CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LỘC HÀ
2.3. Khái quát về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà qua 3 năm (2009- 2011)
2.3.4. Hoạt động tín dụng hộ nông dân của chi nhánh Ngân hàng qua 3 năm (2009-2011)
Kinh tế hộ nông dân ngày càng phát triển mạnh ở mọi nơi trên cả nước, huyện Lộc Hà là huyện không nằm ngoại lệ. Là huyện mới thành lập chưa được bao lâu nhu cầu để phát triển là rất lớn, các hộ nông dân rất cần nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động sản xuất. Do đó NHNo & PTNT huyện Lộc Hà đã không ngừng tăng cường nguồn vốn cho hộ nông dân, có những chính sách phù hợp khuyến khích hộ nông dân vay vốn kèm theo sự linh hoạt của đội ngũ cán bộ trong tìm kiếm khách hàng, ngân hàng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để đưa nguồn vốn đến với người dân. Doanh số cho vay kinh tế hộ tăng lên đáng kể trong những năm qua. Xem xét bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ điều đó.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6: Hoạt động tín dụng hộ nông dân theo loại cho vay tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà qua 3 năm 2009-2011 ( ĐVT: Triệu đồng, %)
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 So sánh
Giá trị (trđ) Tỷ lệ (%) Giá trị (trđ) Tỷ lệ (%) Giá trị (trđ) Tỷ lệ (%) 2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
Cho vay 225.300 100 257.072 100 308.234 100 31.772 14,10 51.162 19,90
Ngắn hạn 135.383 60,09 153.806 59,83 211.017 68,46 18.423 13,61 57.211 37,20
Trung hạn 89.917 39,91 103.266 40,17 97.217 31,54 13.349 14,85 -6.049 -5,86
Thu nợ 170.357 100 209.873 100 320.819 100 39.516 23,20 110.946 52,86
Ngắn hạn 122.708 72,03 148.842 70,92 211.644 65,97 26.134 21,30 62.802 42,19
Trung hạn 47.649 27,97 61.031 29,08 109.175 34,03 13.382 28,08 48.144 78,88
Dư nợ 228.775 100 264.621 100 271.357 100 35.846 15,67 6.736 2,55
Ngắn hạn 139.553 61 165.504 62,54 181.809 67 25.951 18,6 16.305 9,85
Trung hạn 89.222 39 89.117 37,46 89.548 33 -9.105 -9,27 431 0,48
Nợ quá hạn 895 100 1.609 100 1.783 100 714 79,78 174 10,81
Ngắn hạn 500 55,87 965 59,98 1028 57,66 465 93 63 6,53
Trung hạn 395 44,13 644 40,02 755 42,34 249 63,04 111 17,24
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt đông kinh doanh của NHNo & PTNT HLH từ 2009-2011)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng số liệu trên ta thấy DSCV hộ nông dân tăng lên đáng kể qua 3 năm 2009-2011. Trong đó DSCV ngắn hạn cao hơn trung hạn. Năm 2009 DSCV ngắn hạn là 135.383 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60,09%, DSCV trung hạn là 89.917 triệu đồng chiếm 39,91%. Năm 2010 DSCV ngắn hạn là 153.806 triệu đồng chiếm 59,83%, tăng 18.423 triệu đồng hay tăng 13,61% so với năm 2009, DSCV trung hạn là 103.266 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40,17% tăng 13.349 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với tăng 14,85%. Năm 2011, DSCV ngắn hạn đạt 211.017 triệu đồng chiếm 68,46% tăng 57.211 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 37,2%, điều này cho thấy DSCV ngắn hạn ngày càng tăng với tốc độ nhanh hơn, DSCV trung hạn chiếm tỷ trong thấp hơn nhiều là 31,54% và giảm đi so với năm 2010 một lượng 6.049 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 5,86%. Ngân hàng luôn muốn tìm kiếm lợi nhuận để có thể phát triển đi lên cạnh tranh được với các ngân hàng khác, do đó chi nhánh ngân hàng đã cho vay ngắn hạn với tỷ lệ rất lớn vì thời hạn vay ngắn thì ngân hàng quay vòng vốn nhanh, nhưng không vì thế mà ngân hàng từ chối các món vay trung hạn, ngân hàng mới thành lập do đó không cho các món vay dài hạn, như thế sẽ rất lâu mới thu hồi được vốn.
Bên cạnh DSCV thì DSTN hộ nông dân cũng biến động không ngừng theo chiều hướng thuận lợi.Năm 2009, thu nợ ngắn hạn đạt 122.708 triệu đồng chiếm 72,03%, thu nợ trung hạn là 47.649 triệu đồng, chiếm 27,97%. Đến năm 2010, thu nợ đạt ngắn hạn 148.842 triệu đồng chiếm 70,92% tăng 26.134 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 21,3%, thu nợ trung hạn đạt 61.031 triệu đồng chiếm tỷ lệ 29,08% tăng 13.382 triệu đồng tức tăng 28,08% so với năm 2009. Năm 2011, thu nợ đạt khá tăng lên rất nhiều so với năm 2010, thu nợ trung hạn đạt 211.644 triệu đồng chiếm 65,97%
tăng 62.802 triệu đồng hay tăng 42,19% so với năm 2010, thu nợ trung hạn đạt 109.175 triệu đồng chiếm 34,03% tăng 48.144 triệu đồng tương ứng tăng 78,88% so với năm 2010.
Dư nợ hô nông dân cũng biến động đáng kể. Dư nợ hộ nông dân năm 2009 đạt 228.775 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 139.553 triệu đồng chiếm tỷ lệ 61%, dư nợ trung hạn là 89.222 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39%. Qua năm 2010, dư nợ HND tăng lên và đạt 264.621 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 165.504 triệu đồng
Trường Đại học Kinh tế Huế
chiếm 62,54% tăng 25.951 triệu đồng tức tăng 18,6%. Dư nợ trung hạn đạt 89.117 triệu đồng chiếm 37,46%, giảm so với năm 2009 một lượng 9.105 triệu đồng tương ứng với 9,27%. Năm 2011, dư nợ HND đạt 271.357 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 181.809 triệu đồng chiếm 67% tăng 16.305 triệu đồng tương ứng tăng 9,85%
so với năm 2010, dư nợ trung hạn đạt 89.548 triệu đồng chiếm 33% tăng 431 triệu đồng tức tăng 0,48% so với năm 2010. Ta thấy dư nợ hộ nông dân có chiều hướng giảm xuống, nhất là dư nợ trung hạn.
Về nợ quá hạn HND thì biến động tăng lên qua các năm nhưng có xu hướng tăng chậm lại ở năm 2011. Cụ thể, năm 2009 NQH HND là 895 triệu đồng, trong đó NQH ngắn hạn là 500 triệu đồng chiếm 55,87%, trung hạn là 395 triệu đồng chiếm 44,13%. Năm 2010, NQH hộ là 1.609 triệu đồng, trong đó NQH ngắn hạn là 965 triệu đồng chiếm 59,98% tăng 465 triệu đồng tức tăng 93% so với năm 2009, NQH trung hạn là 644 triệu đồng chiếm 40,02% tăng 249 triệu đồng tức tăng 63,04% so với năm 2009. Đến năm 2011, NQH hộ là 1.783 triệu đồng, trong đó quá hạn ngắn hạn là 1.028 triệu đồng chiếm 57,66% tăng 63 triệu đồng tức tăng 6,53% so với năm 2010, quá hạn trung hạn là 755 triệu đồng chiếm 42,34% tăng 111 triệu đồng tương ứng với 17,24%
so với năm 2010. Như vậy ngân hàng đã làm giảm bớt được sự tăng lên của nợ quá hạn. Đó là điều tốt cho ngân hàng, đã giải quyết bớt được nợ quá hạn. Để làm giảm bớt được nợ quá hạn đối với hộ nông dân thì ngân hàng cần xem xét lý do nợ quá hạn của các hộ là gì để từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý nhằm tạo niềm tin cho người nông dân để họ yên tâm sản xuât, kinh doanh để có tiền trả nợ ngân hàng đúng hẹn. Đối với các hộ sử dụng vốn sai mục đích thì các cán bộ ngân hàng phải hướng dẫn việc sử dụng vốn sao cho đúng mục đích đem lại hiệu quả kinh tế cao.