Tình hình vay vốn phân theo thời gian của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại NHNN PTNT huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LỘC HÀ

2.5.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà

2.5.2.4. Tình hình vay vốn phân theo thời gian của các hộ điều tra

Trong việc vay vốn có một yếu tố nữa cần phải chú ý xem xét đó là thời hạn vay vốn. thời gian vay, mức vay và lãi suất cho vay ảnh hưởng rất lớn đến làm ăn của các hộ. Tùy vào tính chất của các hoạt động sản xuất kinh doanh, tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình, Ngân hàng cần xem xét mức độ vay và khả năng thu hồi vốn của các hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu của các hộ để từ đó đưa ra thời hạn vay cho các hộ hợp lý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

64 Bảng 13: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra năm 2011 theo kỳ hạn và ngành nghề

Chỉ tiêu ĐVT BQC

Xã Thạch Mỹ Xã Hộ Độ

Hộ vay SXNN

Hộ vay KDNN- DV phi NN

Hộ vay buôn bán

Hộ vay SXNN

Hộ vay KDNN- DV phi NN

Hộ vay buôn bán 1. Lượng vốn

vay BQ Trđ 34,12 24,28 65 18,75 23,33 46,25 140

- Ngắn hạn Trđ 26,67 0 0 0 15 50 0

- Trung hạn Trđ 34,94 24,28 65 18,75 27,14 45,71 140

2. Tỷ lệ hộ vay

ngắn hạn % 10 0 0 0 33,33 12,5 0

3. Tỷ lệ hộ vay

trung hạn % 90 100 100 100 66,67 87,5 100

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, đa số các hộ vay vốn đều vay ở mức trung hạn với tỷ lệ là 90%, các hộ vay ngắn hạn là rất ít với 10%. Trong tổng 60 hộ điều tra thì lượng vốn vay bình quân chung là 34,12 triệu đồng, trong đó vốn vay trung hạn bình quân là 34,94 triệu đồng, vốn vay ngắn hạn là 26,67 triệu đồng. Vốn vay ngắn hạn là thấp hơn vay trung hạn vì số lượng hộ vay ngắn hạn ít hơn số lượng hộ vay trung hạn và lượng vốn vay cũng thấp hơn.

Ở Thạch Mỹ, các hộ vay đều ở mức trung hạn không có hộ nào vay ngắn hạn.

Đối với các hộ vay SXNN lượng vốn vay bình quân là 24,28 triệu đồng, hộ vay KDNN- DV phi NN với lượng vốn vay bình quân là 65 triệu đồng, hộ vay buôn bán với lượng vốn vay bình quân là 18,75 triệu đồng, trong đó toàn là các hộ vay trung hạn.

Ở Hộ Độ, số hộ vay ngắn hạn ít hơn trung hạn. Đối với hộ vay SXNN tỷ lệ hộ vay ngắn hạn là 33,33% trong khi đó tỷ lệ hộ vay trung hạn là 66,67%, lượng vốn vay bình quân cho mỗi hộ là 23,33 triệu đồng, trong đó lượng vốn vay bình quân mỗi hộ vay ngắn hạn là 15 triệu đồng, lượng vốn vay bình quân mỗi hộ vay trung hạn là 27,14 triệu đồng. Đối với hộ vay KDNN-DV phi NN, tỷ lệ hộ vay ngắn hạn cũng rất ít là 12,5%, còn tỷ lệ hộ vay trung hạn là 87,5%. Lượng vốn vay bình quân mỗi hộ là 46,25 triệu đồng, trong đó lượng vốn vay ngắn hạn bình quân là 50 triệu đồng, còn lượng vốn vay trung hạn bình quân là 45,71 triệu đồng, đối với vay mục đích này thì lượng vốn vay đầu tư ngắn hạn lại cao hơn vay đầu tư trung hạn. Các hộ vay buôn bán thì chỉ vay trung hạn không có vay ngắn hạn, lượng vốn vay bình quân là 140 triệu đồng.

Hầu hết các hộ vay đều vay ở mức trung hạn, số rất ít một vài hộ mới vay ngắn hạn. Bất kể hộ nào vay vốn đầu tư vào ngành nghề sản xuất kinh doanh nào cũng đều muốn vay với thời gian dài, trong khoảng thời gian đó họ mới có thể triển khai hoạt động và thu hồi được đủ vốn để trả Ngân hàng, việc sản xuất không thể tránh khỏi những rủi ro bất ngờ do đó việc thu hồi vốn trong khoảng thời gian ngắn là rất khó. Mà vay ngắn hạn là vốn vay có thời hạn dưới một năm, với khoảng thời gian đó các hộ vay chưa kịp thu lại lợi nhuận trong quá trình sản xuất đã phải lo đi trả nợ thì ai cũng không muốn. Do đó các hộ vay muốn vay trung hoặc dài hạn để có thời gian quay vòng vốn và có đủ thời gian để trả nợ mà vẫn thu lợi nhuận cho mình. Thường thì các hộ vay ngắn hạn là các hộ vay với số tiền ít, và đầu tư vào hoạt động thu hồi vốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhanh để có thể thu lợi nhuận trong thòi gian ngắn nhất và thu lại vốn để trả cho ngân hàng. Đối với các hộ vay vốn đầu tư vào phát triển chăn nuôi hầu như đều vay trung hạn vì hoạt động chăn nuôi không thể thu hồi vốn trong thời gian ngắn được, ít nhất thì phải một năm mới có thể lấy được vốn do đó họ phải vay trung hạn để đảm bảo trả được nợ và thu lợi nhuận được.

Thật ra trong thực tế cho ta thấy dù vay ngắn hạn hay trung hạn thì các hộ vay có trả được nợ và lãi vay đúng thời hạn cho Ngân hàng hay không phụ thuộc lớn vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ chứ ngắn hạn hay trung hạn chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ mà thôi. Nói chung các hộ vay vốn Ngân hàng đều có một tam lý chung là sợ mang tiếng mắc nợ nên khi đến thời hạn trả nợ thì cho dù hoạt động sản xuất của họ có hiệu quả hay không họ cũng đều cố gắng vay mượn bạn bè người thân để trả đủ nợ cho Ngân hàng. Chỉ trừ những trường hợp quá đặc biệt làm ăn thua lỗ không có khả năng trả được nợ nữa mới dẫn đến tình trạng nợ quá hạn cho Ngân hàng, nhưng đây chỉ là một số rất ít mà thôi, không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đây là một đặc điểm tốt cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại NHNN PTNT huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)