CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LỘC HÀ
2.3. Khái quát về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà qua 3 năm (2009- 2011)
2.3.2. Hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng qua 3 năm (2009-2011)
Tín dụng ngân hàng đã góp phần bổ sung vốn cho các hộ nông dân phát triển trồng trọt, chăn nuôi, mở rộng các ngành nghề kinh tế khác, cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân.
Quan sát bảng số liệu sau ta sẽ thấy được tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà cụ thể như thế nào qua 3 năm (2009-2011).
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 4: Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà qua 3 năm 2009-2011
(ĐVT: Triệu đồng, %)
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
1. Doanh số cho vay Tr.đ 323.137 351.300 408.108 28.163 8,72 56.808 16,17
- Doanh số cho vay hộ nông dân Tr.đ 225.300 257.072 308.234 31.772 14,1 51.162 19,9
- Tỷ trọng % 69,72 73,18 75,53 - - - -
2. Doanh số thu nợ Tr.đ 247.181 320.175 401.372 72.994 29,53 81.197 25,36
Doanh số thu nợ hộ nông dân Tr.đ 170.357 209.873 320.819 39.516 23,20 110.946 52,86
Tỷ trọng % 68,92 65.55 79,93 - - - -
3. Dư nợ Tr.đ 234.734 271.580 278.316 36.846 15,69 6.736 2,48
Dư nợ hộ nông dân Tr.đ 228.775 264.621 271.357 35.846 15,67 6.736 2,55
Tỷ trọng % 97,46 97,44 97,50 - - - -
4. Nợ quá hạn Tr.đ 1.056 2.173 2.187 1.117 105,78 14 0,64
Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,45 0,8 0,8 - - - -
Nợ xấu Tr.đ 469,47 1.032 1.257 562,53 119,8 225 21,8
Tỷ trọng nợ xấu % 44,46 47,49 57,48 - - - -
Nợ xấu/tổng dư nợ % 0,2 0,38 0,46 - - - -
Nợ quá hạn hộ nông dân Tr.đ 895 1.609 1.783 714 79,78 174 10,81
Tỷ trọng % 84,75 74,05 81,53 - - - -
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT HLH từ 2009-2011)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà biến động mạnh, năm 2009 tổng doanh số cho vay là 323.127 triệu đồng, trong đó doanh số cho vay hộ nông dân là 225.300 triệu đồng chiếm 69,72% tổng DSCV. Năm 2010 tổng DSCV là 351.300 triệu đồng tăng 28.163 triệu đồng tức là tăng 8,72%, trong đó tổng DSCV hộ nông dân là 257.072 triệu đồng chiếm 73,18% tăng 31.772 triệu đồng tức là tăng 14,1% so với năm 2009. Đến năm 2011 tổng DSCV tăng đáng kể lên tới 408.108 triệu đồng tăng 56.808 triệu đồng hay tăng 16,17%, DSCV hộ tăng 51.162 triệu đồng tức tăng 19,9%, ở mức 308.234 triệu đồng chiếm 75,53% tổng DSCV.
Như vậy DSCV tại Ngân hàng ngày càng tăng lên, đặc biệt đối tượng vay chủ yếu là hộ nông dân, và số lượng hộ vay ngay càng tăng, điều này cho thấy chất lượng tín dụng tại Ngân hàng cao tạo sự tin cậy lớn đối với khách hàng, đặc biệt là hộ nông dân.
Doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng của ngân hàng. Do đó từ lúc thành lập chi nhánh rất quan tâm đến công tác thu nợ, đảm bảo nguồn vốn cho vay được thu hồi đầy đủ, đúng hạn và tăng tốc độ chu chuyển vốn, mang lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh. Qua bảng số liệu ta thấy DSTN tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2009 DSTN là 247.181 triệu đồng, trong đó DSTN HND đạt 170.357 triệu đồng chiếm 68,92%. Năm 2010 DSTN đạt 320.175 triệu đồng, tăng 72.994 triệu đồng tức tăng 29,53% so với năm 2009. DSTN HND năm 2010 đạt 209.873 triệu đồng chiếm 65,55% tổng DSTN, tăng 39.526 triệu đồng tức tăng 23,2%.
Năm 2011 DSTN tăng 81.197 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 25,36% so với năm 2010, tức là đạt 401.372 triệu đồng. DSTN HND năm 2011 đạt 320.819 triệu đồng chiếm tỷ trọng 79,93% tổng DSTN, tăng 110.946 triệu đồng tương ứng tăng 52,86%.
Tỷ lệ thu nợ hộ nông dân trên tổng DSTN giảm năm 2010 nhưng lại tăng năm 2011 cụ thể, năm 2009 là 68,92%, năm 2010 giảm còn 65,55%, đến năm 2011 lại tăng đến 79,93%. Mặc dù qua các năm thu nợ hộ nông dân tăng lên nhưng tỷ trọng thu nợ hộ nông dân vẫn còn chưa cao, các cán bộ ngân hàng đã cố gắng, đôn đốc người dân trả nợ đúng kỳ hạn nhưng mấy năm nay mùa màng thất thoát, thời thiết biến đổi thất thường, họ gặp khó khăn trong việc gom góp tiền trả nợ, do đó việc trả nợ đúng kỳ hạn là rất khó. Dẫn đến việc thu hồi nợ của các cán bộ ngân hàng cũng gặp khó khăn. Điều
Trường Đại học Kinh tế Huế
đó cho ta thấy việc sản xuất của hộ gặp nhiều rủi ro ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhất là các hoạt động tạo thu nhập cho hộ.
Dư nợ là chỉ tiêu vừa phản ánh khối lượng tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay, nó thể hiện quy mô đầu tư tín dụng, vừa phản ánh kết quả hoạt động cho vay thu nợ của ngân hàng. Dư nợ tăng, mà trong đó tỷ lệ nợ quá hạn thấp sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tổng dư nợ tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà tăng mạnh qua các năm, vượt so với kế hoạch đề ra. Nhìn chung trong năm 2009 quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ khá. Tính đến 31/12/2009 toàn huyện có 7.850 hộ vay vốn Ngân hàng với tổng dư nợ đạt 234.734 triệu đồng bình quân 1 hộ vay 29,9 triệu đồng, tỷ lệ thu lãi bình quân đạt trên 97%. Tổng dư nợ hộ nông dân đạt 228.775 triệu đồng chiếm tỷ trọng 97,46%. Đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng dư nợ đã vượt kế hoạch, tính đến 31/12/2010 toàn huyện có 8.150 hộ vay vốn với tổng dư nợ 271.580 triệu đồng tăng 36.846 triệu đồng tương ứng với 15,56% so với năm 2009, tỷ lệ thu lãi đạt trên 98,5%.
Tổng dư nợ hộ nông dân năm 2010 đạt 264.621 triệu đồng chiếm tỷ trọng 97,44%, tăng 35.846 triệu đồng tức tăng 15,67%. Nhìn chung năm 2011 quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ chậm, một mặt dư nợ phải trả gần 10 tỷ đồng nguồn tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước vay trước đây, mặt khác do yếu tố lạm phát nhu cầu các dự án của khách hàng còn tạm dừng chưa triển khai thực hiện. Tính đến 31/12/2011 toàn huyện có 8.215 hộ vay vôn Ngân hàng với tổng dư nợ 278.316 triệu đồng tăng 6.736 triệu đồng tốc độ tăng gần 2,5% so với năm 2010, tỷ lệ thu lãi bình quân trên 98,5%.
Tổng dư nợ hộ nông dân năm 2011 cũng tăng lên so với năm 2010 đã lên tới 271.357 triệu đồng, nhưng tăng không đáng kể với tỷ lệ tăng là 2,55% tương ứng với 6.736 triệu đồng. Tỷ trọng dư nợ hộ nông dân tăng qua các năm, chiếm ưu thế trong tổng dư nợ, nhưng tốc độ tăng giảm dần.
Nợ quá hạn sẽ làm cho Ngân hàng có nguy cơ mất vốn, tỷ lệ nợ quá hạn cao ảnh hưởng đến vòng quay vốn và kế hoạch sử dụng vốn trong kỳ kế tiếp của Ngân hàng. Khi phát sinh nợ quá hạn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng, giảm hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Trong những năm qua Ngân hàng đã cố gắng giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể. Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,45% tương ứng với 1.056 triệu đồng. Qua năm 2010 thì tỷ lệ qua hạn lại tăng lên đến 0,8% tương ứng với
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.173 triệu đồng, tăng hơn một nữa so với năm 2009, nhưng cũng may là tổng dư nợ cao có thể bù đắp được. Năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn bằng với năm 2010 là 0,8% tương ứng với 2.187 triệu đồng. Mặc dù 2 năm sau tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao so với năm 2009 nhưng nó vẫn giữ ở dưới mức quy định của Ngân hàng.
Trong nợ quá hạn nợ xấu chiếm dưới 50% doanh số, nợ xấu chủ yếu là nợ nghi ngờ và nợ cần chú ý chứ không rơi vào nhóm nợ có khả năng mất vốn. Do đó nợ xấu cũng không ảnh hưởng nhiều tới vòng quay vốn của Ngân hàng và khả năng bảo toàn vốn của Ngân hàng. Trong 3 năm này là những năm được đánh giá cao về chất lượng tín dụng đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng vay. Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Năm 2009 nợ xấu 496,47 triệu đồng chiếm 44,46% tổng nợ quá hạn, đến năm 2010 tỷ trọng tăng lên đến 47,49% tương đương với 1.032 triệu đồng tăng hơn 100%, năm 2011 tốc độ tăng đã giảm đi đó là tăng 21,8%
tương đương với tăng 225 triệu đồng nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn là 57,48%. Nguyên nhân tăng lên của nợ quá hạn là do nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến quá trình tiêu thụ hàng hóa của người dân gặp khó khăn, do điêu kiện thiên nhiên không thuận lợi, dịch bệnh ngày càng nhiều gây thiệt hại lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của người dân làm cho họ không thể thu hồi đủ vốn và đúng kỳ hạn để trả nợ cho Ngân hàng được. ngoài ra còn do nhiều người dân vay vốn nhưng không sử dụng vốn đúng mục đích dẫn đến thất thoat vốn, một số người thì làm ăn không may mắn thua lỗ nên không thể gom đủ tiền trả cho Ngân hàng. Để giảm tỷ lệ nợ quá hạn trong thời gian tới Ngân hàng cần có nhiều biện pháp tốt, hợp lý, hướng cho người dân biết cách sử dụng vốn một cách hợp lý thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình.
Nhìn chung trong 3 năm 2009-2011 mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, bi ảnh hưởng lớn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lộc Hà vẫn không ngừng tăng trưởng, hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao. Ban lãnh đạo Ngân hàng đã có những hướng đi đúng đắn, có những biện pháp hợp lý để đưa hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển đi lên, đặc biệt lấy tín dụng HND làm trọng tâm. Mặc dù các hộ vay với số tiền không lớn nhưng nhiều người vay sẽ tạo nên một khoản tiền cho vay tương đối lớn vả lại các hộ chỉ làm ăn nhỏ
Trường Đại học Kinh tế Huế
mặc dù có rủi ro nhưng nhưng rất nhỏ vẫn không sợ nguy cơ mất vốn của Ngân hàng.
Không như các doanh nghiệp nếu bị phá sản thì Ngân hàng sẽ mất hoàn toàn vốn.