PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY
I. THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY HỘ NGHÈO TẠI
I.2 Tình hình sử dụng vốn vay trên địa bàn huyện
2.3 Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả quan trọng trong công tác tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Lộc Hà trong những năm qua, qua quá trình phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo và sử dụng vốn vay của hộ tai chi nhánh huyện Lộc Hà cũng nảy sinh những bất cập cần tiếp tục được tháo gỡ, những bất cập đó là:
- Về bản thân NHCSXH huyện Lộc Hà
Thứ nhất: Vốn vay chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn toàn huyện nên việc cho vay còn dàn trải nên phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng.
Thứ hai:Nguồn vốn hoạt động chưa đa dạng. Nguồn vốn tích lũy trong nền kinh tế còn nhiều nhưng khả năng huy động vốn của ngân hàng còn hạn chế do chưa phong phú về hình thức huy động, lại bị cạnh tranh gay gắt của một số kênh huy động vốn ngoài ngân hàng như: Qũy tín dụng nhân dân, quỹ tiết kiệm bưu điện hay các ngân hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
thương mại huy động với lãi suất cao hơn. Do vậy khối lượng vốn của ngân hàng hiện nay còn nhỏ, chủ yếu phụ thuộc vốn trung ương nên không chủ động trong hoạt động cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Thứ ba: Về lãi suất cho vay hiện nay theo quy trình của chính phủ chỉ bằng khoảng 50- 60% lãi suất của các NHTM, gây ra tư tưởng trong chờ, ỷ lại của hộ vay. Mặt khác, ngân sách nhà nước phải cấp bù chênh lệch lãi suất tương đối lớn, gây khó khăn cho ngân sách và về phía NHCSXH cũng không chủ động được về tài chính.
Thứ tư: Đối tượng đầu tư của ngân hàng còn hạn hẹp và chưa đáp ứng nhu cầu cao trong phát triển nông nghiệp. Ngoài việc mở rộng sản xuất cho các hộ gia đình thì vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ từng, chuyển giao khoa học công nghệ hay vấn đề chuyển đổi giống mới chưa thật sự được chi nhánh quan tâm cùng phối hợp với các ngành hữu quan thực hiện.
Thứ năm:Hầu như giá trị món vay của hộ nghèo nhỏ, manh mún trong khi đó số lượng món vay lớn, địa bàn hoạt động lại rộng nên chi phí cho một món vay còn cao, mặt khác lãi suất thấp nên kết quả thu lại từ món cho vay không cao.
Thứ sáu: Các văn bản ủy thác giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội còn một số bất cập cần điều chỉnh cho phù hợp, việc phối hợp có lúc, có nơi chưa tốt, chưa chủ động trong công việc dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Thứ bảy: Về công tác tổ chức cán bộ cũng còn một số vấn đề cần chấn chỉnh như:
định biên cán bộ của Phòng giao dịch huyện Lộc Hà 9 người trong khi đó phải quản lý một số lượng khách hàng lớn nên công tác, giám sát chưa được thường xuyên.
Thứ tám: Bên cạnh những hạn chế trên thì thủ tục vay vốn và trả nợ còn nhiều phiều hà, phức tạp, máy móc, thiết bị kỹ thuật còn thiếu thốn và chưa đa dạng hạn chế chất lượng hiệu quả trong công tác cho vay vốn.
-Về cho vay ủy thác thông qua các tổ chức hội.
Thứ nhất: Tồn tại lớn nhất hiện lại là các tổ chức chính trị xã hội chưa bao quát toàn diện cả 6 nội dung công việc được ủy thác, mới chủ yếu quan tâm đến việc giải ngân mà thiếu quan tâm đến những nội dung công việc khác, cụ thể:
+ Nhìn chung, chưa làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng: có nơi chủ trương, chính sách tín dụng không đến được với cấp ủy, chính quyền
Trường Đại học Kinh tế Huế
và nhân dân. Chính vì vậy, nhiều hộ nghèo nhận thức chính sách tín dụng ưu đãi của chính phủ như một khoản cho không, không có ý thức trả nợ hoặc xem nguồn vốn này như là vốn của hội, đoàn thể cho vay.
+ Khâu kiểm trả, giám sát chưa được thường xuyên, chất lượng kiểm tra chưa được cao: yếu nhất là khâu kiểm tra, giám sát của tổ chức hội đối với người vay sau khi nhận tiền vay, giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, việc phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm….cho hộ nghèo còn hạn chê.
+ Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị xã hội với tổ TK&VV chưa độc lập với nhau nên hội chưa làm tốt vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các tổ TK&VV
Thứ hai: Sự phối hợp giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hội có nơi có lúc chưa được tốt như: việc cung cấp thông tin về kết quả thực hiện cũng như những tồn tại phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cho các tơ chức chính trị xã hội chưa được thường xuyên,đặc biệt là tình hình tồn động nợ, nợ bị cán bộ hội và tổ TK&VV xâm tiêu, chiếm dụng. Chưa thực hiện tốt chế độ giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hội cung cấp để giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai.
Thứ ba;Trình độ và khả năng quản lý của các tổ chức nhận ủy thác còn hạn chế, chưa có sự cộng tác thật sự nhiệt tình trong hoạt động của NHCSXH vì hầu như tổ chức nhận ủy thác không phải là công việc tạo thu nhập chính cho họ mà họ còn làm các việc chính khác như chăn nuôi, trồng trọt…. để tăng thu nhập, phục vụ nhu cầu cuộc sống nên thời gian của họ là rất hạn chế. Do đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cho vay, thu nợ của ngân hàng.
- Về tổ TK&VV
Thứ nhất: hiện nay việc cũng cố và sắp xếp tổ TK&VV được xem là công việc quan trọng và là việc làm thường xuyên, do đã nhận thức quen với cách làm cũ, đã ăn sâu bám rễ trong nhận thức của nhiều người nên việc cũng cố sắp xếp lại và chuyển đổi hoạt động của tổ theo phương thức mới là việc làm không dễ ngày một ngày hai
Trường Đại học Kinh tế Huế
Thứ hai: Việc xác định vị trí, chức năng, địa vị pháp lý của tổ tiết kiệm và vay vốn chưa đủ rõ để hoàn thiện mô hình của NHCSXH cần có những nghiên cứu sâu hơn về tổ TK&VV vì đây là khâu quan trọng nhất nhưng cũng là khâu còn yếu nhất trong quá trình cho vay ưu đãi ở cấp cơ sở.
-Về việc sử dụng vốn vay của hộ
Thứ nhất; Bên cạnh một số hộ vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại kết quả và hiệu quả cho hộ thì còn nhiều hộ sử dụng lãng phí,không hiệu quả nguồn vốn làm cho nhiều hộ nghèo còn thâm chi cao hơn,đã nghèo còn nghèo hơn.
Thứ hai: Việc vay vốn còn mang tính chất bột phát, không có phương án sản xuất còn là một hạn chế ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của hộ.
Thứ ba:; Năng lực sản xuất, trình độ quản lý đa số còn yếu, việc tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Điều này làm trở ngại lớn trong vấn đề cho vay của ngân hàng và nhất là hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ không cao, giảm thu nhập so với mong muốn.
Thứ tư: Tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu ý chí phấn đấu làm ăn khi cho rằng lãi suất ưu đãi, và công tác sử lí nợ rủi ro của ngân hàng ưu đãi hạn chế tính tự lập, tự vươn lên của hộ.
Thứ năm: một số hộ vay vốn thực hiện đúng mục đích xong trình độ hiểu biết còn thấp,mặt khác không biết sử dụng đúng cách như không đầu tư vào loại giống, phân tốt… nên kết quả mang lại chưa cao.
Thứ sáu: Các chương trình chuyển giao công nghệ, khuyến nông , khuyến lâm, khuyến ngư, tập huấn cho hộ nhất là hộ nghèo còn hạn chế và chưa thường xuyên cũng như số hộ tham gia tập huấn ít nên hạn chế việc sử dụng vốn vay của hộ.
Như vậy qua những phân tích, nhận xét và đánh giá trên, đã cho ta hiểu được phần nào về thực trạng cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nghèo tại NHCSXH huyện Lộc Hà giai đoạn 2009 -2011. Các kết luận rút ra là cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cho vay và sử dụng vốn vay tại NHCSXH huyện Lộc Hàtrong những năm tiếp theo.
Trường Đại học Kinh tế Huế