PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY
I. THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY HỘ NGHÈO TẠI
I.1 Tình hình cho vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH huyện Lộc Hà
2.1 Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Lộc Hà
Để triển khai thực hiện chính sách cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH huyện Lộc Hà đã tập trung khai thác nguồn vốn từ TW bởi lẽ hoạt động với mục đích xã hội là chính nên nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu phải lấy từ ngân sách của TW theo nghi định 78/2002/N Đ-CP của chính phủ.
Hằng năm NHCSXH huyện Lộc Hà căn cứ kế hoạch tín dụng để kế hoạch hóa các nguồn vốn trình NHCSXH tỉnh. Đến ngày 31/12/2011 tổng nguồn vốn đạt 186.451 triệu đồng, tăng hơn so với các năm trước. Năm 2010 nguồn vốn đạt 136.206 triệu đồng tăng 32.040 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với 30,75% . Đến năm 2011 tiếp tục tăng lên 186.451 triệu đồng tăng 50.245 triệu đồng (36,88%) so với 2010.
Điều này cho ta thấy quy mô của ngân hàng ngày càng được mở rộng hay sự quan tâm của nhà nước đối với người nghèo càng nhiều hơn. Nguồn vốn tăng phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của ngân hàng, các hộ vay vốn sẽ có điều kiện phát triển các kế hoạch sản xuất của hộ.
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn cho vay trên ta thấy nguồn vốn TW chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 99%) còn nguồn huy động lại rất ít chỉ chiếm gần 1% trong tổng nguồn vốn, Mặc dù ít nhưng các năm sau tăng hơn so với những năm trước,đó cũng là một kết quả đáng mừng, cụ thể : năm 2011 tăng 455,5% so với năm 2010 với số tiền tăng hơn là 2.050 triệu đồng. Điều này cho thấy mức thu nhập ngày càng tăng của các nông hộ. Khác với một số NHCSXH huyện khác là nguồn huy động ở đây chỉ từ tổ TK &
VV và chỉ là một số tiền rất ít bởi vì Lộc Hà là một huyện mới thành lập, mặt khác cuộc sống người dân ở đây còn nhiều khó khăn, là một huyện được đánh giá là huyện nghèo của Tỉnh nên nguồn huy động từ bên ngoài ra ít.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 4:Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Lộc Hà qua 3 năm 2009-2011
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010
Tr. đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- % +/- %
Tổng số 104.166 100,00 136.206 100,00 186.451 100,00 32.040 30,75 50.245 36,88
1.Vốn TW 103.936 99,77 135.756 99,66 183.951 98,65 31.820 30,61 48.195 35,50
2.Huy đông từ tổ TK&VV 230 0,22 450 0,33 2.500 1,34 220 95,65 2.050 455,55
(Nguồn: ngân hàng chính sách xã hội huyện Lộc Hà)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Doanh số cho vay và chỉ tiêu hệ số quay vòng vốn cho vay hộ nghèo
Doanh số cho vay
Là một trong những chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng. Doanh số cho vay lớn chứng tỏ ngân hàng càng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân.
Đối tượng chủ yếu của NHCSXH là hộ nghèo do đó trong các chương trình cho vay thì cho vay hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, đối với hộ nghèo nhất là huyên nghèo như Lộc Hà thì vay chủ yếu sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và phát triển chăn nuôi) là chính.
Tùy theo mỗi ngành, mỗi quy mô sản xuất mà nhu cầu phát triển về vốn là khác nhau, nhưng nhìn chung thì lượng vốn mà hộ nghèo vay và trả là rất nhỏ so với các hộ sản xuất kinh doanh khác.
Căn cứ vào bảng ta thấy doanh số cho vay biến động không đều qua các năm.
Năm 2010 doanh số cho vay giảm xuống còn 13.107 triệu đồng , giảm 5.163 triệu đồng tương ứng với giảm 28,25% so với năm 2009.Tuy nhiên đến năm 2011 lại tăng lên 21.200 triệu đồng tức tăng 8.093 triệu đồng so với năm 2010 do đó tương ứng tăng cao 61,74%. Doanh số cho vay tăng thì doanh số hộ nghèo được vay tăng và hộ có nhiều cơ hội hơn để thoát nghèo.
Nguồn vốn vay phụ thuộc vào ngân sách của nhà nước nên cũng không thể chủ động trong điều chỉnh doanh số cho vay hộ nghèo. Trong doanh số cho vay hộ nghèo của NHCSXH chủ yếu là vay trung hạn vì nó phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ, người dân vay vốn chủ yếu để đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi. Khi kết thúc chu kỳ sản xuất người dân trả nợ cho ngân hàng và tùy nhu cầu của hộ mà có thể tiếp tục vay hoặc không. Do đó hầu hết hộ nghèo xin vay vốn theo hình thức trung hạn, còn ngắn hạn thì rất ít.
Cùng với sự tăng lên về doanh số cho vay thì số lượng hộ vay vốn biến động giảm đáng kể, cụ thể năm 2009 là 1947 hộ, năm 2010 là 1302 hộ, giảm 645 hộ hay giảm 33,12% so với 2010.Trong năm 2010 số hộ vay vốn giảm là do ngoài vay vốn hộ nghèo còn nhiều chương trình vay khác như vay nước sạch…mặt khác nguồn vốn 2010 cũng giảm hơn so với năm 2009 nên không thể đáp ứng được nhu cầu của các hộ nghèo. Sang năm 2011 có 1594 hộ vay vốn tăng 292 hộ so với 2010 do chính sách ưu đãi có nhiều thay đổi tích cực theo hướng có lợi cho người dân cũng như nguồn vốn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Lượng vay vốn bình quân trên hộ cũng biến động do doanh số cho vay và số hộ vay vốn thay đổi qua các năm. Lượng vay vốn bình quân trên hộ có xu hướng tăng lên, cụ thể : năm 2009 bình quân/hộ là 9,38 triệu đồng, năm 2010 là 10,06 triệu đồng tăng 0,68 triệu đồng hay tăng 07,24% so với 2009. Đến năm 2011 là 13,29 triệu đồng tăng 3,23 triệu đồng tương ứng tăng 32,10% so với 2010. Như vậy lượng vốn vay bình quân / hộ tăng chứng tỏ khả năng đáp ứng được nguồn vốn của ngân hàng và cũng chứng tỏ các hộ nghèo đã mạnh dạn vay vốn để sản xuất, đây là một tín hiệu lạc quan đối với công tác XĐGN.
Bảng 5: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ hộ nghèo qua 3 năm 2009-2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
1.Tổng doanh số
cho vay (tr.đ) 18.270 13.107 21.200 -5.163 -28,25 8.093 61,74 2.Số hộ vay vốn (hộ) 1947 1302 1594 -645 -33,12 292 22,42 3.Lượng vốn vay
BQ/ hộ (tr.đ) 9,38 10,06 13,29 0,68 07,24 3.23 32,10
4.Doanh số thu nợ (tr.đ) 11.716 10.571 18.500 -1.145 -9,77 7.929 75,00 5.Tổng dư nợ (tr.đ) 53.408 57.940 68.676 4.532 08,48 10.736 18,52 6.Hệ số quay
vòng vốn (%) 21,93 18,24 26,93 -0,037 - 0,087 -
(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Lộc Hà)
Chỉ tiêu hệ số quay vay vòng vốn
Hệ số quay vòng vốn phản ánh doanh số thu hồi nợ so với tổng dư nợ trong kỳ.
Hằng năm chi nhánh đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để làm mục tiêu phấn đấu. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng, hiệu quả tín dụng của chi nhánh.
Năm 2009 hệ số quay vòng vốn đạt 21,93%; năm 2010 đạt 18,24%; năm 2011 đạt 26,93% . So với chỉ tiêu chi nhánh đưa ra hằng năm là 25% thì Hệ số quay vòng vốn không cân đối giữa các năm. Nguyên nhân phụ thuộc chủ yếu vào các năm trước mức tăng trưởng dư nợ lớn hay nhỏ mặc dù doanh số thu nợ trong những năm qua có xu hướng tăng trừ năm 2010 có giảm hơn 2009 vì doanh số cho vay ít hơn và do thời
Trường Đại học Kinh tế Huế
tiết hạn hán kéo dài nên sản xuất của bà con nông dân cũng không mấy hiệu quả dẫn đến việc thu nợ cũng khó khăn hơn. Năm 2009 là 11.716 triệu đồng đến năm 2011 là 18.500 triệu đồng tăng 6.784 triệu đồng tương ứng tăng 57,90% so với 2009. Đây là một thành tích của ngân hàng, doanh số thu nợ tăng làm cho tốc độ quay vòng vốn nhanh, chứng tỏ được thu nhập của bà con tăng lên.Tuy vậy ta thấy hệ số quay vòng vốn không cao và chưa đều hằng năm. Bởi vậy, ngân hàng cần xem xét chất lượng và hiệu quả cho vay để nâng cao hơn nữa trong công tác thu hồi nợ.
Tình hình biến động về dư nợ cho vay hộ nghèo
Dư nợ hộ nghèo là một chỉ tiêu tổng hợp của hoạt động cho vay, nó có quan hệ với doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Ở NHCSXH huyện Lộc Hà có 8 chương trình cho vay, tất cả đều được ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội gồm: Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên.
Đến ngày 31/12/2011 tổng dư nợ ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội đạt 186.451 triệu đồng tăng 50.245 triệu đồng so với năm 2010 hay tương ứng tăng 36,88%.( năm 2010 đạt 136.206 triệu đồng) trong đó:
-Hội nông dân: 43.247 triệu đồng, chiếm 23,19%
-Hội phụ nữ: 106.996 triệu đồng, chiếm 57,38%
-Hội cựu chiến binh: 17.076 triệu đồng, chiếm 9,15%
-Đoàn thanh niên: 19.132 triệu đồng, chiếm 10,26%
Trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ trung hạn chiếm 99,4%, dư nợ ngắn hạn chiếm 0,2%. Đây là một tỷ lệ rất thực tế phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp của huyện nói riêng và của nông nghiệp nói chung.Vì điều kiện và chu kỳ sản xuất mà chủ yếu ở đây là trồng trọt chăn nuôi mặt khác thu nhập còn thấp do đó những hộ vay vốn ở đây chủ yếu là dư nợ trung hạn.
Với tổng dư nợ 186.451 triệu đồng năm 2011 thì riêng chương trình cho vay hộ nghèo đạt đến 68.676 triệu đồng tức chiếm 36,83% trong 8 chương trình cho vay của năm 2011. Điều này rõ ràng cho thấy hộ nghèo là chương trình cho vay chủ yếu nhất của NHCSXH để nhằm mục đích XĐGN cho quốc gia.
Nhìn vào bảng 6 ta thấy tổng dư nợ của các tổ chức có chiều hướng gia tăng lên
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trong các tổ chức nhận ủy thác thì HPN có tổng dư nợ lớn nhất,đây là hội có vai trò quan trọng trong công tác cho vay của ngân hàng đối với hộ nghèo.Thông thường nguồn vốn do chị em phụ nữ đứng ra vay thường được bảo vệ chắc chắn hơn, sử dụng đúng mục đích hơn,chính vì vậy ngày nay NHCSXH huyện cũng đang có chủ trương cho vay thông qua hội phụ nữ ngày càng nhiều hơn.
Bên cạnh đó hội nông dân cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng nhất là đối với cho vay hộ nghèo bởi vì ngoài vai trò vay vốn cho các thành viên trong hội thì còn cung cấp các kiến thức, tập huấn cho các đối tượng vay về kỹ thuật cây trồng vật nuôi, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho hộ cũng là cộng tác lớn trong công tác cho vay của ngân hàng.
Tóm lại trong dư nợ qua các tổ chức chính trị xã hội thì dư nợ thông qua HND và HPN là chiếm một tỷ lệ cao và tăng nhanh qua các năm. Năm 2010 dư nợ qua HND là 31.121 triệu đồng chiếm 22,84% so với dư nợ chung cả năm trong đó dư nợ hộ nghèo qua HND là 14.198 triệu đồng chiềm 45,62% còn riêng HPN so với cả năm là chiếm 58,05% trong đó dư nợ hộ nghèo qua HPN là 32.880 triệu đồng chiếm 41,58%
trong tổng dư nợ của hội. Qua đây cho thấy ủy thác cho vay hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao.
Tương tự năm 2011 các con số này cũng tăng lên đối với từng hội (ND& PN).
Điều này càng thể hiện sự lớn mạnh của các đoàn thể trong việc cho vay vốn hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Đối với hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên thì số hộ và tổng dư nợ là không đáng kể.
Việc cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội hiện nay là rất hợp lý vì thông qua các tổ chức này vốn được giải ngân nhanh chóng, nguồn vốn của ngân hàng sẽ được quản lý một cách chặt chẽ hơn và tiết kiệm được nhiều chi phí giao dịch khác.thực hiện với phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dâm kiểm tra” theo mô hình tổ TK &VV có sự tham gia quản lý của các tổ chức chính trị xã hội, bình xét, công khai, dân chủ, NHCSXH chuyển tiền về xã giải ngân trực tiếp đến người vay….đã tạo được kênh dẫn vốn ổn định,có hiệu quả giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi một cách thuận lợi đúng đối tượng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6: Tình hình ủy thác vốn vay hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội.
Tổ chức
chính trị Hội Nông Dân Hội Phụ Nữ Hội Cựu Chiến Binh Đoàn Thanh Niên
Năm
Số hộ còn dư nơ (hộ)
Tổng số dư nợ
(tr.đ)
Dư nợ hộ nghèo
(tr.đ)
Số hộ còn dư nợ
(hộ)
Tổng số dư nợ
(tr.đ)
Dư nợ hộ nghèo
(tr.đ)
Số hộ còn dư nợ
(hộ)
Tổng số dư nợ (tr.đ)
Dư nợ hộ nghèo (tr.đ)
Số hộ còn dư nợ
(hộ)
Tổng số dư nợ
(tr.đ)
Dư nợ hộ nghèo
(hộ)
2010 3542 31.121 14.198 8677 79.071 32.880 1007 12.477 5.420 1380 13.538 5.442
2011 3575 43.247 16.348 8250 106.996 39.091 1430 17.076 6.174 1760 19.132 7.063
(Nguồn: ngân hàng chính sách xã hội huyện Lộc Hà)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng 7 ta thấy dư nợ của ngân hàng có su hướng tăng đều qua các năm.
Năm 2010 là 57.940 triêu đồng, tăng 4.532 triêu đồng so với 2009 tương ứng tăng 08,48 % cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì tình hình dư nợ cũng tăng lên hằng năm. Đến năm 2011 thì tổng dư nợ tăng lên 68.676 triệu đồng tăng 10.736 triệu đồng tương ứng tăng 18,52% so với 2010. Đây là một con số tương đối lớn. Tổng dư nợ tăng lên hằng năm chứng tỏ quy mô tín dụng đến với hộ nghèo ngày càng tăng. Dư nợ càng phát triển thì càng có nhiều người nghèo được vay vốn để sản xuất, điều này càng chứng tỏ là ngân hàng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân,góp phần trong công cuộc XĐGN của huyện.
Nhìn vào số liệu từ bảng 7 ta thấy số hộ nghèo dư nợ ngân hàng liên tục giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2009 là 7791 hộ, đến năm 2010 là 6791 hộ, năm 2011 là 5682 hộ giảm 1109 hộ hay giảm 16,33% so với 2010. Sỡ dĩ hộ nghèo giảm trong 3 năm qua là do hiệu quả mà nguồn vốn mang lại giúp họ làm ăn có lãi, thoát nghèo, phát triển được kinh tế nên họ đã trả được số tiền vay của ngân hàng.
Xét về dư nợ bình quân trên 1 hộ nghèo thì qua 3 năm cũng có những biến đổi đáng chú ý. Năm 2009 là 6,85 triệu đồng, năm 2010 là 8,53 triệu đồng tăng 1,68 triệu đồng hay tăng 24,52% so với năm 2009. Sang năm 2011 là 12,08 triệu đồng tăng 3,55 triệu đồng hay tăng 41,61% so với năm 2010. Dư nợ bình quân trên 1 hộ nghèo có xu hướng tăng lên là do nhu cầu vay vốn của hộ tăng lên và khả năng đáp ứng của ngân hàng cũng tăng lên. Đây là một dấu hiệu cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn mạnh hơn nhất là trong thời kỳ hiện nay, Tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo cần được phát huy hơn nữa về lãi suất, vốn được vay nhất là giúp các người nghèo vay vốn cho các chương trình làm ăn có hiệu quả để giúp người nghèo tăng thu nhập, tăng số hộ thoát khỏi nghèo đói, cải thiện đời sống cho nông dân.
Nợ quá hạn là vấn đề mà bất kỳ một tổ chức tín dụng nào cũng không mong muốn nó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả cho vay của ngân hàng. Mọi tổ chức tín dụng luôn tìm các giải pháp để giảm bớt nợ quá hạn còn xóa bỏ là không thể. Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn biến động không đều qua ba năm, năm 2010 nợ quá hạn thấp nhất, còn năm 2009 nợ quá hạn cao nhất trong 3 năm, cụ thể năm 2010 là 295
Trường Đại học Kinh tế Huế
triệu đồng, tới năm 2011 là 839 triệu đồng tăng 544 triệu đồng hay tăng 184,40% so với 2010, năm 2009 cao với 985 triêu đồng. Sỡ dĩ năm 2009 nợ quá hạn cao như vậy là do điều kiện thời tiết khí hậu có nhiều bất lợi, hạn hán xẩy ra nhiều làm quá trình sản xuất của nông dân gặp nhiều khó khăn, mặt khác trong năm 2009 cuộc suy thoái kinh tế ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Việt Nam, giá cả nông sản giảm mạnh trong khi đó giá của nhiều mặt hàng như vật tư nông nghiệp lại tăng nên thu nhập của người dân giảm sút. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc trả nợ của các hộ nghèo. Cũng chính vì vậy kéo theo tỷ lệ nợ quá hạn cũng không đều qua các năm. Năm 2009 nợ quá hạn cao nên tỷ lệ nợ quá hạn là 1,84% cao nhất trong 3 năm, đến năm 2010 giảm còn 0,50%
nhưng đến năm 2011 lại tăng lên 1,22%. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng đòi hỏi ngân hàng phải có những chính sách hợp lý làm tốt công tác cho vay và vận động người dân trả nợ đúng hạn để giảm bớt nợ quá hạn giúp ngân hàng ổn định và phát triển bền vững hơn cũng như làm động lực cho các hộ nghèo chăm lo sản xuất, vay vốn sử dụng có hiệu quả hơn tránh những tổn thất không đáng mất cho NHCSXH và người nghèo.
Bảng 7: Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo NHCSXH Lộc Hà qua 3 năm 2009-2011
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
1.Tổng dư nợ Tr.đ 53.408 57.940 68.676 4.532 08,48 10.736 18,52 2.Số hộ còn dư nợ Hộ 7791 6791 5682 -1000 -12,83 -1109 -16,33 3.Dư nợ BQ 1 hộ Tr.đ 6,85 8,53 12,08 1,68 24,52 3,55 41,61 4.Dư nợ quá hạn Tr.đ 985 295 839 -690 -70,05 544 184,40
5.Tỷ lệ nợ quá hạn % 1,84 0,50 1,22 - - - -