PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY
I. THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY HỘ NGHÈO TẠI
I.2 Tình hình sử dụng vốn vay trên địa bàn huyện
2.1 Tình hình cơ bản của hộ
2.1.1 Tình hình lao động và nhân khẩu của hộ vay vốn
Trong tất cả các nguồn lực cấu thành nên năng lực sản xuất kinh doanh của hộ thì nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất . Bất kỳ việc sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải có sự tham gia của người lao động.
Nhờ lao động mới cấu thành nên sản phẩm, con người là tất cả tạo nên giá trị sản phẩm. Đối với hộ nghèo thì chủ yếu thu nhập chính là từ sản xuất nông nghiệp vì phần lớn hộ nghèo đều sống ở khu vực nông thôn, vùng núi. Ngoài ra việc tạo ra công ăn việc làm trong thời gian nông nhàn để gia tăng thu nhập cũng là một vấn đề đối với người nghèo, chẳng hạn như họ có những giới hạn nhất định về tay nghề cũng như trình độ văn hóa.
Lộc Hà là một huyện nghèo, phần lớn làm nông nghiệp, có tới 76% là lao động trong nông nghiệp việc sử dụng hợp lí nguồn lực này là cơ sở để tạo ra thu nhập, nâng cao mưc sống, giảm nhanh số hộ đói nghèo, góp phần thúc đẩy bộ mặt nông thôn.
Số nhân khẩu hay số lao động trong một hộ đều ảnh hưởng đến đời sống của bất kỳ hộ gia đình nào cho dù chưa xét đến mức thu nhập.
Bảng dưới đây phản ánh phần nào về tình hình của các hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH huyện Lộc Hà
Trường Đại học Kinh tế Huế
Điều tra 60 hộ qua 3 xã đại diện cho huyện Lộc Hà ta thấy tình hình nhân khẩu/
hộ khá cao. Trung bình có 5,66 nhân khẩu/ hộ, cao nhất là xã Thạch Châu với 5,75 nhân khẩu/ hộ, thấp nhất là xã Thạch Bằng với 5,55 nhân khẩu/ hộ.Trong khi đó trình độ văn hóa không cao, tỷ lệ chủ hộ có trình độ văn hóa cấp1 chiếm 31,7 % , cấp 2 chiếm 45%, chỉ có 23,3% chủ hộ có trình độ cấp 3. Như vậy số nhân khẩu/ 1 hộ nghèo khá cao, mặt khác trình độ học vấn còn thấp là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống , ảnh hưởng đến thu nhập và công tác xóa đói giảm nghèo cho hộ.
Bởi vì số nhân khẩu trong một hộ cao trong khi đó thu nhập hộ nghèo lại thấp nên chất lượng cuộc sống sẽ được chia nhỏ ra cho nhiều người hơn làm cho chất lương cuộc sống/ 1 nhân khẩu kém hơn so với hộ có nhân khẩu ít hơn với mọi thứ là như nhau (thu nhập,số lao động chính,…).mặt khác kiến thức yếu thì người dân gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định các kế hoạch làm ăn, việc tiếp thu và tiếp cận các khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng sẽ khó khăn hơn các hộ khác.
Do đó đối với các hộ nghèo để đảm bảo chất lượng cuộc sống thì cần thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm số nhân khẩu trên một hộ hay tăng số lao động lên và nhất là cần nâng cao trình độ, kiến thức để góp phần cải thiện đời sống, XĐGN.
Lao động trong gia đình là lực lượng chủ chốt cho cuộc sống vật chất và tinh thần cho hộ, đây là lực lượng chính tạo ra thu nhập của hộ. Lực lượng này/ 1 hộ càng cao thì cuộc sống của hộ đỡ khó khăn hơn. Qua 3 xã điều tra ta thấy BQ chung lao động/
hộ thấp với 2,35 lao động/ hộ. Thấp nhất là Thạch Bằng với 2,05 lao động/ hộ.Với mức lao động / hộ thấp như vậy khó khăn và túng thiếu đối với hộ nghèo là điều hoàn toàn đúng. Trong lúc đó bình quân nhân khẩu / lao động của 60 hộ điều tra là 2,41 nhân khẩu/ 1lao động, tức là một lao động phải nuôi 2,41 người, nên đây còn là áp lực lớn trên mỗi lao động. Lao động trên khẩu càng nhiều thì số lượng người ăn theo ít và có cơ hội để tạo ra thu nhập cho hộ nhiều hơn, cải thiện đời sống và nhanh XĐGN cũng như phải tạo thêm việc làm thu nhập để giảm số người ăn theo trên 1 lao động nhất là các hộ nghèo như hiện nay.
Trình độ văn hóa đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, việc phát triển kinh tế, văn hóa của quốc gia, mỗi khu vực và mỗi địa phương.
Do vậy việc nâng cao số lượng và chất lượng lao động trong tương lai cần được quan
Trường Đại học Kinh tế Huế
tâm, tiến hành thường xuyên, liên tục vì vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốn đi vay cũng như nâng cao thu nhập, góp phần ổn định đời sống cho hộ nghèo.
Bảng 9: Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ vay vốn
CHỈ TIÊU Đvt BQ
Chung
Thạch Bằng
Thạch Kim
Thạch Châu
1.Số hộ điều tra Hộ - 20 20 20
2.BQ nhân khẩu/ hộ Nhân khẩu 5,66 5,55 5,70 5,75
3.BQ lao động/ hộ Lao động 2,35 2,05 2,45 2,55
4.BQ nhân khẩu/ Lao động Lần 2,41 2,70 2,32 2,25
5.Trình độ văn hóa của chủ hộ - 100 100 100 100
cấp 1 % 31,7 35 30 30
cấp 2 % 45 40 45 50
cấp 3 % 23,3 25 25 20
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế ) 2.1.2 Tình hình đất đai của hộ vay vốn
Người nghèo chủ yếu sống ở nông thôn do đó sản xuất nông nghiệp là chính yếu.
Bởi vậy đất đai là yếu tố không thể thiếu cho hoạt động sản xuất, tạo thu nhập cho hộ.
Đất nhiều thì giá trị mang lại nhiều mặt như tạo thêm công ăn việc làm, như mua bán chi tiêu trong cuộc sống…đối với vùng nông thôn nhất là hộ nghèo thì đất đai lại càng hết sức quan trọng. Đất vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động, là phương tiện làm giàu của hộ.
Nhìn chung bình quân chung đất nông nghiệp / hộ của toàn huyện khá lớn, nhưng việc sử dụng có hiệu quả không đó mới thật sự quan trọng.
Trong 3 xã thì Thạch Kim là xã vùng ven biển, không có đất sản xuất nông nghiệp mà chỉ có vài hộ tận dụng đất vườn để chăn nuôi tuy nhiên rất ít. Thạch Bằng, Thạch Châu là hai xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp do đó đất được giao cấp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tương đối cao, diện tích đất nông nghiệp bình quân chung/
hộ là 1190m2, cao nhất là Thạch Châu với 2062 m2/ hộ sau đó tới Thạch Bằng với 1509 m2/ hộ. Đất ở huyện Lộc Hà chủ yếu là trồng lạc, lúa do điều kiện ở đây rất thuận
Trường Đại học Kinh tế Huế
Riêng đất ao hồ,nuôi trồng thủy sản rất ít bình quân chung/ hộ chỉ chiếm 289m2 trong đó Thạch Bằng có diện tích / hộ cao nhất nhưng cũng không đáng kể là 569m2.
Đất vườn và đất ở của hộ nghèo ở 3 xã tương đối thấp, bình quân chung là 215,08m2/ hộ, Thạch Kim ít nhất là 147,75m2/ hộ, Thạch Kim đất chật người đông, chủ yếu buôn bán dịch vụ, đánh bắt hải sản và xuất khẩu lao động, không phải là địa bàn sản xuất nông nghiệp nên đất đai rất chật hẹp. Trong khi đó các xã có đất đai rộng lớn như Thạch Châu là 292,5m2/ hộ lại không biết khai thác và tận dụng triệt để nguồn đất đai sẵn có của mình. Đây chính là điều các hộ nghèo cần phải xem xét để tìm kiếm, đầu tư sản xuất tạo thu nhập thêm cho hộ.
Tóm lại đất đai của các hộ nghèo vay vốn ở đây không nhiều, xong vấn đề sử dụng đất của các hộ ở đây chưa triệt để, chưa tận dụng hết và phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, trong khi cuộc sống còn nghèo, thu nhập còn thấp, lại được sự hỗ trợ về nhiều mặt của chính quyền địa phương, của chính phủ, nguồn vốn có thể được vay lãi suất ưu đãi từ NHCSXH nên phải nhận thức, học hỏi kiến thức , áp dụng khoa học kỹ thuật và tự tìm kiếm, tạo ra giá trị,tăng thu nhập, có chí vươn lên thoát nghèo. Chính quyền địa phương cũng cần quan tâm và hỗ trợ hơn nữa để tạo điều kiện cho người dân cải tạo đất đai, sử dụng hơp lý và hiệu quả góp phần ổn định đời sống, xây dựng quê hương phát triển, giàu đẹp.
Dân số ngày càng cao, xã hội ngày càng phát triển, tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, đô thị hóa ngày càng rộng lớn, tình trạng thiếu đất và bị thu hẹp đất nông nghiệp ngày càng nhiều tuy cũng góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng đất nước, xong cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với nông thôn và nông dân nhất là các hộ nghèo dễ bị tổn thương. Điều này đòi hỏi chính phủ, các cấp chính quyền địa phương phải hết sức chú ý, quy hoạch hợp lí đất đai, tránh tình trạng gây lãng phí, ảnh hưởng đến đời sống của bà con nông thôn và việc phát triển đất nước.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 10: Tình hình đất đai của hộ vay vốn
Đvt: m2
Chỉ tiêu BQ chung Thạch
Bằng
Thạch Kim
Thạch Châu
Tổng số 1743,24 2283,0 195,25 2752,5
1.Đất vườn và đất ở 215,08 205 147,75 292,5
2.Đất sản xuất nông nghiệp 1190 1509 0 2062
3.Đất NTTS 289 569 10 288
4.Đất khác 49,16 0 37,5 110