PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY
I. THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY HỘ NGHÈO TẠI
I.2 Tình hình sử dụng vốn vay trên địa bàn huyện
2.2 Quy mô vay vốn của hộ
Vốn là một nhân tố không thể thiếu để phục vụ sản xuất, thiếu vốn sản xuất sẽ trì trệ và chậm phát triển. Đối với các hộ nghèo luôn là thiếu vốn cho sản xuất. Là hộ nghèo nên việc đi vay từ các tổ chức tín dụng như ngân hàng thương mại, tư nhân rất khó khăn vì việc trả nợ không đảm bảo, chính vì vậy để hỗ trợ bà con vươn lên xóa nghèo, phát triển sản xuất, NHCSXH đã ra đời tạo điều kiện thuận lợi giúp người nghèo mạng dạn vay vốn đầu tư sản xuất, trang trải cho cuộc sống. Tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư và chu kỳ sản xuất kinh doanh mà mỗi hộ có nhu cầu vay vốn khác nhau. Quy mô vay vốn của hộ chủ yếu trên trên 7 triệu đồng, chỉ có 2 hộ dưới 7 triệu chiếm 3,3%
trong tổng số hộ vay vốn. Số hộ vay vốn từ 10-15 triệu cao chiếm 50% trong toàn hộ vay, đây là nguồn vốn phù hợp với hộ sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo hiện nay.
Tùy vào từng hộ, từng khu vực khác nhau mà cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn vay.
Xã Thạch Bằng và Thạch Châu đất đai rộng lớn chuyên sản xuất nông nghiệp là chính nên mức vốn vay vừa phải và nằm trong khoảng từ 10-15 triệu, Thạch Bằng chiếm 50%, Thạch Châu chiếm 55% , còn Thạch Kim là xã chuyên buôn bán, dịch vụ, ngành nghề nên nguồn vay 15 triệu trở lên chiếm tỷ lệ cao hơn so với 2 xã còn lại.
Nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo luôn cao và liên tục trong những năm qua ,cuộc sống khó khăn đòi hỏi phải có vốn hỗ trợ hoặc cho vay ưu đãi, hộ nghèo mới nhanh chống vươn lên thoát nghèo được. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau mà ảnh hưởng không ít đến việc cho vay và sử dụng vốn vay
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 11: Phân tổ các hộ vay vốn từ NHCSXH Lộc Hà theo quy mô vay vốn Phân tổ theo mức
vốn vay ( 1000 đ)
Tổng số Phân tổ theo các xã
Thạch Bằng Thạch Kim Thạch Châu
số hộ % số hộ % số hộ % số hộ %
< 7.000 2 3,33 2 10,00 0 0 0 0
7.000=t<10.000 17 28,33 6 30,00 5 25,00 6 30,00
10.000=t≤15.000 30 50,00 10 50,00 9 45,00 11 55,00
>15.000 11 18,33 2 10,00 6 30 3 15,00
Tổng 60 100,00 20 100,00 20 100,00 20 100,00 (Nguồn: số liệu điều tra thực tế hộ ) NHCSXH ra đời đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cho người nghèo, hỗ trợ giúp đỡ và cùng toàn huyện đóng góp tích cực trong việc cho vay vốn để trang trải, sản xuất, tăng thu nhập góp phần nhanh chống giảm bớt số hộ nghèo trong toàn huyện. Với những tác động tích cực như thế nhưng trong thực tế một số hộ đã vay và sử dụng nguồn vốn vô hiệu quả, không đúng mục đích và thậm chí còn làm thiệt hại, lãng phí vốn vay hơn, đã nghèo còn nghèo hơn tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những hộ sử dụng vốn vay thích hợp giúp cuộc sống lại khấm khá lên,nhanh chống thoát nghèo.
2.3 Mục đích sử dụng vốn vay của hộ
Khi đã có vốn nhưng việc sử dụng sao cho hiệu quả thì đối với hộ nghèo là khó khăn bởi vì hộ nghèo rất thiếu về nhiều thứ, cuộc sống luôn túng thiếu,có nhiều việc cần dùng đến nguồn vốn. Mặt khác do hạn chế nhất định về trình độ và những vấn đề khác mà hộ phải đối mặt trong cuộc sống do thiếu vốn. Do đó nguồn vốn vay về đươc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau tùy vào hoàn cảnh của mỗi hộ nên nguồn vốn vay về không phải chỉ để sử dụng mục đích như ghi trong kế ước.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tôi nhận thấy nguồn vốn vay không phải được đầu tư 100% vào mục đích duy nhất như ghi trong khế ước. Do vậy để tiện phân loại và đánh giá mục đích thực tế so với khế ước, chúng tôi quy ước các hộ sử dụng vốn từ 50%
trở lên như ghi trong khế ước thì coi như hộ sử dụng vốn đúng mục đích.
Thực tế cho thấy trong 60 hộ điều tra thì số hộ sử dụng vốn đúng mục đích còn thấp chỉ có 35 hộ sử dụng đúng mục đích, chiếm 58,33% , còn lại là 25 hộ sai mục
Trường Đại học Kinh tế Huế
đích chiếm 41,67%. Rõ ràng việc sử dụng vốn thường không chính xác như mục đích là điều dễ hiểu đối với các hộ nghèo, có rất nhiều lí do nhưng chủ yếu nhất nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống( ăn, mặc, ở, học hành...). Thu nhập thấp là một thực trạng của hộ nghèo.
Thạch Bằng là một xã nghèo, thuộc vùng khó khăn, người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và một số ít nuôi trồng thủy sản. Mục đích sử dụng vốn vay của họ tương đối đúng so với khế ước, có 4 hộ vay nuôi trồng thủy sản và ngành nghề, dịch vụ thực tế cả 4 hộ đếu đúng mục đích đạt 100% so với khế ước, còn có 16 hộ vay chăn nuôi trồng trọt thì thực tế chỉ 9 hộ đúng mục đích chiếm 56,25% còn chỉ có 7 hộ sử dụng sai mục đích so với khế ước, các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác như xây dựng nhà cửa, cho con ăn học, trả nợ, chi tiêu gia đình, chữa bệnh, mua phương tiện…...Tất cả cũng do thu nhập thấp không đủ trang trải cho cuộc sống, một số hộ nghèo họ vay một cách bột phát, biết được vay ưu đãi hộ nghèo là đi vay không có mục đích cụ thể rõ ràng, hay có phương án sản xuất kinh doanh khi đi vay. Mặt khác do hộ nghèo có trình độ dân trí thấp, tâm lí sợ rủi ro nên hộ không giám đầu tư với quy mô lớn hơn bình thường của họ. Do đó việc dẫn đến sai mục đích là điều bình thường.
Điều này là một thực tế trong vấn đề sử dụng vốn đối với hộ nghèo.
Thạch Châu là xã tương đối phát triển trong xã, có số hộ nghèo ít nhất huyện. Tuy nhiên số hộ sử dụng sai mục đích lại chiếm tỷ lệ cao nhất, có 10 hộ trong tổng số 20 hộ của xã sử dụng sai mục đích như trong khế ước,với 50% so với các hộ còn lại, nhiều lí do tương tự như xã thạch bằng nói riêng và các hộ nghèo nói chung.
Khác với Thạch Bằng, Thạch Châu là các xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp, Thạch Kim số hộ nghèo không nhiều như Thạch Bằng, đất chật, người đông, cư dân chủ yếu buôn bán, dịch vụ, ngành nghề, đánh bắt hải sản, và nhất là chủ yếu toàn xuất khẩu lao động do đó nguồn vốn vay về chủ yếu phục vụ cho ngành nghề, buôn bán, có 7 hộ vay ngành nghề, dịch vụ thì có 6 hộ đúng như mục đích, còn lại thực tế vay về chăn nuôi ít, mà chủ yếu sử dụng sai mục đích vào các vấn đề khác như tiêu dùng, mua sắm, xuất khẩu lao động, cho con ăn học….chiếm 40% trong tổng số hộ vay của xã.
Tóm lại hầu hết việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không đối với các hộ
Trường Đại học Kinh tế Huế
đúng mục đích vay lại càng khó hơn.Việc người nghèo vay sử dụng vào các mục đích khác ngoài so với khế ước, nguồn vốn sử dụng sai mục đích đó cũng là một phần để trang trải, ổn định đời sống cho hộ ,để hộ có thể tiếp tục sản suất kinh doanh và vươn lên thoát nghèo.Tâm lí chủ yếu của hộ là đến kỳ hạn trả sẽ trả cho ngân hàng còn mục đích sử dụng vào việc gì không thật sự quan trọng. do vậy đây cũng còn là vấn đề cần được chấn chỉnh và ý thức hơn đối với các hộ vay cũng như ngân hàng trong công tác kiểm tra, giám sát nguồn vốn cho vay.
Bảng 12: Tình hình sử dụng vốn vay thực tế so với khế ước
Chỉ tiêu
BQ chung Thạch Bằng Thạch Kim Thạch Châu Khế
ước
Thực tế
Khế ước
Thực tế
Khế ước
Thực tế
Khế ước
Thực tế
1.Chăn nuôi 27 14 9 6 8 4 10 4
2.Trồng trọt 19 8 7 3 4 1 8 4
3.NTTS 5 5 2 2 1 1 2 2
4.Ngành nghề, dịch
vụ, buôn bán 9 8 2 2 7 6 0 0
5.Khác 0 25 0 7 0 8 0 10