yếu là từ đó. Các nhà hàng quán ăn thủy hải sản mọc lên san sát phục vụ nhu cầu đời sống ngày càng cao của con người. Để làm được điều đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

cần phải có vốn kinh doanh, các hộ đã vay vốn ngân hàng nông nghiệp để phát triển việc kinh doanh của mình. Đất làm muối là 19.310 m2, chiếm 38,99%, bình quân chung mỗi hộ có 643,67 m2, Hộ Độ là xã nằm ven biển, con sông chạy dài ra biển nên nguồn nước mặn ở đây rất nhiều thuận lợi cho việc làm muối, thu nhập từ việc làm muối là rất quan trọng. Điều kiện, vị trí, địa hình ở đây rất thuận lợi cho việc sản xuất muối, các hộ đã sớm nhận ra điều đó nên đã vay vốn chú trọng đầu tư vào việc kinh doanh muối mang lại lợi nhuận tăng thêm thu nhập cho các hộ.

Nhìn chung diện tích đất bình quân của các hộ khá cao, thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề để tăng thu nhập cho gia đình. Trong thời gian tới chính quyền địa phương cần có các chính sách phù hợp để giúp các hộ có phương pháp sản xuất, chăn nuôi sao cho đạt hiệu quả nhất. Giúp các hộ thuận lợi trong việc vay vốn tại ngân hàng, tạo uy tín cho người dân. Hướng cho người dân thực hiện theo phương pháp để thu hồi vốn nhanh nhất.

Một phần của tài liệu Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại NHNN PTNT huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)