CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LỘC HÀ
2.1. Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lộc Hà
* Vị trí địa lý:
Huyện Lộc Hà nằm ở Đông Bắc tỉnh Hà Tĩnh, Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân, phía Nam giáp huyện Thạch Hà và thị xã Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Can Lộc và phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 12 km, diện tích tự nhiên 11.830,85 ha.
Là huyện mới được thành lập từ tháng 3/2007 . Huyện Lộc Hà có vị trí đặc biệt quan trọng và thuận lợi không chỉ với hai huyện Thạch Hà và Can Lộc sau khi chia tách, với thị xã Hà Tĩnh và khu mỏ sắt Thạch Khê, mà còn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa hình hội đủ cả sông biển núi non và đồng bằng. Lộc Hà có điều kiện trở thành cầu nối phát triển du lịch sinh thái biển, du lịch các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử của Hà Tĩnh và điểm đầu mối giao thông quan trọng trên trục hành lang nối thị xã Hà Tĩnh ra biển. Đây được xem là một huyện ven biển đầy tiềm năng và phát triển kinh tế xã hội mang thính bền vững.
* Thời tiết – khí hậu:
Lộc Hà có Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội . Lộc Hà có 13 xã được tách ra từ 2 huyện là Thạch Hà và Can Lộc vì vậy cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông lưới điện, cũng như cơ sở y tế - giáo dục đã mang tính kế thừa. Ngoài ra, một số công trình, dự án lớn ngày một được đầu tư mạnh mẽ như công trình thủy lợi Đò Điệm, tuyến đường từ mỏ sắt Thạch Khê nối quốc lộ 1A đi qua huyện, tuyến đường nối TP Hà Tĩnh với trung tâm huyện lỵ đang được tiến hành thi công như đang mở ra những triển vọng lớn.
Là một Huyện Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, nên ở Huyện Lộc Hà có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông lâm thủy sản, trồng trọt chủ yếu là cây lạc và lúa, mang lại năng suất cao, tuy nhiên điều kiện khí hậu của vùng trong những năm qua hạn hán và rét lạnh kéo dài và một phần do sự biến đổi khí hậu chung trên toàn thế giới nên cũng ảnh hưởng tiêu cực nhiều đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
* Đất đai:
Diện tích đất tự nhiên của huyện là 11.830,85 ha, bằng 1,96% tổng diện tích cả tỉnh. Diện tích đất đã đưa vào sử dụng 10.178,55 ha, bằng 86% diện tích đất tự nhiên.
Trong đó, đất đã đưa vào sử dụng sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp là 7.110,48, đất được sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp là 3.069,86. Diện tích đất chưa sử dụng hiện còn khá lớn, bằng 14% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất bằng chưa sử dụng chủ yếu tập trung ở các dải cát ven biển từ Thịnh Lộc đến Thạch Bằng và các vùng bãi ven sông thuộc các xã Hậu Lộc, Hồng Lộc, Thạch Mỹ, Hộ Độ, Thạch Châu, Mai Phụ, Thạch Bằng…Khả năng có thể khai thác đưa vào sử dụng sản xuất nông- ngư-lâm nghiệp và phi nông nghiệp khoảng 90% diện tích đất bằng chưa sử dụng. Đất đồi núi chưa sử dụng tập trung chủ yếu tại các xã Thịnh Lộc, Thạch Bằng, có thể khai thác sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng khoảng 75%.
Lộc Hà có 1.560,88 ha đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng có khả năng lâm nghiêp khoảng 800 ha. Rừng tự nhiên hiện chủ yếu rừng nghèo.
Diện tích rừng trồng tập trung chủ yếu là thông, phi lao và keo. Trồng cây phân tán được 200 ha. Nhiều diện tích rừng đang bước vào thời kỳ khai thác nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Với nguồn đất đai quý giá không thể thiếu được, đó là cơ sở và tiềm năng phát triển cho vùng.
Bảng 1: Diện tích đất đai huyện Lộc Hà năm 2010 phân theo mục đích sử dụng
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
Tổng diện tích tự nhiên 11.830,85 100,00
1 Đất nông nghiệp 7.110,48 60,10
Đất sản xuất nông nghiệp 5.080,23 71,45
Đất lâm nghiệp 1.560,88 21,95
Đất nuôi trồng thủy sản 277,48 3,90
Đất làm muối 192,21 2,7
Đất nông nghiệp khác 0,18 0,003
2 Đất phi nông nghiệp 3.069,86 25,95
Trường Đại học Kinh tế Huế
Đất ở 437,50 14,25
Đất chuyên dùng 1.207,44 39,33
Đất tôn giáo tín ngưỡng 25,56 0,83
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 204,63 6,66
Đất sông suối và mặt nước 1.194,93 38,92
3 Đất chưa sử dụng 1.652,30 13,96
( Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 và Sở Thuỷ sản) Huyện có bờ biển dài 12 km, là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Cửa sót - một cửa biển có vùng bãi ngập nước mặn lợ với hơn 700 ha, rất thuận lợi cho nuôi trồng các loại hải sản tôm, cua, hến và các nước mặn.. Cửa sót - Một cửa sông lớn đổ ra biển tạo ra tiềm năng to lớn trong việc phát triển toàn diện kinh tế biển (giao thông vận tải biển, du lịch và nuôi trồng, đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu. Nơi đây không chỉ là cảng cá mà có thể phát triển thành một thương cảng sầm uất của cả tỉnh Hà Tĩnh. Tuy vậy, ven biển Huyện Lộc Hà cũng có một số yếu tố không thuận lợi cho phát triển kinh tế:
- Mức độ khai thác nguồn lợi hải sản ở vùng ven bờ đã sát hoặc thậm chí cao hơn mức sản lượng bền vững cho phép;
- Nguồn lợi hải sản vùng bờ cũng có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lư- ợng và kích thước cá đánh bắt. Các hoạt động giao thông phát triển ở vùng ven biển và trên lưu vực sông tiếp tục gia tăng.
- Hàng năm Hà Tĩnh nói chung và huyện Lộc Hà nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1-2 cơn bão, thường làm mực nước biển dâng cao đến 7-8 m gây hậu quả nghiêm trọng cho dân sinh và kinh tế, đặc biệt cho nuôi trồng thủy sản.
Tiềm năng phát triển công nghiệp và dịch vụ- thương mại: Mục tiêu thời gian tới, lĩnh vực công nghiệp ở huyện Lộc Hà sẽ được tập trung vào khai thác vật liệu xây dựng chủ yếu cung cấp cho TP Hà Tĩnh cũng như khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê và phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Công nghiệp bảo quản và chế biến thủy hải sản cũng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn ở các xã vùng biển như Thạch Kim, Thạch Bằng...Tại đây đã được hình thành các cụm công nghiệp bảo quản, chế biến thủy hải sản như kho đông lạnh, hằng năm sẽ cung cấp sản lượng khoảng 30.000 tấn cá ra thi trường, chiếm khoảng 1/3 sản lượng của cả tỉnh. Các tổ hợp chế biến nước mắm, ruốc, thủy hải sản khô...đang dần khẳng định được thương hiệu của mình trong thị trường trong nước và xuất khẩu.
* Về du lịch, dân số:
Huyện Lộc Hà tương đối giàu tài nguyên du lịch: có tiềm năng di sản văn hoá phong phú, đa dạng, có gía trị và mang bản sắc riêng, độc đáo. Hiện tại trên địa bàn huyện có Cửa Sót - núi Nam Giới, bãi tắm Thịnh Lộc, Thạch Bằng có thể kết hợp với nhau thành các tuyến du lịch. Huyện có các di tích lịch sử như Chùa Chân Tiên, Chùa Kim Dung, Đền Lê Khôi. Có nhiều lễ hội như hội chùa Hương Tích, Chiều Trưng, Hạ Thủy, hội đua thuyền ở Thạch Kim, Thạch Bằng, Mai Phụ, Hộ Độ. Đây cũng là điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt có tính chất trung chuyển Bắc - Nam, Tây - Đông.
Về dân số và lao động thì Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 17.747 người, chiếm 20,58% dân số. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Cơ cấu lao động so với cơ cấu kinh tế có sự chênh lệch lớn. Tỷ trọng lao động nông lâm ngư nghiệp chiếm trên 99% trong tổng số.
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như vậy nên huyện Lộc Hà có nhiều tồn tại và khó khăn. Phần lớn diện tích của huyện là đất bạc màu, giữ nước kém. Thời tiết khắc nghiệt, diễn biến ngày càng phức tạp và thường gây ra các thiên tai khó lường trước như hạn hán, bão, lũ đe dọa đến cuộc sống người dân ở nhiều vùng. Thách thức lớn nhất do hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực là môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, trong khi đó Hà Tĩnh nói chung cũng như huyện mới nói riêng chưa chuẩn bị đầy đủ chuẩn bị cho quá trình đó. Vốn đầu tư, công nghệ và kỹ năng quản lý còn nhiều bất cập, lao động rẻ nhưng chưa được đào tạo phần lớn không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, yếu ngoại ngữ ( tiếng Anh) … là những yếu tố hạn chế sự hội nhập kinh tế của huyện. Trình độ phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người hiện thấp hơn rất nhiều so trung bình của cả tỉnh là hạn chế lớn để phát triển.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn, tuy đã thoát khỏi đói nghèo nhưng nguy cơ tái nghèo còn cao, nhất là các xã vùng bãi ngang và một số đối tượng chính sách; tỷ lệ lao động thiếu việc làm còn cao, gây áp lực lớn cho phát triển kinh tế.